Cách tiêm Insulin giúp kiểm soát đường huyết hiệu quả

Thứ năm, 13/02/2025 | 08:47

Tiêm insulin là một phương pháp quan trọng để kiểm soát đường huyết và có thể thực hiện ngay tại nhà, tuy nhiên, việc tiêm đúng kỹ thuật là điều kiện tiên quyết để đạt hiệu quả cao.

Cách tiêm insulin
Cách tiêm insulin

Hãy cùng bác sĩ giảng viên tại Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn tìm hiểu những hướng dẫn chi tiết về cách tiêm insulin đúng và an toàn để giúp bệnh nhân kiểm soát đường huyết hiệu quả và đảm bảo sức khỏe lâu dài.

Đối tượng cần tiêm Insulin

Ngoài việc kiểm soát bệnh thông qua chế độ ăn uống, luyện tập và thuốc uống theo chỉ định của bác sĩ, một số bệnh nhân có thể cần tiêm insulin để kiểm soát đường huyết. Các đối tượng thường xuyên phải tiêm insulin bao gồm:

  • Người mắc bệnh tiểu đường type 1, cần tiêm insulin suốt đời.
  • Người mắc bệnh tiểu đường type 2, tiêm insulin trong trường hợp có vết thương cấp, nhiễm trùng, tăng đường huyết kèm nhiễm toan ceton máu, hay tăng áp lực thẩm thấu máu.
  • Thai phụ bị tiểu đường type 1 hoặc type 2 cần tiêm insulin trong thai kỳ để duy trì mức đường huyết ổn định.

Sau khi tiêm insulin, thuốc sẽ có tác dụng trong khoảng 5 đến 30 phút. Hiện nay, các phương pháp tiêm insulin phổ biến gồm lọ tiêm (cần dùng xi lanh), bút tiêm và máy bơm insulin tự động. Tuy nhiên, tại Việt Nam, tiêm bằng lọ tiêm và bút tiêm là phương pháp phổ biến nhất.

Nguyên tắc khi tiêm Insulin và cách xác định vị trí tiêm

Trước khi thực hiện tiêm insulin, bạn cần lưu ý những nguyên tắc cơ bản sau:

Nguyên tắc chung:

  • Vệ sinh sạch sẽ: Cần làm sạch vùng da tiêm trước khi tiêm.
  • Tiêm đúng thời gian: Thời gian tiêm của mỗi người có thể khác nhau, có thể là trước hoặc sau bữa ăn, tùy theo chỉ định của bác sĩ.
  • Thay đổi vị trí tiêm: Đặc biệt với những bệnh nhân cần tiêm nhiều mũi trong ngày, hãy thay đổi các vị trí tiêm để tránh tổn thương da.

Các vị trí tiêm insulin phổ biến là bụng, má ngoài đùi, mặt sau cánh tay và mông. Những vùng này có lớp mô mỡ dưới da giúp tăng khả năng hấp thu insulin, đồng thời ít dây thần kinh, giảm cảm giác đau khi tiêm.

Hướng dẫn cách tiêm insulin

Dưới đây là hướng dẫn chi tiết về cách tiêm insulin, giúp bệnh nhân tiểu đường thực hiện đúng kỹ thuật, đảm bảo hiệu quả trong việc kiểm soát đường huyết và tránh các biến chứng không mong muốn.

Kiểm tra chất lượng thuốc: Trước khi tiêm insulin, bạn cần kiểm tra chất lượng thuốc:

  • Kiểm tra hạn sử dụng của thuốc.
  • Kiểm tra màu sắc của insulin: insulin tác dụng nhanh phải trong suốt, còn insulin tác dụng trung bình hoặc hỗn hợp phải có màu đục.
  • Đảm bảo thuốc là dung dịch đồng nhất. Nếu thấy có cặn hoặc vẩn đục, thuốc có thể đã hỏng và không nên sử dụng.

Tiêm Insulin bằng bơm tiêm:

  • Lấy thuốc ra khỏi tủ lạnh: Dùng hai tay lăn lọ thuốc để làm ấm và đồng nhất dung dịch.
  • Chuẩn bị bơm tiêm: Rút không khí vào bơm tiêm bằng lượng insulin cần tiêm. Sau đó, mở nắp lọ và bơm không khí vào để đẩy thuốc ra ngoài. Dốc ngược lọ, kéo bơm tiêm lấy đủ lượng insulin, rồi rút kim ra.
  • Xác định vị trí tiêm: Vệ sinh vị trí tiêm, dùng ngón tay cái và trỏ véo da để tạo vùng tiêm. Tiêm với góc 45° hoặc 90° và tiêm từ từ trong 5-10 giây. Giữ kim trong da khoảng 6 giây sau khi tiêm xong để thuốc được hấp thu hoàn toàn.

Xem thêm: Vì sao cần tiêm phòng cúm trước khi mang thai?

thong-bao-tuyen-sinh-cao-
Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn tuyển sinh năm 2025

Tiêm insulin bằng bút tiêm:

  • Lấy bút tiêm: Lấy bút tiêm ra khỏi tủ lạnh và lăn bút trong lòng tay khoảng 10 lần để làm ấm thuốc.
  • Lắp kim tiêm: Gắn kim tiêm vào bút, tháo nắp và điều chỉnh liều lượng insulin theo chỉ định. Kiểm tra xem thuốc có trào ra ở đầu kim không.
  • Tiêm: Sát trùng vùng da tiêm, giữ kim tiêm thẳng góc 90° và tiêm đến khi hết liều. Sau khi tiêm, giữ kim trong da khoảng 10 giây rồi rút ra.

Chuyên gia ngành điều dưỡng cho biết việc tuân thủ đúng các bước tiêm insulin không chỉ giúp kiểm soát đường huyết hiệu quả mà còn đảm bảo an toàn cho người bệnh. Hãy luôn làm theo hướng dẫn của bác sĩ để đạt được kết quả tốt nhất trong quá trình điều trị.

Hướng dẫn bảo quản Insulin

Việc bảo quản insulin đúng cách là rất quan trọng để đảm bảo thuốc có chất lượng tốt:

  • Chưa mở nắp lọ: Bảo quản ở nhiệt độ 2-8°C, tốt nhất là trong ngăn mát tủ lạnh, tránh để trong ngăn đá.
  • Đã mở nắp lọ: Có thể bảo quản ở nhiệt độ phòng hoặc trong ngăn mát tủ lạnh trong 4-6 tuần. Tránh để insulin tiếp xúc với ánh nắng mặt trời trực tiếp.

Thông tin trên đây chỉ mang tính tham khảo. Để đảm bảo an toàn và hiệu quả, bệnh nhân cần thực hiện theo chỉ dẫn của bác sĩ.

Những dấu hiệu bất thường trong 3 tháng đầu thai kỳ không thể xem nhẹ

Những dấu hiệu bất thường trong 3 tháng đầu thai kỳ không thể xem nhẹ

Tam cá nguyệt đầu tiên là giai đoạn rất nhạy cảm, nơi cơ thể mẹ bầu có nhiều thay đổi về tâm lý và sức khỏe. Trong thời kỳ này, mẹ bầu cần lưu ý những bất thường dưới đây để kịp thời thăm khám, bảo vệ sức khỏe cho cả mẹ và bé.
Cách tiêm Insulin giúp kiểm soát đường huyết hiệu quả

Cách tiêm Insulin giúp kiểm soát đường huyết hiệu quả

Tiêm insulin là một phương pháp quan trọng để kiểm soát đường huyết và có thể thực hiện ngay tại nhà, tuy nhiên, việc tiêm đúng kỹ thuật là điều kiện tiên quyết để đạt hiệu quả cao.
Vì sao cần tiêm phòng cúm trước khi mang thai?

Vì sao cần tiêm phòng cúm trước khi mang thai?

Chuẩn bị sức khỏe trước khi mang thai là rất quan trọng để đảm bảo sự phát triển khỏe mạnh cho mẹ và thai nhi. Tiêm phòng cúm là một bước cần thiết trong quá trình này. Vậy tiêm phòng cúm trước khi mang thai có lợi ích gì?
Những điều quan trọng cần biết khi tiêm vắc xin cúm

Những điều quan trọng cần biết khi tiêm vắc xin cúm

Tiêm vắc xin cúm được xem là một trong những phương pháp an toàn và hiệu quả nhất để bảo vệ cơ thể trước nguy cơ mắc bệnh cúm và các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra do virus này gây ra
Đăng ký trực tuyến