Bác sĩ chia sẽ một số hiểu biết chung về chỉ số đường huyết

Thứ hai, 08/04/2024 | 09:07

Tiểu đường là một bệnh lý thường gặp hiện nay. Một chế độ ăn uống hợp lý và sinh hoạt điều độ có vai trò rất lớn trong kiểm soát đường huyết.

Benhgi-Chi-so-duong-huyet (2)

Chỉ số đường huyết viết tắt là GI được định nghĩa là giá trị chỉ nồng độ glucose có trong máu thường được đo bằng đơn vị là mmol/l hoặc mg/dl. Nồng độ glucose trong máu liên tục thay đổi từng ngày thậm chí từng phút đặc biệt liên quan đến chế độ ăn uống sinh hoạt hàng ngày. Lúc nào trong máu luôn có một lượng đường nhất định, nếu lượng đường trong máu thường xuyên cao sẽ dẫn tới bệnh đái tháo đường và ảnh hưởng biến chứng đến nhiều cơ quan đặc biệt là thận mạch máu

Hiểu biết chung về chỉ số đường huyết

Chỉ số đường huyết cho biết nồng độ đường glucose trong máu. Được đo tại những thời điểm nhất định thông qua xét nghiệm máu. Có 2 đơn vị đo chỉ số này là mg/dL và mmol/L.

Ở người, chỉ số bình thường ở từng thời điểm:

Chỉ số bình thường khi đói ở khoảng từ 90 – 130 mg/dL ( tương ứng với 5,0 – 7,2 mmol/L).

Sau ăn 2 giờ ở mức thấp hơn 180 mg/dL (10 mmol/L).

Chỉ số bình thường trước lúc đi ngủ ở mức 110 – 150 mg/dL (6,0 – 8,3 mmol/L).

chỉ số đường huyết

Chỉ số đường huyết của mỗi người không bao giờ duy trì ở một mức nhất định

Chỉ số đường huyết đạt bao nhiêu là an toàn

Thông thường nồng độ dưới 100 mg/dL sau khi nhịn ăn trong ít nhất 8 giờ; và ít hơn 140 mg/dL 2 giờ sau khi ăn được xem là bình thường.Trong ngày, chỉ số này có xu hướng ở mức thấp nhất ngay trước bữa ăn (lúc đói). Đối với hầu hết những người không bị tiểu đường; lượng đường trong máu khi đói dao động khoảng 70 – 80 mg/dL. Đặc biệt đối với một số người, 60 mg/dL là bình thường; một số người khác thì 90 mg/dL là chấp nhận được.

Chỉ số đường huyết bao nhiêu là bị tiểu đường

Khi bạn đo đường huyết đói (nhịn đói ít nhất 8h trước đó và phải được kiểm tra ít nhất là 2 lần). Mà chỉ số đường huyết đo được từ 126 mg/dL trở lên (tương đương với 7.0 mmol/L trở lên) thì bạn có khả năng đã mắc bệnh tiểu đường hay đái tháo đường.

Còn nếu chỉ số lúc đói từ 110 mg/dL (6.1 mmol/L) trở lên nhưng nhỏ hơn 126 mg/dL (7.0 mmol/L) thì được chẩn đoán là rối loạn đường huyết, hay tiền đái tháo đường. Với trường hợp kể trên thì 40% ca bệnh sẽ có nguy cơ bị đái tháo đường trong vòng 5 năm.

Ngược lại, nếu bạn đo đường huyết đói mà chỉ số dưới 6.1 mmol/L thì cơ thể bạn đang rất khỏe mạnh. Nhưng nếu chỉ số khoảng 6.1 mmol/L cần thiết phải đo lại lần 2 sau 1 tuần để xác định đúng bệnh. Đối với lần đo sau, kết quả dưới 6.1 mmol/L thì bạn cần đo lại sau một tháng và xét nghiệm HbA1C rồi đem kết quả đến gặp bác sĩ tư vấn.

Ngoài ra, có thể xác định sơ bộ tình trạng mắc bệnh tiểu đường thông qua xét nghiệm đo đường huyết sau khi ăn 2 tiếng. Bạn có thể biết được lượng đường trong máu và có cách điều chỉnh chế độ ăn phù hợp. Nếu chỉ số đường huyết sau ăn ở các mức:

< 7,8 mmol/L là chỉ số bình thường và an toàn.

Từ 7,9 – 11,1 mmol/L là cảnh báo dấu hiệu tiền đái tháo đường.

> 11,1 mmol/L thì nguy cơ cao bạn đã mắc bệnh đái tháo đường.

Các xét nghiệm chẩn đoán đái tháo đường

Bệnh viên sẽ sử dụng các Xét Nghiệm Y Học này để phát hiện bạn có bị tiểu đường hay không:

Xét nghiệm glucose huyết lúc đói: Bác sĩ kiểm tra lượng đường trong máu của bạn sau khi nhịn ăn trong 8 giờ. Và nếu nó cao hơn 126 mg/dL thì bạn có nguy cơ đã bị tiểu đường.

Xét nghiệm dung nạp glucose đường uống: Sau khi nhịn ăn 8 giờ, bạn sẽ được uống một loại thức uống có đường đặc biệt. Hai giờ sau mức đường của bạn cao hơn 200 mg/dL thì bạn có khả năng đã bị đái tháo đường.

Kiểm tra đường huyết bất kì: Bác sĩ kiểm tra lượng đường trong máu của bạn ở thời điểm bất kì.Nếu kết quả cao hơn 200 mg/dL, cộng với các triệu chứng tiểu nhiều, luôn khát nước và tăng hoặc giảm cân nặng bất thường, bác sĩ sẽ làm thêm xét nghiệm đường huyết đói hoặc xét nghiệm dung nạp glucose đường uống để chắc chắn bạn có mắc bệnh tiểu đường không.

Xét nghiệm HbA1c: Xét nghiệm này phải được thực hiện ở phòng thí nghiệm được chuẩn hóa theo tiêu chuẩn quốc tế.

Chỉ số đường huyết của thực phẩm

Chỉ số đường huyết của thực phẩm (GI) là một con số. Nó cung cấp thông tin về tốc độ chuyển hóa carbohydrates trong thực phẩm thành glucose trong cơ thể. Hai loại thực phẩm có cùng lượng carbohydrates có thể có số chỉ số khác nhau. Chỉ số này càng nhỏ, thì thực phẩm càng ít ảnh hưởng đến nồng độ đường trong máu:

55 hoặc thấp hơn = Thấp (tốt).

56-69 = Trung bình.

70 trở lên = Cao (xấu).

Lưu ý: Trường Cao Đẳng Dược Sài Gòn lưu ý bạn có thể tìm thấy chỉ số đường huyết trên nhãn của thực phẩm đóng gói. Bạn cũng có thể dễ dàng tìm thấy chỉ số đường huyết của các loại thực phẩm phổ biến trên Internet. Thực phẩm tự nhiên (chưa qua chế biến) có chỉ số GI thấp hơn so với thực phẩm tinh chế và đã qua chế biến.

skype_picture_2023_05_21t07_22_56_529z-142310 (1)

Thực phẩm nào tốt cho người đái tháo đường?

Sau đây giảng viên Cao Đẳng Điều Dưỡng chia sẽ những loại thực phẩm tốt người bệnh đái tháo đường nên ăn đó là:

Gạo lứt hoặc gạo giã rối.

Khoai củ.

Các loại hạt, đậu đỗ.

Các loại rau xanh.

Các loại hoa quả ít ngọt như: thanh long, ổi, bưởi, cam, táo,..

Sữa không đường, sữa dành cho người đái tháo đường.

Các phương pháp xét nghiệm bệnh thủy đậu và bệnh zona

Các phương pháp xét nghiệm bệnh thủy đậu và bệnh zona

Bệnh thủy đậu và bệnh zona thường có thể được chẩn đoán dựa trên triệu chứng, nhưng một số trường hợp đòi hỏi xét nghiệm chẩn đoán để đánh giá mức độ và nguy cơ biến chứng.
Lợi ích và những biến chứng cần lưu ý khi cắt tử cung

Lợi ích và những biến chứng cần lưu ý khi cắt tử cung

Cắt tử cung là một phẫu thuật quan trọng với nhiều lợi ích, nhưng cũng tiềm ẩn nguy cơ biến chứng. Việc hiểu rõ những biến chứng sau khi cắt tử cung là rất quan trọng mà bạn cần lưu ý.
Bị cảm cúm lựa chọn thuốc nào cho nhanh khỏi và an toàn?

Bị cảm cúm lựa chọn thuốc nào cho nhanh khỏi và an toàn?

Cảm cúm là một căn bệnh gây ra bởi virus cấp tính trong đường hô hấp và có khả năng lây lan rộng rãi trong cộng đồng. Vậy khi phải đối mặt với cảm cúm, làm thế nào để chọn loại thuốc phù hợp?
Đau thần kinh tọa khi mang thai 3 tháng đầu mẹ bầu cần làm gì?

Đau thần kinh tọa khi mang thai 3 tháng đầu mẹ bầu cần làm gì?

Đau thần kinh tọa khi mang thai 3 tháng đầu là một tình trạng phổ biến, gây ra nhiều khó chịu cho các mẹ bầu. Vậy vì sao mẹ bầu lại bị đau thần kinh tọa khi mang thai và cần làm gì để cải thiện tình trạng này ?
Đăng ký trực tuyến