Nguyên nhân gây suy giáp và các phương pháp điều trị phù hợp

Thứ ba, 08/04/2025 | 08:24

Suy giáp là một bệnh lý liên quan đến rối loạn chức năng tuyến giáp, có thể xảy ra ở mọi độ tuổi. Bệnh có thể dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng nếu không được điều trị kịp thời.

Nguyên nhân gây suy giáp và các phương pháp điều trị phù hợp

Bài viết này chuyên gia từ Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về nguyên nhân gây suy giáp cũng như phương pháp điều trị hiệu quả.

Triệu chứng của bệnh suy giáp

Suy giáp, còn gọi là nhược giáp, là tình trạng tuyến giáp không sản xuất đủ lượng hormone cần thiết, gồm hai hormone chính là triiodothyronine (T3) và thyroxine (T4), để điều chỉnh hoạt động trao đổi chất trong cơ thể.

Ở giai đoạn đầu, triệu chứng suy giáp thường không rõ ràng và dễ bị nhầm lẫn với các dấu hiệu của tuổi tác, do đó nhiều bệnh nhân thường bỏ qua. Một số triệu chứng phổ biến bao gồm:

  • Chán ăn
  • Da khô, tái xanh
  • Nhạy cảm với lạnh
  • Suy giảm trí nhớ, trầm cảm
  • Giọng nói khàn
  • Táo bón
  • Thay đổi nhịp tim
  • Đau khớp hoặc cơ
  • Rối loạn kinh nguyệt
  • Giảm ham muốn tình dục

Khi bệnh chuyển biến nặng, người bệnh có thể xuất hiện các triệu chứng như lưỡi phình to, phù mặt, phù tay chân, da sạm màu và khô.

Nguyên nhân gây suy giáp

Suy giáp có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó các nguyên nhân phổ biến nhất bao gồm:

  • Bệnh viêm tuyến giáp tự miễn Hashimoto: Trong bệnh lý này, hệ miễn dịch của cơ thể tạo ra các kháng thể tấn công và làm tổn thương mô tuyến giáp, dẫn đến viêm và giảm khả năng sản xuất hormone tuyến giáp.
  • Phẫu thuật tuyến giáp: Khi một phần hoặc toàn bộ tuyến giáp bị cắt bỏ do phẫu thuật, khả năng sản xuất hormone của tuyến giáp sẽ bị suy giảm hoặc ngừng hẳn.
  • Xạ trị: Xạ trị, đặc biệt là khi điều trị ung thư vùng đầu cổ, có thể làm giảm chức năng của tuyến giáp và dẫn đến suy giáp.
  • Viêm tuyến giáp: Viêm tuyến giáp có thể làm tổn thương các tế bào tuyến giáp, khiến khả năng sản xuất hormone bị suy giảm. Đầu tiên, viêm giáp có thể làm tuyến giáp giải phóng hormone đột ngột, gây ngộ độc giáp. Sau đó, tuyến giáp hoạt động yếu dần và có thể dẫn đến suy giáp vĩnh viễn.
  • Thuốc: Một số loại thuốc, chẳng hạn như lithium (dùng điều trị rối loạn tâm thần), có thể làm tăng nguy cơ suy giáp.

Ngoài các nguyên nhân phổ biến trên, suy giáp cũng có thể do:

  • Suy giáp bẩm sinh: Một số trẻ sinh ra đã mắc bệnh này, nhưng không có triệu chứng rõ ràng ngay từ đầu.
  • Rối loạn tuyến yên: Những khối u tuyến yên cũng có thể gây ra suy giáp, mặc dù trường hợp này hiếm gặp.
  • Thai kỳ: Phụ nữ mang thai có thể gặp suy giáp, gây nguy hiểm cho sức khỏe của mẹ và sự phát triển của thai nhi.
  • Thiếu i-ốt: Chế độ ăn thiếu i-ốt có thể dẫn đến suy giáp.

Suy giáp có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau, từ bệnh tự miễn, viêm tuyến giáp, đến các yếu tố như phẫu thuật, xạ trị, hoặc thiếu i-ốt. Hiểu rõ nguyên nhân gây bệnh giúp việc chẩn đoán và điều trị trở nên hiệu quả hơn, từ đó kiểm soát tình trạng bệnh một cách tốt nhất.

Suy giáp có thể chữa khỏi không?

Suy giáp có thể được kiểm soát hiệu quả nếu phát hiện sớm và điều trị đúng cách. Tuy nhiên, nếu không được điều trị kịp thời, bệnh có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng như:

  • Bướu cổ: Khiến bệnh nhân khó nuốt, khó thở.
  • Vấn đề tim mạch: Tăng nguy cơ các bệnh lý tim mạch.
  • Tổn thương thần kinh ngoại biên: Dẫn đến các triệu chứng như đau, ngứa ran và tê ở tay chân.
  • Ảnh hưởng đến khả năng sinh sản: Làm giảm khả năng mang thai.
  • Dị tật bẩm sinh: Phụ nữ mang thai bị suy giáp không điều trị có thể sinh ra trẻ mắc dị tật bẩm sinh hoặc suy giáp bẩm sinh.
  • Hôn mê phù niêm: Biến chứng nghiêm trọng ở những bệnh nhân suy giáp lâu ngày chưa điều trị, có thể gây tử vong nếu không điều trị khẩn cấp.

Suy giáp có thể được kiểm soát và điều trị hiệu quả nếu phát hiện sớm và tuân thủ đúng phác đồ điều trị, mặc dù hiện tại bệnh không thể chữa khỏi hoàn toàn. Việc điều trị kịp thời sẽ giúp người bệnh duy trì sức khỏe ổn định và tránh được các biến chứng nguy hiểm.

Xem thêm: U xơ tử cung lành tính có cần điều trị hay không?

Tuyen-sinh-nganh-ky-thuat
Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn tuyển sinh năm 2025

Chẩn đoán và điều trị suy giáp

Chẩn đoán và điều trị kịp thời là yếu tố quan trọng giúp kiểm soát bệnh hiệu quả. Để xác định bệnh, bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra các triệu chứng lâm sàng và có thể yêu cầu thực hiện một số xét nghiệm, bao gồm:

  • Xét nghiệm chức năng tuyến giáp (đo mức TSH, T3, T4).
  • Xét nghiệm máu để kiểm tra các chỉ số hồng cầu, mỡ máu và điện giải.
  • Siêu âm tuyến giáp và tim.
  • Chụp X-quang lồng ngực và điện tâm đồ.
  • Các xét nghiệm hình ảnh khác nếu cần.

Nếu nguyên nhân suy giáp do thuốc hoặc viêm tuyến giáp, bệnh nhân có thể hồi phục sau một thời gian điều trị. Tuy nhiên, phần lớn bệnh nhân sẽ cần điều trị thay thế bằng hormone tuyến giáp suốt đời. Việc dùng thuốc cần được theo dõi chặt chẽ qua các xét nghiệm máu định kỳ để điều chỉnh liều lượng phù hợp, tránh các biến chứng như căng thẳng hoặc loãng xương.

Bác sĩ giảng viên Cao đẳng Y đa khoa lưu ý suy giáp là một bệnh lý có thể kiểm soát được nếu phát hiện sớm và điều trị đúng cách. Vì vậy, việc phát hiện sớm và tuân thủ phác đồ điều trị là rất quan trọng để tránh các biến chứng nguy hiểm.

Tổng quan về nguyên nhân và triệu chứng rối loạn gan

Tổng quan về nguyên nhân và triệu chứng rối loạn gan

Rối loạn chức năng gan là tình trạng gan suy giảm hoạt động, ảnh hưởng đến quá trình chuyển hóa và thải độc. Phát hiện sớm và điều trị kịp thời giúp bảo vệ gan và phòng ngừa biến chứng nguy hiểm.
Cảnh báo dấu hiệu nhiễm HPV ở nữ giới và cách chẩn đoán chính xác

Cảnh báo dấu hiệu nhiễm HPV ở nữ giới và cách chẩn đoán chính xác

Virus HPV là tác nhân chính gây nhiều bệnh lý nguy hiểm, đặc biệt là ung thư cổ tử cung. Vì vậy, việc nhận biết sớm dấu hiệu và chẩn đoán đúng là điều cần thiết để phòng ngừa và điều trị hiệu quả.
Nhận diện các bệnh lý tiêu hóa thường gặp và cách phòng tránh hiệu quả

Nhận diện các bệnh lý tiêu hóa thường gặp và cách phòng tránh hiệu quả

Hệ tiêu hóa có vai trò quan trọng trong việc xử lý thức ăn, hấp thụ dưỡng chất và loại bỏ độc tố khỏi cơ thể. Khi gặp vấn đề mà không được phát hiện và điều trị kịp thời, người bệnh có thể đối mặt với những biến chứng nghiêm trọng.
Các phương pháp chẩn đoán hội chứng rối loạn sinh tủy (MDS)

Các phương pháp chẩn đoán hội chứng rối loạn sinh tủy (MDS)

Hội chứng rối loạn sinh tủy (MDS) là nhóm bệnh huyết học mạn tính, khi tủy xương tạo ra các tế bào máu không đầy đủ hoặc bất thường, dẫn đến thiếu máu, dễ nhiễm trùng, chảy máu và có nguy cơ tiến triển thành bạch cầu cấp dòng tủy (AML)
Đăng ký trực tuyến