Các tác dụng phụ của thuốc điều trị rối loạn lo âu
Thứ hai, 20/05/2024 | 08:00
Việc sử dụng thuốc để điều trị rối loạn lo âu là một trong các phương pháp điều trị phổ biến cho căn bệnh này. Những loại thuốc thông thường được sử dụng là gì và tác dụng phụ của chúng là gì?
Việc sử dụng thuốc cần được thực hiện với sự cẩn trọng
Rối loạn lo âu là gì?
Rối loạn lo âu là một dạng bệnh tâm thần ở mức độ nhẹ. Khi bị rối loạn lo âu, người bệnh thường có phản ứng sợ hãi, lo lắng, hoảng loạn quá mức trước một sự vật, sự việc bất kỳ. Rối loạn lo âu thường đi kèm với các vấn đề thể chất như tim đập mạnh, đổ mồ hôi, căng cơ, tức ngực… gây phiền phức đến cuộc sống thường ngày.
Các tác dụng phụ của thuốc rối loạn lo âu
Dược sĩ bác sĩ tại Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn chia sẻ, việc sử dụng thuốc cần được thực hiện với sự cẩn trọng bởi vì chúng có thể gây ra các tác dụng phụ cho người dùng. Dưới đây là một số tác dụng phụ phổ biến của thuốc điều trị rối loạn lo âu:
Buồn nôn: Một trong những tác dụng phụ đáng kể của nhiều loại thuốc điều trị rối loạn lo âu là cảm giác buồn nôn, thường xuất hiện ở giai đoạn đầu và có thể giảm dần sau khi sử dụng thuốc trong một thời gian. Bệnh nhân thường được khuyên uống nhiều nước và sử dụng thuốc chống nôn nếu cần.
Tăng cân: Một số người dùng thuốc có thể trải qua tình trạng tăng cân, có thể do việc giữ nước trong cơ thể hoặc do lối sống ít vận động và ăn uống không lành mạnh. Bệnh nhân nên duy trì thói quen tập thể dục và ăn uống cân đối trong quá trình điều trị.
Rối loạn tình dục: Một số nam giới có thể gặp rối loạn cương dương, chậm xuất tinh hoặc mất ham muốn tình dục sau khi sử dụng thuốc. Điều này có thể phổ biến hơn nếu sử dụng các loại thuốc ức chế tái hấp thu serotonin. Bệnh nhân cần thông báo với bác sĩ nếu tình trạng này kéo dài.
Mệt mỏi và buồn ngủ: Mệt mỏi và buồn ngủ cũng là tác dụng phụ phổ biến của thuốc, nhưng thường giảm đi sau khi cơ thể thích nghi với thuốc. Bệnh nhân cần tránh lái xe hoặc vận hành máy móc khi sử dụng thuốc và cân nhắc thực hiện giấc ngủ ngắn vào ban ngày nếu cần.
Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn đào tạo Dược sĩ nhà thuốc
Mất ngủ: Một số người sử dụng thuốc có thể gặp phải mất ngủ, làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Điều này có thể do thuốc kích thích thần kinh làm cho não bộ tỉnh táo hơn.
Bồn chồn và lo lắng: Thuốc có thể làm cho bệnh nhân trở nên kích động, bồn chồn và cảm thấy lo lắng. Trong trường hợp này, bác sĩ có thể kê thêm thuốc an thần hoặc khuyên bệnh nhân thực hiện các phương pháp giảm căng thẳng như yoga hoặc thiền.
Khô miệng và táo bón: Một số người sử dụng thuốc có thể gặp khô miệng hoặc táo bón. Bệnh nhân nên bổ sung nước và chất xơ vào chế độ ăn uống để giảm thiểu tác dụng này.
Tác dụng phụ khác: Ngoài các tác dụng phụ trên, việc sử dụng các loại thuốc cụ thể có thể gây ra các vấn đề như giảm thị lực, rối loạn dạ dày và nhiều tác dụng khác. Người mắc bệnh tiểu đường cần thảo luận với bác sĩ trước khi sử dụng thuốc.
Dược sĩ Cao đẳng Dược TPHCM cho biết Việc sử dụng thuốc điều trị rối loạn lo âu cần được tiến hành dưới sự giám sát của bác sĩ. Bệnh nhân cần thông báo với bác sĩ về bất kỳ tác dụng phụ nào để có biện pháp can thiệp kịp thời.
Thoát vị đĩa đệm thắt lưng là bệnh lý phổ biến về thần kinh - cơ xương khớp, nhưng nhiều người vẫn chủ quan, chỉ đi khám khi cơn đau trở nên nghiêm trọng và ảnh hưởng đến vận động.
Viêm phế quản là bệnh hô hấp phổ biến, nhất là thời điểm giao mùa. Các triệu chứng như ho kéo dài, đau họng, khó thở không chỉ gây khó chịu mà còn dễ dẫn đến biến chứng nếu không điều trị kịp thời.
Mất nước ở người lớn xảy ra khi lượng nước đưa vào ít hơn lượng mất đi, gây rối loạn cân bằng nước – điện giải. Nếu không phát hiện và xử lý kịp thời, có thể dẫn đến biến chứng nghiêm trọng, thậm chí đe dọa tính mạng
Thai kỳ gồm ba giai đoạn chính, mỗi giai đoạn đánh dấu bước phát triển quan trọng của thai nhi. Nắm rõ các mốc này giúp mẹ bầu theo dõi thai kỳ hiệu quả và chuẩn bị tốt cho hành trình làm mẹ