Cùng bác sĩ Cao Đẳng Dược Sài Gòn tìm hiểu triệu chứng sốt

Chủ nhật, 21/01/2024 | 15:18

Sốt chỉ là một phần của bệnh và xuất hiện bao nhiêu lần thường không quan trọng bằng sự hiện diện của các triệu chứng đi kèm như ớn lạnh, mệt mỏi, ho, đau họng, buồn nôn...

R (7) (1)

Các dấu hiệu gợi ý sốt và tình trạng nhiễm trùng

Sốt sẽ khiến một người cảm thấy rất khó chịu. Các dấu hiệu gợi ý tình trạng này bao gồm:

Rùng mình, run rẩy và ớn lạnh.Đau đầu, đau cơ, đau khớp, đau hốc mắt…

Da ẩm, nóng, đổ mồ hôi.Nhịp tim nhanh, đánh trống ngực (cảm giác tim đập nhanh và mạnh).

Cảm thấy uể oải, chóng mặt.Ăn không ngon.

Ngoài ra ta cũng có thể để ý thấy các triệu chứng đi kèm mà khi xuất hiện, chúng có khả năng gợi ý nhiễm trùng, như:

Đau họng, đỏ họng.Đau tai, chảy mủ tai.Nôn mửa và tiêu chảy,…

Nguyên nhân gây ra sốt

Sốt không phải là bệnh, chúng là một triệu chứng, phổ biến ở hầu hết các bệnh nhiễm trùng như cảm lạnh, cúm và viêm dạ dày ruột… là kết quả khi hệ thống miễn dịch của bạn đấu tranh với một tác nhân xâm nhập từ bên ngoài, bao gồm: vi-rút, vi khuẩn, nấm…

Ngoài ra, các nguyên nhân khác dẫn đến sốt thường gặp có thể kể đến là:

Rối loạn nội tiết tố.

Rối loạn tự miễn dịch (bao gồm viêm khớp dạng thấp, lupus và bệnh viêm ruột).

Sốt có nguy hiểm không?

Hầu hết các trường hợp sốt đều tự giới hạn và giải quyết bằng điều trị triệu chứng. Ví dụ, sốt liên quan đến cảm lạnh thông thường thường chỉ kéo dài từ hai đến ba ngày. Nếu sốt do cúm, hầu hết các triệu chứng cúm bao gồm sốt sẽ biến mất sau khoảng một tuần.

Co giật – Một tỷ lệ thấp của tất cả trẻ em và trẻ mới biết đi từ 18 tháng đến 3 tuổi sẽ bị co giật khi bị sốt cao. Chúng thường chỉ gây sợ hãi cho cha mẹ mà không liên quan đến các biến chứng thần kinh lâu dài.

Ảo giác.Mất nước.

Chẩn đoán

Đo thân nhiệt là phương pháp đơn giản, nhanh chóng và hiệu quả để chẩn đoán sốt. Nhiệt độ lớn hơn 38°C ở người lớn hoặc trẻ em (khi đo ở nách) và 37,5°C (khi đo ở hậu môn) được coi là sốt.

Tuy nhiên, điều quan trọng không phải là xác nhận xem người bệnh có sốt hay không, mà là tìm kiếm được nguyên nhân gây ra sốt là gì? Để làm như vậy, các bác sĩ sẽ cần hỏi thăm kỹ lưỡng về các triệu chứng đi kèm, các đợt bệnh và điều trị trước đây,… Đồng thời với đó là thăm khám toàn diện nhằm tìm kiếm thêm các dấu hiệu gợi ý cơ quan bị bệnh.

Các Xét Nghiệm Y Học đóng vai trò hỗ trợ vô cùng hữu ích mà chúng ta có thể kể đến là:

Xét nghiệm máu, nước tiểu, đàm, phân,…

Các khảo sát hình ảnh học như siêu âm, CT, MRI.

Một số thủ thuật: chẳng hạn chọc dò dịch não tủy, chọc dịch màng phổi… (nếu cần thiết)

Đo thân nhiệt như thế nào cho đúng cách

Đo nhiệt độ ở nách

Đặt đầu của nhiệt kế kỹ thuật số vào nách của trẻ.

Để nhiệt kế tại chỗ khoảng một phút hoặc cho đến khi nghe thấy tiếng bíp.

Trong phần lớn các trường hợp, điều trị hạ sốt là không cần thiết. Mục đích của chúng ta chủ yếu là nhằm giải quyết nguyên nhân bên trong gây ra nó chứ không phải bằng mọi cách làm giảm nhiệt độ.

Tuy nhiên, khi người bệnh cảm thấy quá khó chịu, điều trị có thể trở nên hữu ích. Sau đây giảng viên khoa Cao Đẳng DượcCao Đẳng Dươc Sài Gòn cho biết một số loại thuốc hạ sốt sau đây có thể được sử dụng tại nhà mà không cần kê đơn:

Acetaminophen (Paracetamol)- Ibuprofen cũng có thể được sử dụng để hạ sốt ở bệnh nhân trên 6 tháng tuổi. Tuy nhiên, cần thảo luận với bác sĩ trước khi quyết định sử dụng loại thuốc này.

Aspirin không nên được sử dụng cho sốt ở trẻ em hoặc thanh thiếu niên trong thời gian mắc bệnh do virus (đặc biệt là thủy đậu và cúm) vì nó có thể liên quan đến hội chứng Reye.

tuyen-sinh-y-duoc-1446-091549

Một số lưu ý khi chăm sóc người bị sốt tại nhà

Tạo ra môi trường thông thoáng cho người bệnh. Các biện pháp như sử dụng quạt để lưu thông không khí hoặc mở rộng các cửa sổ tỏ ra khá hữu ích.

Chú ý uống đủ nước và tránh rượu, bia hoặc đồ uống có chứa caffeine vì chúng có thể góp phần làm nặng hơn tình trạng mất nước ở người bị sốt.

Sốt là một triệu chứng, không phải bệnh, gây ra bởi rất nhiều nguyên nhân khác nhau. Đo nhiệt độ là phương pháp đơn giản và hiệu quả nhất để xác định sốt. Mục đích chính chính của điều trị sốt là đi tìm và giải quyết các bệnh lý bên trong gây ra nó chứ không phải hạ sốt bằng mọi cách. Trong phần lớn trường hợp, sốt cải thiện khi đã giải quyết được nguyên nhân.

Nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết bệnh nhồi máu não

Nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết bệnh nhồi máu não

Bệnh nhồi máu não là một dạng đột quỵ nghiêm trọng, do lưu lượng máu đến não bị tắc nghẽn. Nếu không được can thiệp kịp thời, bệnh có thể gây tổn thương não vĩnh viễn và đe dọa tính mạng.
Mức độ nguy hiểm và biện pháp phòng ngừa hen phế quản

Mức độ nguy hiểm và biện pháp phòng ngừa hen phế quản

Hen phế quản, hay hen suyễn, là bệnh hô hấp mạn tính phổ biến, nhưng nhiều người chưa hiểu rõ. Bệnh gây viêm và co thắt đường thở, dẫn đến khó thở, và vẫn còn nhiều sự thiếu hiểu biết về nguyên nhân và triệu chứng.
Những bệnh lý thường gặp liên quan đến suy giảm trí nhớ

Những bệnh lý thường gặp liên quan đến suy giảm trí nhớ

Trí nhớ là khả năng của con người để lưu giữ thông tin, trải nghiệm và học hỏi từ quá khứ nhằm phục vụ cho tương lai. Tuy nhiên, trí nhớ cũng có thể bị ảnh hưởng bởi nhiều bệnh lý khác nhau.
Những giai đoạn suy thận và lưu ý quan trọng cho người bệnh

Những giai đoạn suy thận và lưu ý quan trọng cho người bệnh

Suy thận được chia thành nhiều giai đoạn khác nhau, với triệu chứng ngày càng nghiêm trọng khi tiến đến giai đoạn cuối và khả năng lọc máu của thận giảm mạnh.
Đăng ký trực tuyến