Chứng chỉ hành nghề Dược được coi là giấy thông hành của những người học ngành Dược, bởi chỉ khi có chứng chỉ hành nghề thì các Dược sĩ dù học tại các Trường Cao đẳng Dược thành phố Hồ Chí Minh hay Đại học Dược mới đủ tư cách pháp lý để hành nghề Dược.
Những vị trí công việc mà Dược sĩ phải có Chứng chỉ hành nghề Dược
Tại Điều 11 Luật Dược 2016 quy định về vị trí công việc phải có Chứng chỉ hành nghề dược như sau:
Người chịu trách nhiệm chuyên môn về dược của cơ sở kinh doanh dược.
Người phụ trách về bảo đảm chất lượng của cơ sở sản xuất thuốc, nguyên liệu làm thuốc.
Người phụ trách công tác dược lâm sàng của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
Điều kiện cấp chứng chỉ hành nghề Dược quy định như thế nào?
Tại Điều 13 Luật Dược 2016 quy định về điều kiện cấp Chứng chỉ hành nghề dược như sau. Điều kiện về bằng cấp chứng chỉ hành nghề dược yêu cầu phải có các văn bằng, chứng chỉ, giấy chứng nhận chuyên môn (sau đây gọi chung là văn bằng chuyên môn) được cấp hoặc công nhận tại Việt Nam phù hợp với vị trí công việc và cơ sở kinh doanh dược bao gồm:
+ Bằng tốt nghiệp đại học ngành Dược (Bằng Dược sĩ Đại học);
+ Bằng tốt nghiệp Cao đẳng ngành Dược; (Cử nhân thực hành ngành Dược);
+ Bằng tốt nghiệp trung cấp dược;
Việc áp dụng điều kiện về văn bằng, chứng chỉ, giấy chứng nhận quy định tại điểm l khoản 1 Điều 13 Luật Dược 2016 quy định phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế – xã hội và nhu cầu khám bệnh, chữa bệnh của Nhân dân ở từng địa phương trong từng thời kỳ.
Điều kiện về thời gian thực hành để được cấp chứng chỉ hành nghề Dược
Theo quy định tại Luật Dược 2016 thì tương ứng với mỗi vị trí công việc phải có Chứng chỉ hành nghề dược khác nhau sẽ có yêu cầu về thời gian thực hành nghề dược khác nhau, cụ thể như sau:
- Đối với người chịu trách nhiệm chuyên môn về dược của nhà thuốc phải: phải có 02 năm thực hành chuyên môn tại cơ sở dược phù hợp.
- Đối với người chịu trách nhiệm chuyên môn về dược của quầy thuốc: phải có 18 tháng thực hành chuyên môn tại cơ sở dược phù hợp.
- Đối với người chịu trách nhiệm chuyên môn về dược của tủ thuốc trạm y tế xã: phải có 01 năm thực hành chuyên môn tại cơ sở dược phù hợp hoặc cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
- Đối với người chịu trách nhiệm chuyên môn về dược của cơ sở chuyên bán lẻ dược liệu, thuốc dược liệu, thuốc cổ truyền: phải có 01 năm thực hành chuyên môn tại cơ sở dược hoặc cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bằng y học cổ truyền.
- Đối với người chịu trách nhiệm chuyên môn về dược của cơ sở sản xuất thuốc; cơ sở sản xuất vắc xin, sinh phẩm và nguyên liệu sản xuất vắc xin, sinh phẩm: phải có 05 năm thực hành chuyên môn tại cơ sở dược phù hợp.
- Đối với người chịu trách nhiệm chuyên môn về dược của cơ sở sản xuất nguyên liệu làm thuốc là dược chất, tá dược, vỏ nang: phải có 03 năm thực hành chuyên môn tại cơ sở dược phù hợp.
- Đối với người phụ trách về bảo đảm chất lượng của cơ sở sản xuất thuốc: phải có 05 năm thực hành chuyên môn tại cơ sở sản xuất thuốc hoặc cơ sở kiểm nghiệm thuốc.
- Đối với người phụ trách về bảo đảm chất lượng của cơ sở sản xuất vắc xin, sinh phẩm: phải có 05 năm thực hành chuyên môn tại cơ sở sản xuất hoặc kiểm nghiệm vắc xin, sinh phẩm y tế.
- Đối với người phụ trách về bảo đảm chất lượng của cơ sở sản xuất nguyên liệu làm thuốc là dược chất, tá dược, vỏ nang: phải có 03 năm thực hành chuyên môn tại cơ sở sản xuất thuốc, nguyên liệu làm thuốc hoặc cơ sở kiểm nghiệm thuốc.
- Đối với người chịu trách nhiệm chuyên môn về dược, người phụ trách về bảo đảm chất lượng của cơ sở sản xuất dược liệu: phải có 02 năm thực hành chuyên môn tại cơ sở dược phù hợp.
- Đối với người chịu trách nhiệm chuyên môn về dược, người phụ trách về bảo đảm chất lượng của hộ kinh doanh, hợp tác xã sản xuất dược liệu: phải có 02 năm thực hành chuyên môn tại cơ sở dược phù hợp.
- Đối với người chịu trách nhiệm chuyên môn về dược của cơ sở bán buôn thuốc, nguyên liệu làm thuốc: phải có 02 năm thực hành chuyên môn tại cơ sở dược phù hợp.
- Đối với người chịu trách nhiệm chuyên môn về dược của cơ sở bán buôn vắc xin, sinh phẩm: phải có 02 năm thực hành chuyên môn tại cơ sở dược phù hợp.
- Đối với người chịu trách nhiệm chuyên môn về dược của cơ sở bán buôn dược liệu, thuốc dược liệu, thuốc cổ truyền: phải có 02 năm thực hành chuyên môn tại cơ sở dược phù hợp.
- Đối với người chịu trách nhiệm chuyên môn về dược của cơ sở xuất khẩu, nhập khẩu thuốc, nguyên liệu làm thuốc: phải có 02 năm thực hành chuyên môn tại cơ sở dược phù hợp.
- Đối với người chịu trách nhiệm chuyên môn về dược của cơ sở xuất khẩu, nhập khẩu vắc xin, sinh phẩm: phải có 02 năm thực hành chuyên môn tại cơ sở dược phù hợp.
- Đối với người chịu trách nhiệm chuyên môn về dược của cơ sở xuất khẩu, nhập khẩu dược liệu, thuốc dược liệu, thuốc cổ truyền: phải có 02 năm thực hành chuyên môn tại cơ sở dược phù hợp.
- Đối với người chịu trách nhiệm chuyên môn về dược của cơ sở kinh doanh dịch vụ kiểm nghiệm thuốc, nguyên liệu làm thuốc: phải có 03 năm thực hành chuyên môn tại cơ sở dược phù hợp.
- Người chịu trách nhiệm chuyên môn về dược của cơ sở kinh doanh dịch vụ kiểm nghiệm vắc xin, sinh phẩm: phải có 03 năm thực hành chuyên môn tại cơ sở dược phù hợp.
- Đối với người chịu trách nhiệm chuyên môn về dược của cơ sở kinh doanh dịch vụ thử thuốc trên lâm sàng, thử tương đương sinh học của thuốc: phải có 03 năm thực hành chuyên môn tại cơ sở dược phù hợp hoặc bệnh viện, viện có giường bệnh.
- Đối với người chịu trách nhiệm chuyên môn về dược của cơ sở kinh doanh dịch vụ thử thuốc trên lâm sàng, thử tương đương sinh học của thuốc dược liệu, thuốc cổ truyền: Có 03 năm thực hành chuyên môn tại cơ sở dược phù hợp hoặc bệnh viện, viện có giường bệnh.
- Đối với người phụ trách công tác dược lâm sàng của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh: phải có 02 năm thực hành chuyên môn tại cơ sở dược phù hợp hoặc bệnh viện, viện có giường bệnh.
- Đối với người phụ trách công tác dược lâm sàng của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bằng y học cổ truyền: phải có 02 năm thực hành chuyên môn tại bệnh viện, viện có giường bệnh có hoạt động y học cổ truyền.
- Đối với người chịu trách nhiệm chuyên môn về dược của cơ sở kinh doanh dịch vụ bảo quản thuốc, nguyên liệu làm thuốc: phải có 02 năm thực hành chuyên môn tại cơ sở dược phù hợp.
- Đối với người chịu trách nhiệm chuyên môn về dược của cơ sở kinh doanh dịch vụ bảo quản vắc xin, sinh phẩm: phải có 02 năm thực hành chuyên môn tại cơ sở dược phù hợp.
Thủ tục xin cấp chứng chỉ hành nghề Dược
Để xin chứng chỉ hành nghề dược, người có yêu cầu cần thực hiện theo thủ tục sau đây, hồ sơ gồm:
– Đơn đề nghị cấp có ảnh chân dung chụp trong thời gian không quá 06 tháng của người đề nghị cấp chứng chỉ.
– Văn bằng chuyên môn (bản sao).
– Giấy chứng nhận đủ sức khoẻ.
– Giấy xác nhận về thời gian thực hành chuyên môn (nếu có – do người đứng đầu cơ sở nơi người đó thực hành cấp).
– Giấy xác nhận hoàn thành chương trình đào tạo, cập nhật kiến thức chuyên môn về dược nếu bị thu hồi chứng chỉ hành nghề.
– Căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu còn hạn (bản sao chứng thực).
– Phiếu lý lịch tư pháp. (căn cứ Điều 24 Luật Dược đang có hiệu lực).
Cơ quan nào cấp chứng chỉ hành nghề Dược?
Căn cứ Điều 23 Luật Dược, tuỳ vào từng hình thức xin chứng chỉ hành nghề dược để nộp hồ sơ cho cơ quan có thẩm quyền:
– Xét cấp chứng chỉ hành nghề dược: Bộ Y tế, Sở Y tế.
Thời gian giải quyết hồ sơ xin cấp chứng chỉ hành nghề dược là 20 ngày kể từ ngày cơ quan có thẩm quyền nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
Nếu không cấp thì cơ quan này phải trả lời bằng văn bản, nêu rõ lý do vì sao không cấp chứng chỉ hành nghề dược cho người có yêu cầu.
Tuyển sinh Cao đẳng Dược và miễn học phí cho tân sinh viên năm 2023
Địa điểm nhận hồ sơ xét tuyển và nhập học:
Nếu các bạn có niềm đam mê nghề Y Dược, hãy liên hệ đăng ký học Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn
Cơ sở đào tạo tại địa chỉ số 215 D+E Nơ Trang Long – Quận Bình Thạnh - Thành phố Hồ Chí Minh.
Hotline: ☎ 07.6981.6981 ☎ 09.6881.6981. Zalo : 09.6881.6981
Cơ sở đào tạo tại thành phố Nam Định: địa chỉ khu Nhà B trong Trường Đại học Lương Thế Vinh tại Phường Lộc Vượng, thành phố Nam Định, tỉnh Nam Định.
Hotline: ☎ tư vấn: 0825.022.022 Zalo 0825.022.022