Công dụng bất ngờ từ lá dong qua chia sẽ thầy thuốc đông y

Chủ nhật, 28/01/2024 | 10:08

Lá dong thường được nhân dân sử dụng để gói bánh chưng và bánh tét. Ngoài ra với vị ngọt, nhạt, tính hàn, tác dụng lương huyết, thanh nhiệt và giải độc, lá dong còn được sử dụng làm các bài thuốc đông y hiệu quả.

la-dong (1)

Theo dân gian, lá dong là cây thuốc Y Học Cổ Truyền có tác dụng lợi niệu, chỉ huyết, giải độc, lương huyết, làm se và thanh nhiệt. Do đó thảo dược này thường được dùng để giải ngộ độc rượu, trị lở loét miệng, men gan cao, suy nhược và cầm máu vết thương. Ngoài ra rễ của cây còn có tác dụng chữa lỵ, tiểu tiện đỏ, đau, sưng gan.

Dong được xem là loại cây sạch, ít sâu bệnh quấy phá. Khu vực trồng cây dong cũng ít có hoang mọc do đặc tính mọc thành cụm của dong.

Lá dong có thể thu hái quanh năm, tùy nhiên, từ tháng 8 trở đi, thường ít thu hoạch lá mà chăm sóc cây để thu hái vào dịp tết. Xu hướng mới, khách hàng ưa chuộng lá dong rừng trong khi gói bánh.

Thành phần hóa học

Thành phần hóa học được tách chiết chứa nhiều hoạt chất có tính oxy hóa. Cõ lẽ vì vậy mà món ăn được gói trong lá cây dong thường bảo quản được thời gian dài. Ngoài ra, các nhà khoa học bước đầu tìm cách tách chiết hoạt chất tiếp theo.

Tác dụng của Lá dong

Lá cây dong có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, làm mát máu và cầm máu. Hỗ trợ điều trị cảm mạo do lạnh và giai đoạn sốt.

Liều dùng từ lá khô để uống: dạng thuốc sắc, liều khuyên dùng từ 6 đến 15 g.

Lá cây dong được dùng chủ yếu để gói các loại bánh từ gạo, đặc biệt là bánh chưng. Khi luộc bánh chưng được gói lá cây dong sẽ dậy lên một mùi thơm đặc trưng và dễ chịu.

Bào chế dấm từ lá non: Lá non, xanh nhạt, rửa sạch, để ráo nước, nhúng vào rượu. Phương pháp khác dùng lá non ngâm trong nước đường nấu (ba phần nước, một phần đường) để nguội.

Một số bài thuốc từ Lá dong

Lá dong là Dược Liệu Đông Y có công dụng giải rượu, bia hiệu quả

Chữa rắn cắn: Nếu trong trường hợp không liên lạc và huy động được cấp cứu và không thể xác định loại rắn. Lá già, lá càng xanh đậm, nhai nát, lấy bã và nước đắp lên nơi bị rắn cắn.

Khi say rượu hoặc uống rượu quá nhiều tạo cảm giác khó chịu: Dùng từ 100 đến 200 g lá xanh đậm, rửa sạch, giã nát, vát lấy nước, cho uống trực tiếp có thể giải rượu. Hoặc dùng lá xanh phơi khô, sắc uống cũng có tác dụng tương tự.

Chữa ngộ độc: Dùng lá non hoặc đọt non khoảng 50g, rửa sạch, giã nát, thêm nước vừa đủ, lọc lấy nước uống. Ngày uống từ 2 đến 3 lần.

Chữa vết thương đang chảy máu: trong trường hợp không có dụng cụ sơ cứu, chảy máu lượng vừa phải. Lá cây dong già 100g, rửa sạch, giã nhỏ, dùng bã ép chặt lên vết thương. Nếu vết thương chảy máu sẽ cầm lại ngay do tiểu cầu được kích hoạt. Nhựa từ lá cây dong kết hợp với bạch cầu tạo thành một túi cầm máu hiệu quả.

Chữa rối loạn tiêu hóa, đi ngoài nhiều lần trong ngày: Lá cây dong đốt tồn tính, mỗi lần uống 20g với nước sôi để nguội. Ngày uống từ 2 đến 3 lần.

skype_picture_2023_07_08t03_45_36_534z-105414 (2)

Tổng quát

Lá dong có nhiều tác dụng y khoa độc đáo, ngoài cách thường thức là làm lá gói các loại bánh. Lá tươi còn hỗ trợ điều trị say rượu, chữa ngộ độc, rối loạn tiêu hóa chữa vết thương chảy máu. Tuy nhiên, chuyên gia tư vấn đông y – Cao Đẳng Dược Tphcm lưu ý phương pháp điều trị bằng lá cây dong nên được xem là phương pháp điều trị khi trong trường hợp bất khả kháng và không có sự hỗ trợ y khoa. Vì vậy nên tham khảo ý kiến thầy thuốc trước khi sử dụng lá như một vị thuốc.

Những sai lầm khi chăm sóc khiến bé viêm phế quản mãi không khỏi

Những sai lầm khi chăm sóc khiến bé viêm phế quản mãi không khỏi

Viêm phế quản phổi là bệnh hô hấp phổ biến ở trẻ từ 6 tháng đến 5 tuổi, dễ tái phát vào mùa chuyển mùa. Nếu không điều trị đúng cách, bệnh có thể gây biến chứng nghiêm trọng như xẹp phổi, viêm phổi, suy hô hấp.
Tổng quan về bệnh sởi và những ảnh hưởng đến sức khỏe

Tổng quan về bệnh sởi và những ảnh hưởng đến sức khỏe

Bệnh sởi là bệnh truyền nhiễm do virus, dễ lây lan và thường gặp ở trẻ em. Mặc dù hầu hết trẻ đều hồi phục, nhưng trẻ có sức đề kháng yếu có thể gặp biến chứng nguy hiểm.
Tìm hiểu viêm đại tràng giả mạc và các phương pháp chẩn đoán chữa trị

Tìm hiểu viêm đại tràng giả mạc và các phương pháp chẩn đoán chữa trị

Viêm đại tràng giả mạc là bệnh lý nguy hiểm, có thể gây biến chứng nếu không điều trị kịp thời. Bệnh thường do sử dụng kháng sinh và liên quan đến hệ miễn dịch suy giảm cùng một số yếu tố khác.
Các bệnh thường gặp vào mùa đông - xuân và cách phòng ngừa

Các bệnh thường gặp vào mùa đông - xuân và cách phòng ngừa

Mùa đông - xuân với thời tiết lạnh, độ ẩm cao tạo điều kiện cho virus, vi khuẩn phát triển mạnh, cùng sự thay đổi nhiệt độ đột ngột làm suy giảm hệ miễn dịch, khiến cơ thể dễ bị bệnh.
Đăng ký trực tuyến