Tìm hiểu công dụng chữa bệnh của thuốc Amoxicillin Mekophar

Thứ bảy, 05/08/2023 | 11:04

Amoxicillin Mekophar có công dụng gì? hiệu quả điều trị như thế nào? Cần nên lưu ý những điều gì trong quá trình dùng thuốc? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết.

amoxicillin_250mg_h100v_meko_ma25h (1)

Thành phần hoạt chất: Amoxicillin.

Thuốc có thành phần tương tự: Amoxicillin Domesco, Amoxicillin Brawn, Amoxicillin Bidiphar,…

Kháng sinh Amoxicillin Mekophar là thuốc gì?

Kháng sinh Amoxicillin được sản xuất bởi Công ty cổ phần Hóa – Dược phẩm Mekophar. Thuốc được bào chế dạng viên nang cứng với thành phần hoạt chất là Amoxicillin. Thuốc có công dụng điều trị các loại nhiễm khuẩn như nhiễm khuẩn đường hô hấp, đường mật, tiêu hóa, tiết niệu – sinh dục hoặc các bệnh ngoài da.

Amoxicillin Mekophar đóng gói theo quy cách hộp 10 vỉ  x10 viên, chai 100 viên hoặc chai 500 viên. Amoxicillin Mekophar có các hàm lượng 250 mg, 500 mg.

Amoxicillin 500mg mekophar

Kháng sinh Amoxicillin 500 mg Mekophar hộp 10 vỉ x 10 viên

Thành phần và công dụng của thành phần

Thành phần

Amoxocillin hàm lượng 250 mg, 500 mg.

Công dụng của từng thành phần

Amoxicilin

Là một kháng sinh nhóm Penicillin có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn bằng cách không cho vi khuẩn tạo ra thành tế bào của nó. Amoxicillin dùng để trị các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn gây ra như: viêm phổi, viêm phế quản, viêm tai, mũi họng, nhiễm trùng đường tiết niệu,…1

Công dụng của kháng sinh Amoxicillin Mekophar

Amoxicillin Mekophar được chỉ định điều trị nhiễm khuẩn do các vi khuẩn còn nhạy cảm như:2

Nhiễm khuẩn đường hô hấp, tiêu hoá, đường mật, tiết niệu – sinh dục.Bệnh ngoài da.

Giá của sản phẩm

Hiện giá bán trên thị trường của kháng sinh Amoxicillin Mekophar khoảng:

Amoxicillin 500 mg: 85.000 vnđ/ hộp 10 vỉ x 10 viên.

Amoxicillin 250 mg:  60.000 vnđ/ hộp 30 gói.

Tuy nhiên giá bán này có thể thay đổi tùy theo chính sách bán hàng của từng cửa hàng.

Cách dùng và liều dùng của kháng sinh Amoxicillin Mekophar

Cách dùng

Do hấp thu Amoxicillin không bị ảnh hưởng bởi thức ăn, nên có thể sử dụng thuốc trước hay sau ăn đều được. Viên nén Amoxicillin được dùng đường uống.

Liều dùng

Liều dùng thuốc tùy thuộc vào từng cá thể, tình trạng bệnh và tình trạng sức khỏe của mỗi người. Hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi dùng để được chỉ định liều phù hợp nhất.

Liều dùng tham khảo của kháng sinh Amoxicillin MKP như sau:2

Người lớn: Uống 500 – 1000 mg/lần x 2 – 3 lần/ngày.

Trẻ em: Uống 25 – 50 mg/kg/ngày x 2 – 3 lần

Tác dụng phụ của kháng sinh Amoxicillin Mekophar

Các tác dụng phụ có thể xảy ra khi sử dụng kháng sinh Amoxicillin bao gồm:2

Thường gặp nhất sẽ là ngoại ban. Ngoại ban là phản ứng do thuốc, bao gồm phát ban dạng sởi hoặc dát sừng. Ban có thể là những nốt đỏ có kích thước nhỏ như đầu đinh ghim (giống sởi) đến dạng tổn thương > 4 mm hình bầu dục hoặc tròn, không có mụn nước hoặc mụn mủ.3 Buồn nôn, nôn, tiêu chảy là những phản ứng chiếm tỷ lệ cao ở trẻ em và người cao tuổi hơn là ở người lớn. Hội chứng Stevens – Johnson cũng có thể gặp nhưng hiếm khi xảy ra.

Ngoại ban là tác dụng phụ thường gặp khi sử dụng kháng sinh Amoxicillin

Ngoại ban là tác dụng phụ thường gặp khi sử dụng kháng sinh Amoxicillin

Trong quá trình sử dụng thuốc nếu gặp phải bất cứ tác dụng phụ nào. Hãy báo ngay cho nhân viên y tế để được xử trí kịp thời,

Trường hợp không nên dùng kháng sinh Amoxicillin Mekophar

Những người có tiền sử mẫn cảm, dị ứng với Amoxicillin, Cephalosporin, kháng sinh nhóm Pencilin và các tá dược có trong thuốc đều không nên sử dụng kháng sinh Amoxicillin. Bệnh nhân bị tăng bạch cầu đơn nhân nhiễm khuẩn cũng không nên sử dụng Amoxicillin Mekophar.2

Đối tượng cần lưu ý đặc biệt khi sử dụng

Phụ nữ có thai và cho con bú2

Chưa có bằng chứng về tác hại của Amoxicillin trên phụ nữ mang thai. Tuy nhiên, chỉ sử dụng Amoxicillin khi thật cần thiết. Hãy tham khảo ý kiến của bác sỹ nếu có nhu cầu sử dụng để đảm bảo an toàn.

Cả Amoxicillin tiết qua sữa mẹ một lượng nhỏ. Nên thận trọng khi sử dụng thuốc ở phụ nữ cho con bú. Nếu trong quá trình nuôi con bằng sữa mẹ cần dùng kháng sinh, nên tham khảo ý kiến bác sĩ để đảm bảo an toàn cho mẹ và bé.

Chỉ sử dụng Amoxicillin khi thực sự cần thiết ở phụ nữ có thai

Chỉ sử dụng Amoxicillin khi thực sự cần thiết ở phụ nữ có thai

Người lái xe và vận hành máy móc

Không có nghiên cứu về ảnh hưởng của thuốc lên khả năng lái tàu xe và vận hành máy móc. Tuy nhiên, các tác dụng phụ có thể xảy ra như dị ứng, chóng mặt, co giật có thể ảnh hưởng đến khả năng lái tàu xe và vận hành máy móc.

Thận trọng khi sử dụng thuốc

Khi điều trị lâu dài với Amoxicillin phải thường xuyên theo dõi chức năng gan, thận.

Khi dùng thuốc trên bệnh nhân suy thận cần chỉnh liều.

Cần uống nhiều nước trong quá trình dùng thuốc để tránh tình trạng thuốc kết tinh.

Khi có biểu hiện dị ứng phải ngưng điều trị với amoxicillin và áp dụng các trị liệu thay thế thích hợp.

Tương tác của kháng sinh Amoxicillin Mekophar với các thuốc khác

Các tương tác thuốc có thể gặp khi sử dụng kháng sinh Amoxicillin Mekophar:

Theo Trường Cao Đẳng Dược Sài Gòn khi sử dụng chung với các kháng sinh kiềm khuẩn như: Chloramphenicol, Erythromycin, các Sulfonamide hay Tetracycline tác dụng của Amoxicillin có thể bị ảnh hưởng. Probenecid kéo dài thời gian thải của amoxicillin. Nồng độ thuốc có thể tăng khi sử dụng chung với Nifedipine do thuốc bị tăng hấp thu. Allopurinol làm tăng khả năng phát ban của amoxiicillin.

Cách xử lý khi dùng quá liều

Khi lỡ dùng quá liều quy định của thuốc, theo dõi các triệu chứng sau đó và báo ngay cho bác sĩ để có hướng giải quyết kịp thời. Không có thuốc giải độc đặc hiệu, có thể loại bỏ amoxicillin bằng thẩm phân máu. Điều trị triệu chứng, đặc biệt chú ý đến cân bằng nước – điện giải.2

IMG_2973

Cách xử lý khi quên một liều thuốc

Nếu quên một liều thuốc, trường hợp liều quên cách xa liều kế tiếp thì uống ngay khi nhớ ra. Nếu liều quên gần với liều kế tiếp thì nên bỏ qua, tuyệt đối không uống gắp đôi liều.

Lưu ý khi sử dụng kháng sinh Amoxicillin Mekophar

Đọc kỹ hướng dẫn trước khi sử dụng.

Theo dược sĩ Cao Đẳng Dược nên tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc các chuyên gia y tế nếu xảy ra bất cứ vấn đề gì trong quá trình sử dụng thuốc.

Cách bảo quản thuốc

Bảo quản nơi khô mát, tránh ánh sáng, nhiệt độ dưới 30°C.

Nguồn: Tin Y Tế

Những nguy cơ khi lạm dụng thuốc chống buồn ngủ

Những nguy cơ khi lạm dụng thuốc chống buồn ngủ

Thuốc chống buồn ngủ hiện đang trở nên phổ biến, dễ dàng mua mà không cần đơn thuốc. Việc lạm dụng loại thuốc chống buồn ngủ có ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe
Triệu chứng phổ biến của bệnh zona thần kinh

Triệu chứng phổ biến của bệnh zona thần kinh

Bệnh zona có thể có nguy cơ gặp biến chứng cao ở những người cao tuổi và những người có sức khỏe yếu. Triệu chứng chính của zona là sự xuất hiện của các mảng ban đỏ và mụn nước trên một số vùng cơ thể.
Những điều bạn cần biết về bệnh cảm cúm giao mùa

Những điều bạn cần biết về bệnh cảm cúm giao mùa

Thời tiết chuyển giao giữa các mùa khiến chúng ta rất dễ mắc các bệnh về đường hô hấp, trong đó có cảm cúm giao mùa. Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh có thể tiến triển nghiêm trọng và ảnh hưởng đến phổi và tim mạch.
Một số bệnh thường gặp khi thời tiết giao mùa và cách phòng tránh

Một số bệnh thường gặp khi thời tiết giao mùa và cách phòng tránh

Thời tiết chuyển giao từ thu sang đông thường có sự chênh lệch nhiệt độ lớn giữa ngày và đêm, cùng với những cơn gió lạnh, làm cho cơ thể khó có thể thích nghi.
Đăng ký trực tuyến