Viêm mũi dị ứng là tình trạng mũi bị kích thích và viêm không phải do virus, vi khuẩn mà do các tác nhân từ môi trường như phấn hoa, lông động vật, lông sâu, bướm, khói bụi, mạt nhà
Viêm mũi dị ứng là tình trạng mũi bị kích thích và viêm không phải do virus, vi khuẩn mà do các tác nhân từ môi trường như phấn hoa, lông động vật, lông sâu, bướm, khói bụi, mạt nhà
Sau khi tiếp xúc với dị nguyên, triệu chứng đầu tiên là hắt hơi. Bệnh nhân sẽ đột ngột hắt hơi liên tục và không dừng lại được. Tiếp theo sẽ xuất hiện các triệu chứng như ngứa ở mũi, chảy nước mũi, nghẹt mũi, mất khướu giác, đau đầu,… Ngoài ra còn có các biểu hiện ở họng, tai.
Việc chẩn đoán viêm mũi dị ứng dựa trên việc hỏi bệnh chính xác kết hợp với Xét Nghiệm Y Học dương tính phù hợp với dữ liệu từ các test kiểm tra châm da (prick test).
Có ba loại viêm mũi dị ứng là viêm mũi dị ứng quanh năm, viêm mũi dị ứng theo mùa và viêm mũi dị ứng nghề nghiệp.
Viêm quanh năm thường do dị ứng mạt bụi, bọ chét gia sút hoặc bào tử nấm mốc những dị nguyên thường ở trong không khí. Tần suất hắt hơi sẽ giảm dần, chủ yếu là ngạt mũi, niêm nhạt và phù nề.
Viêm theo mùa thường xảy ra vào mùa xuân mùa hoa nở, có nhiều phấn hoa. Bệnh xuất hiện cùng một thời điểm vào các năm tiếp theo. Các dị nguyên thường là phấn hoa, nấm mốc. Ban đầu bệnh nhân sẽ cảm thấy khô họng, ngứa mũi, mắt và ống tai. Sau đó bắt đầu hắt hơi, ngạt mũi, chảy nước mắt, nước mũi,…
Người bệnh cũng không được tự ý ra nhà thuốc mua kháng sinh khi chưa được bác sĩ chỉ định. Vì với các loại viêm mũi do dị ứng thì kháng sinh là không cần thiết, còn có thể gây lờn thuốc/kháng thuốc về sau.
Bạn hãy hỏi Dược Sĩ Nhà Thuốc trước khi sử dụng nếu không muốn rơi vào trạng thái lơ mơ trong những ngày làm việc. Các trường hợp nặng có thể kèm theo hen phế quản thì nên sử dụng thêm nhóm thuốc kháng leucotrien hoặc corticoid. Cần tham khảo ý kiến các bác sĩ để tránh các tác dụng phụ không mong muốn đặc biệt là của thuốc corticoid (prednisolon, methylprednisolon…).
Viêm mũi dị ứng có thể dẫn tới viêm xoang cấp và mạn do làm ứ dịch tạo viêm, tắc ở các xoang. Viêm nên cũng tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển gây viêm họng, viêm thanh quản hay viêm tai giữa. Ngạt mũi thường xuyên làm ảnh hưởng đến chất lượng sống khiến người bệnh khó ngủ, mệt mỏi, ảnh hưởng sinh hoạt và lao động.
Về ăn uống, cần tránh các thức ăn có thể gây dị ứng như: nhộng tằm, cá ngừ, tôm, cua ghẹ... Đối với người cao tuổi cũng không nên chủ quan phơi trần ra gió mưa rét ướt. Bệnh nhân cần rèn luyện thân thể bằng việc tập thể dục thể thao vừa sức thường xuyên cũng là biện pháp phòng bệnh có hiệu quả tốt.
Ban Tư vấn y khoa – Cao Đẳng Dược Sài Gòn chú thích viêm mũi là một bệnh dai dẳng và khó điều trị dứt điểm hoàn toàn. Vì không thể loại bỏ hết dị nguyên ra khỏi môi trường sống. Điều trị tích cực và thực hiện tốt các biện pháp hạn chế bệnh sẽ giúp ngăn ngừa biến chứng nặng hơn của bệnh. Bạn không nên tự ý mua thuốc mà nên đến cơ sở y tế để được khám, chẩn đoán, đánh giá điều trị phù hợp.