Bệnh viêm động mạch Takayasu và những biến chứng nguy hiểm cần lưu ý

Thứ sáu, 29/11/2024 | 11:07

Viêm động mạch Takayasu là bệnh tự miễn hiếm gặp, ảnh hưởng đến động mạch và mạch máu. Nếu không điều trị kịp thời, bệnh có thể gây nguy hiểm đến sức khỏe và tính mạng.

Bệnh viêm động mạch Takayasu
Viêm động mạch Takayasu là bệnh tự miễn hiếm gặp

Cùng bác sĩ giảng viên Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn tìm hiểu về bệnh lý viêm động mạch Takayasu và những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.

Nguyên nhân gây viêm động mạch Takayasu

Viêm động mạch Takayasu là một dạng viêm mạch máu hiếm gặp, trong đó tình trạng viêm làm tổn thương các động mạch lớn, đặc biệt là những động mạch dẫn máu từ tim đến các nhánh chính của động mạch chủ.

Mặc dù nguyên nhân chính xác của bệnh chưa được xác định, nhưng có một số yếu tố có thể góp phần gây ra bệnh:

  • Di truyền: Các nhà khoa học đã phát hiện một số gen liên quan đến viêm động mạch Takayasu.
  • Nhiễm trùng: Một số nhiễm trùng có thể kích hoạt bệnh.
  • Rối loạn hệ thống miễn dịch: Hệ miễn dịch tấn công nhầm vào các tế bào của cơ thể, gây viêm.

Triệu chứng của bệnh viêm động mạch Takayasu

Triệu chứng của bệnh có thể phát triển qua hai giai đoạn chính:

Giai đoạn đầu, triệu chứng thường không đặc hiệu, bao gồm:

  • Sốt, có thể kèm theo đổ mồ hôi.
  • Mệt mỏi, suy nhược cơ thể.
  • Sút cân không rõ nguyên nhân.
  • Đau cơ và khớp.

Triệu chứng giai đoạn muộn: Khi bệnh tiến triển, các triệu chứng sẽ rõ rệt hơn, bác sĩ giảng viên Cao đẳng Y đa khoa chia sẻ:

  • Đau hoặc căng tức ở ngực.
  • Đau ở các chi, đặc biệt khi vận động.
  • Huyết áp thấp ở tay hoặc chân.
  • Khó thở, đau đầu, chóng mặt.
  • Mạch yếu hoặc không có mạch ở một bên cơ thể.
  • Tiêu chảy hoặc có máu trong phân.

Các biến chứng nguy hiểm của bệnh viêm động mạch Takayasu

Bệnh viêm động mạch Takayasu có thể gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng nếu không được điều trị kịp thời. Dưới đây là những biến chứng nguy hiểm cần lưu ý khi mắc phải căn bệnh này.

  • Tăng huyết áp: Viêm và hẹp động mạch làm cho máu khó lưu thông, gây tăng huyết áp. Huyết áp cao kéo dài có thể ảnh hưởng đến tim, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch.
  • Suy tim: Khi động mạch chủ hoặc các nhánh của nó bị hẹp hoặc tắc nghẽn, tim phải làm việc nhiều hơn để bơm máu qua các mạch máu bị chặn. Điều này có thể dẫn đến suy tim, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và chất lượng sống của người bệnh.
  • Đột quỵ: Đột quỵ là một biến chứng nghiêm trọng của bệnh viêm động mạch Takayasu. Khi các động mạch dẫn máu lên não bị tắc nghẽn, người bệnh có thể bị thiếu máu não nghiêm trọng và đột quỵ.
  • Thiếu máu não cục bộ: Sự tắc nghẽn các mạch máu có thể làm giảm lưu lượng máu đến não, gây ra đột quỵ thiếu máu não cục bộ. Đây là một dạng đột quỵ nhẹ hơn, tuy không gây tổn thương vĩnh viễn nhưng có thể là dấu hiệu cảnh báo nguy hiểm.
  • Phình và tách động mạch chủ: Phình động mạch chủ là tình trạng thành động mạch chủ bị yếu và phình ra. Điều này làm tăng nguy cơ tách động mạch chủ - vết rách trong lớp niêm mạc động mạch, có thể dẫn đến vỡ động mạch và chảy máu nội tạng nghiêm trọng.
  • Ảnh hưởng đến phụ nữ mang thai: Phụ nữ mắc bệnh viêm động mạch Takayasu có thể mang thai bình thường, tuy nhiên, việc điều trị có thể ảnh hưởng đến thai kỳ. Do đó, thai phụ cần theo dõi sức khỏe thường xuyên và trao đổi với bác sĩ về các biện pháp phòng tránh biến chứng trong suốt thai kỳ.

Tóm lại, việc phát hiện và điều trị bệnh viêm động mạch Takayasu càng sớm càng giúp giảm thiểu các biến chứng nguy hiểm. Do đó, việc theo dõi sức khỏe định kỳ và tuân thủ chỉ định điều trị của bác sĩ là rất quan trọng để bảo vệ sức khỏe và ngăn ngừa các rủi ro tiềm ẩn.

Xem thêm: Nguyên nhân và cách phòng ngừa bệnh tim mạch ở trẻ

tuyen sinh cao dang duoc
Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn tuyển sinh năm 2024

Lưu ý khi mắc bệnh viêm động mạch Takayasu

Khi xuất hiện các triệu chứng như khó thở, đau ngực, yếu tay, mặt sệ xuống, khó nói,... người bệnh cần được thăm khám bởi bác sĩ chuyên khoa. Phát hiện sớm là chìa khóa để ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm.

Chẩn đoán viêm động mạch Takayasu có thể gặp khó khăn vì triệu chứng ban đầu thường không rõ ràng. Bác sĩ có thể yêu cầu một số phương pháp chẩn đoán như:

  • Xét nghiệm máu: Để kiểm tra chỉ số huyết học và phát hiện tình trạng viêm.
  • Chụp CT-Scanner mạch máu: Để kiểm tra dòng chảy và cấu trúc mạch máu.
  • Siêu âm Doppler: Phát hiện sự bất thường trong dòng chảy máu.

Nếu đã được chẩn đoán mắc bệnh, người bệnh cần chú ý rằng các triệu chứng có thể tái phát ngay cả khi đã điều trị. Nếu có dấu hiệu tương tự hoặc triệu chứng mới, cần thông báo cho bác sĩ kịp thời để điều trị và kiểm soát bệnh.

Do tỷ lệ phát hiện bệnh sớm còn thấp và nguy cơ tái phát cao, việc kiểm tra định kỳ là rất quan trọng để phát hiện sớm và ngăn ngừa biến chứng, bảo vệ sức khỏe người bệnh.

Vai trò cấu trúc và các bệnh lý liên quan đến hệ bạch huyết

Vai trò cấu trúc và các bệnh lý liên quan đến hệ bạch huyết

Hệ bạch huyết có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ cơ thể khỏi bệnh nhiễm trùng. Nó giúp vận chuyển dịch bạch huyết và tế bào miễn dịch, tiêu diệt mầm bệnh và duy trì cân bằng dịch, hỗ trợ hệ miễn dịch phản ứng nhanh khi cơ thể bị nhiễm trùng.
Các mức độ nguy hiểm khi gặp tình trạng suy nhược thần kinh

Các mức độ nguy hiểm khi gặp tình trạng suy nhược thần kinh

Suy nhược thần kinh ảnh hưởng đến cuộc sống, có thể tự khỏi nếu thay đổi lối sống, nhưng nếu không điều trị kịp thời, có thể dẫn đến trầm cảm.
Các triệu chứng viêm loét dạ dày cần lưu ý

Các triệu chứng viêm loét dạ dày cần lưu ý

Viêm loét dạ dày là bệnh lý phổ biến, thường gặp trong cuộc sống hiện đại. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, các triệu chứng của bệnh có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe.
Cách nhận biết và xử lý tình trạng chảy máu trong

Cách nhận biết và xử lý tình trạng chảy máu trong

Chảy máu trong khó phát hiện vì không thể nhìn thấy trực tiếp, dẫn đến việc phát hiện muộn và ảnh hưởng đến kết quả điều trị, có thể gây biến chứng nghiêm trọng. Vậy làm thế nào để nhận diện tình trạng này?
Đăng ký trực tuyến