Hướng dẫn quy trình cầm máu và băng bó vết thương

Thứ ba, 12/09/2023 | 10:56

Chảy máu nếu không kiểm soát được có thể gây suy tuần hoàn, tổn thương cơ quan và mô trong cơ thể, và đôi khi có thể dẫn đến tử vong. Vì vậy, việc xử lý chảy máu là rất quan trọng và cần được thực hiện đúng cách.

4124fss

Nguyên nhân và triệu chứng

Trong cuộc sống hàng ngày, chảy máu là một tình huống thường gặp, đặc biệt là ở trẻ nhỏ. Chảy máu xảy ra khi máu thoát ra khỏi các mạch máu, bao gồm động mạch, tĩnh mạch và mao mạch. Chảy máu thường xuất phát từ các vật sắc nhọn như dao, kéo hoặc do vật tỳ đè.

Bác sĩ giảng viên công tác tại Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn chia sẻ có hai loại chảy máu chính:

  • Chảy máu ngoài: Loại này có thể thấy máu chảy ra bên ngoài cơ thể, ví dụ như vết cắt ngoài da, gãy xương hở, vv.
  • Chảy máu trong: Loại này xảy ra khi máu chảy bên trong cơ thể, và thường khó phát hiện ở giai đoạn đầu. Nguyên nhân thường do các vật thể tỳ đè, như va đập hoặc ngã, gây chảy máu nội tạng như chảy máu não hoặc chảy máu trong ổ bụng. Để phát hiện chảy máu trong, cần theo dõi sát mạch, huyết áp, nhiệt độ, nhịp thở của bệnh nhân và có thể cần đến chẩn đoán hình ảnh như siêu âm hoặc chiếu chụp.

Hướng dẫn quy trình cầm máu

Quy trình thực hiện xử trí chảy máu ngoài:

  • Gọi xe cấp cứu hoặc yêu cầu sự trợ giúp của đội cấp cứu nếu cần thiết.
  • Rửa tay và đeo găng tay bảo hộ nếu có.
  • Tiến hành bộc lộ vết thương và loại bỏ các dị vật ở mặt ngoài vết thương. Không cố gắng loại bỏ các dị vật đâm sâu vào vết thương.
  • Cầm máu bằng cách áp băng trực tiếp lên vết thương, sử dụng băng vải sạch. Nếu không thể áp băng trực tiếp, hãy băng ép xung quanh vết thương.
  • Nâng cao vùng bị thương cao hơn mức tim (nếu không có gãy xương đi kèm). Đặt nạn nhân ở tư thế thoải mái và đảm bảo rằng đầu nằm thấp hơn cơ thể.
  • Sử dụng băng cuộn băng ép lên vết thương để cầm máu (có thể sử dụng một mảnh vải vô trùng đệm giữa).
  • Đối với các vết thương có dị vật đâm sâu, hãy băng ép xung quanh dị vật để cố định vết thương.
  • Nếu vết thương vẫn tiếp tục chảy máu, không nên đặt thêm gạc đệm giữa vết thương và băng. Đánh giá lại tình trạng và đặt một miếng đệm mới ở vị trí cần thiết để cầm máu.
  • Tiếp tục theo dõi đường thở và hô hấp của nạn nhân, đồng thời chặt chẽ theo dõi các dấu hiệu của sốc.

Quy trình thực hiện xử trí chảy máu trong:

  • Gọi ngay xe cấp cứu hoặc yêu cầu sự trợ giúp y tế.
  • Đặt nạn nhân ở tư thế nghỉ hoàn toàn với chân cao (nếu bệnh nhân tỉnh táo, nằm ngửa; nếu bệnh nhân mất ý thức, nằm nghiêng).
  • Nới lỏng quần áo xung quanh cổ, ngực và hông của nạn nhân.
  • Cố gắng ủ ấm nếu cần thiết và trấn an nạn nhân.
  • Chăm sóc các thương tích khác và tránh gây tổn thương thứ phát.
  • Theo dõi nạn nhân, ghi chép các chỉ số nhịp thở, mạch (xem đều hay không đều) và báo cáo cho nhân viên y tế.
  • Trong thời gian chờ đợi xe cấp cứu, không cho nạn nhân ăn hoặc uống bất kỳ thứ gì.

Quy trình băng bó vết thương

Điều dưỡng viên Cao đẳng Điều dưỡng chia sẻ băng bó vết thương gồm hai kỹ thuật chính là băng che vết thương và băng ép vết thương.

Băng che vết thương: Có tác dụng cầm máu, bảo vệ vết thương, ngăn ngừa nhiễm trùng và các tổn thương thứ phát. Các bước xử trí:

  • Rửa tay trước và sau khi băng và đeo găng bảo hộ nếu có.
  • Tránh tiếp xúc trực tiếp với vết thương và không nói chuyện, hắt hơi hoặc ho hướng vào vết thương.
  • Rửa sạch và sát khuẩn vết thương bằng dung dịch sát khuẩn trước khi băng. Không nên cố gắng làm sạch các vết thương lớn cần can thiệp y tế.
  • Băng phủ kín trực tiếp lên vết thương bằng loại băng vô trùng (nếu có) hoặc mảnh vải sạch đủ rộng để che bên ngoài vết thương ít nhất 2 cm.
IMG_2933

Băng ép vết thương: Băng ép vết thương bằng cách quấn các vòng băng để tạo áp lực trực tiếp lên vết thương, từ đó cầm máu và bảo vệ vết thương đồng thời giúp cố định các nẹp, chi hoặc khớp, giảm sưng và phù nề. Các bước xử trí:

  • Băng ép vết thương ở tư thế thoải mái và đặt thêm đệm nếu băng qua vùng nền xương.
  • Nâng đỡ chi bị thương, băng kín và chặt vừa phải, nhưng không quá chặt để tránh hạn chế tuần hoàn.
  • Luôn luôn kiểm tra tuần hoàn ở phần chi sau khi băng ép để tránh băng quá chặt.

Dấu hiệu băng quá chặt ở phần chi:

  • Xanh tím ở ngón tay hoặc ngón chân.
  • Chân hoặc tay có màu xanh và lạnh.
  • Cảm giác ngứa, kích thích hoặc mất cảm giác ở chân hoặc tay.
  • Không thể cử động ngón tay hoặc ngón chân.

Bác sĩ giảng viên Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn lưu ý chảy máu có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau và cần được xử lý cẩn thận để ngăn ngừa các nguy cơ suy tuần hoàn, sốc, nhiễm trùng và tổn thương. Khi nghi ngờ có chảy máu, việc cầm máu và băng bó vết thương đúng cách là rất quan trọng để đảm bảo sự an toàn cho nạn nhân.

Quy trình thực hiện xét nghiệm Rubella đối với thai phụ

Quy trình thực hiện xét nghiệm Rubella đối với thai phụ

Khi có triệu chứng nghi ngờ hoặc tiếp xúc với người nhiễm bệnh, mẹ bầu cần chủ động đi khám và thực hiện xét nghiệm Rubella để bảo vệ sức khỏe cho cả mẹ và con.
Những điều cần biết về xét nghiệm giới tính thai nhi

Những điều cần biết về xét nghiệm giới tính thai nhi

Khi mang thai, ngoài việc chăm sóc sức khỏe, nhiều bậc phụ huynh cũng rất quan tâm đến giới tính của thai nhi. Vậy làm thế nào để xét nghiệm giới tính thai nhi và khi nào có thể thực hiện?
Dấu hiệu và chẩn đoán các loại ung thư cổ tử cung thường gặp

Dấu hiệu và chẩn đoán các loại ung thư cổ tử cung thường gặp

Ung thư cổ tử cung là một trong những loại ung thư nguy hiểm nhất đối với phụ nữ. Việc nâng cao nhận thức về loại ung thư này, những dấu hiệu cảnh báo và quy trình chẩn đoán định kỳ là cực kỳ quan trọng.
Những nguyên nhân gây nhiễm trùng đường tiểu cần lưu ý

Những nguyên nhân gây nhiễm trùng đường tiểu cần lưu ý

Nếu bị nhiễm trùng đường tiểu trong thời gian dài, có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm. Tuy nhiên, nếu phát hiện sớm và điều trị đúng cách, bệnh nhân có thể hoàn toàn chữa khỏi.
Đăng ký trực tuyến