Lưu ý chỉ định sử dụng thuốc kháng Histamin H1 tại nhà thuốc

Thứ hai, 13/05/2024 | 16:12

Khi cần điều trị các triệu chứng dị ứng, thuốc kháng histamin thường được xem xét là lựa chọn đầu tiên. Tuy vậy, cơ chế hoạt động của nhóm thuốc này là gì và làm thế nào để sử dụng chúng một cách hợp lý?

tuyen-sinh-cao-dang-duoc-sai-gon
Các thuốc kháng histamin được thiết kế để đối kháng với histamin tại các thụ thể tương ứng

Bài thuốc này hãy cùng các dược sĩ bác sĩ tại Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn tìm hiểu về lưu ý chỉ định sử dụng thuốc kháng Histamin H1 tại nhà thuốc.

Các loại thuốc kháng histamin

Histamin là một chất trung gian chủ chốt trong quá trình phản ứng dị ứng của cơ thể. Nó tác động thông qua hai loại thụ thể chính là histamin H1 và H2, có mặt trên nhiều loại tế bào khác nhau trong cơ thể như cơ trơn hô hấp, mạch máu, và các bạch cầu. Khi cơ thể tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng, histamin được giải phóng và tác động lên thụ thể H1 gây ra các triệu chứng dị ứng như phù nề, viêm, ngứa, phát ban, và co thắt khí quản. Trong khi đó, khi histamin tác động lên thụ thể H2, nó gây ra tăng tiết acid dịch vị, và nếu tiết acid này quá mức có thể dẫn đến viêm loét dạ dày.

Các thuốc kháng histamin là nhóm thuốc được thiết kế để đối kháng với histamin tại các thụ thể tương ứng. Tùy thuộc vào việc đối kháng diễn ra trên thụ thể H1 hoặc H2, chúng được phân loại thành hai loại: thuốc kháng histamin H1 và thuốc kháng histamin H2. Trong quá trình điều trị dị ứng, thuốc kháng histamin H1 thường được ưu tiên và coi là an toàn nhất, trong khi thuốc kháng histamin H2 thường được sử dụng để giảm tiết acid dịch vị và điều trị viêm loét dạ dày.

Thuốc kháng histamin H1 thế hệ 1

Thuốc kháng histamin H1 thế hệ 1 gồm các thuốc như:

  • Chlorpheniramin (Biệt dược của Uspharma) và Dexchlorpheniramin (Vacopola): Dùng để giảm chảy dịch mũi và cảm giác ngứa, thích hợp cho trẻ em. Tuy nhiên, cần lưu ý có thể gây khô môi, miệng và bí tiểu, cũng như ngất ngưởi kéo dài.
  • Diphenhyradmin (Nautamin) và Dimehydrinat (Biệt dược của APO-Dimehydrinat): Dùng trong trường hợp say tàu xe, Nautamin có thể chỉ định cho người say tàu xe.
  • Cyproheptadin (Peritol): Thường được sử dụng để giải quyết tình trạng biếng ăn hoặc mất sự ngon miệng, tuy nhiên không nên sử dụng lâu dài.
  • Scopolamin (Ariel TDDS): Dùng dưới dạng miếng dán để giảm triệu chứng say tàu xe. Tuy nhiên, cần cẩn thận vì có thể gây ra nhiều tác dụng phụ.
  • Alimemazin (Theralen): Thường được chỉ định trong trường hợp ho khan, ho do kích ứng hoặc viêm mũi, đặc biệt phù hợp cho trẻ em.
  • Cinnarizin (Stugeron): Sử dụng để giảm các triệu chứng rối loạn tiền đình, đau đầu nửa, và chóng mặt.
  • Ebastin: Phù hợp trong trường hợp viêm mũi, dị ứng, và mề đay.
  • Flunarizin (Sibelium): Dùng để giảm đau đầu nửa, chóng mặt và rối loạn tiền đình.
  • Hydroxyzin (Atarax 25mg): Sử dụng để kiểm soát buồn nôn và cảm giác ngứa.

Đây là các kháng histamin cổ điển, ra đời từ những năm 1930. Thời gian thuốc tác dụng ngắn nên người dùng phải dùng thuốc nhiều lần trong ngày.

Thuốc kháng histamin H1 thế hệ 1 có tác dụng phụ trên hệ thần kinh trung ương như gây buồn ngủ, mất tập trung, chóng mặt, do vậy không nên sử dụng khi đang lái tàu xe, làm việc trên cao, vận hành máy móc hoặc những công việc cần sự tỉnh táo. Các thuốc thế hệ 1 còn có phụ gây khô môi, táo bón, nhịp tim nhanh, bí tiểu khi dùng lâu dài.

Xem thêm: Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn miễn tới 100% học phí toàn khoá Cao đẳng Dược

cao dang duoc
Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn đào tạo Dược sĩ nhà thuốc chuyên nghiệp

Thuốc kháng histamin H1 thế hệ 2

Thuốc kháng histamin thế hệ 2 gồm những thuốc như:

  • Loratadin 10mg (Clarytin, Lorastad, Lorabay)
  • Fexofenadin 60, 120, 180mg (Telfast, Telfor, Fexostad)
  • Cetirizin 10mg (Cezil, Cetirizin stada)
  • Levocetirizin (Xyzal)
  • Desloratadin (Aerius)
  • Acrivastin

Dược sĩ Cao đẳng Dược TPHCM cho biết thuốc kháng histamin H1 thế hệ 2 ít tác dụng phụ gây buồn ngủ hơn thuốc thế hệ 1 nên được sử dụng rộng rãi hơn trong điều trị. Sử dụng trong trường hợp viêm mũi dị ứng, ngứa da, và mề đay.

Cần thận trọng khi sử dụng cho trẻ nhỏ dưới 6 tuổi. Riêng dạng siro như Aerius có thể được chỉ định cho trẻ nhỏ. Dạng viên như Cetirizin, Levocetirizin, Loratadin cần xem xét cho người say tàu xe.

Tìm hiểu viêm đại tràng giả mạc và các phương pháp chẩn đoán chữa trị

Tìm hiểu viêm đại tràng giả mạc và các phương pháp chẩn đoán chữa trị

Viêm đại tràng giả mạc là bệnh lý nguy hiểm, có thể gây biến chứng nếu không điều trị kịp thời. Bệnh thường do sử dụng kháng sinh và liên quan đến hệ miễn dịch suy giảm cùng một số yếu tố khác.
Các bệnh thường gặp vào mùa đông - xuân và cách phòng ngừa

Các bệnh thường gặp vào mùa đông - xuân và cách phòng ngừa

Mùa đông - xuân với thời tiết lạnh, độ ẩm cao tạo điều kiện cho virus, vi khuẩn phát triển mạnh, cùng sự thay đổi nhiệt độ đột ngột làm suy giảm hệ miễn dịch, khiến cơ thể dễ bị bệnh.
Nguyên nhân gây thở khò khè ở người lớn và phương pháp điều trị

Nguyên nhân gây thở khò khè ở người lớn và phương pháp điều trị

Khò khè không chỉ là triệu chứng phổ biến ở trẻ em mà còn có thể xuất hiện ở người trưởng thành. Vậy nguyên nhân gây thở khò khè ở người lớn là gì và chúng ta có thể làm gì để cải thiện tình trạng này?
Nguyên nhân và triệu chứng của bệnh trào ngược dạ dày thực quản

Nguyên nhân và triệu chứng của bệnh trào ngược dạ dày thực quản

Trào ngược dạ dày thực quản là bệnh lý phổ biến, nhưng nhiều người thường tự điều trị mà không thăm khám bác sĩ. Điều này có thể làm bệnh nặng hơn và dẫn đến ung thư nếu không được điều trị kịp thời.
Đăng ký trực tuyến