Nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết phổ biến của sốt siêu vi

Thứ bảy, 03/05/2025 | 10:51

Sốt siêu vi là bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp phổ biến, nhất là khi thời tiết lạnh ẩm. Hầu hết tự khỏi, nhưng có trường hợp nặng cần nhập viện. Nhận biết sớm triệu chứng giúp điều trị và phòng ngừa hiệu quả.

Nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết phổ biến của sốt siêu vi
Sốt siêu vi là bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp phổ biến

Bài viết dưới đây do chuyên gia y tế Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn chia sẻ sẽ giúp bạn hiểu rõ các dấu hiệu, cách điều trị và phòng ngừa sốt siêu vi một cách chủ động và hiệu quả.

Nguyên nhân gây sốt siêu vi

Sốt siêu vi (hay còn gọi là sốt virus) là phản ứng tự nhiên của cơ thể khi hệ miễn dịch chống lại sự xâm nhập của virus. Đây không phải là một bệnh cụ thể mà là triệu chứng chung do nhiều loại virus gây ra.

Một số virus phổ biến gây sốt siêu vi gồm: cúm A, cúm B, Rhinovirus, Adenovirus, virus Herpes, Enterovirus, SARS-CoV-2,... Bệnh thường bùng phát mạnh vào mùa lạnh, thời tiết ẩm ướt hoặc mùa mưa. Sốt có thể kéo dài từ vài ngày đến một tuần, lâu hơn ở người có hệ miễn dịch yếu.

Dấu hiệu điển hình của sốt siêu vi

Việc nhận biết sớm các triệu chứng sốt siêu vi đóng vai trò rất quan trọng trong việc theo dõi và điều trị kịp thời, hạn chế nguy cơ biến chứng nặng.

Các biểu hiện thường gặp gồm:

  • Sốt cao từ 39 – 41°C;
  • Mệt mỏi, đau nhức mình mẩy, đau đầu;
  • Buồn nôn, nôn ói, tiêu chảy;
  • Rát họng, ho khan, sổ mũi;
  • Đau mắt, đỏ kết mạc;
  • Nổi hạch cổ, phát ban sau sốt.

Thông thường các triệu chứng giảm sau 5–7 ngày, nhưng một số người có thể gặp biến chứng nguy hiểm như viêm phổi, viêm não, suy gan, suy thận, sốc nhiễm trùng,… Khi xuất hiện các dấu hiệu sau, cần đưa bệnh nhân đi viện ngay:

  • Sốt cao > 39°C kéo dài trên 2 ngày không hạ;
  • Khó thở, tím tái, mê sảng, co giật;
  • Đau đầu dữ dội, nôn mửa liên tục, mất nước.

Theo dõi sát triệu chứng và can thiệp đúng lúc sẽ giúp người bệnh phục hồi nhanh chóng và tránh được những hậu quả đáng tiếc.

Chẩn đoán và điều trị bệnh sốt siêu vi

Để xác định chính xác tình trạng sốt siêu vi, ngoài việc thăm khám lâm sàng và đánh giá triệu chứng, bác sĩ có thể chỉ định thêm một số xét nghiệm cận lâm sàng nhằm hỗ trợ chẩn đoán và loại trừ các bệnh lý khác:

  • Xét nghiệm máu, nước tiểu;
  • Xét nghiệm dịch mũi, họng;
  • Chụp X-quang phổi.

Các xét nghiệm này giúp phân biệt sốt siêu vi với các bệnh có biểu hiện tương tự như: sốt xuất huyết, cúm, sốt thương hàn, viêm phổi, lao phổi,...

Hiện nay chưa có thuốc đặc trị tiêu diệt virus gây sốt siêu vi. Do đó, việc điều trị chủ yếu tập trung vào chăm sóc triệu chứng và hỗ trợ phục hồi thể trạng:

  • Nghỉ ngơi đầy đủ, tránh vận động mạnh;
  • Uống nhiều nước, bổ sung điện giải;
  • Tăng cường vitamin C từ trái cây, rau củ;
  • Ăn các món dễ tiêu, giàu dinh dưỡng;
  • Chườm ấm nếu sốt cao, mặc quần áo thoáng mát;
  • Dùng thuốc hạ sốt, giảm đau đúng liều theo chỉ định bác sĩ.

Lưu ý: Kháng sinh không có tác dụng với virus, chỉ dùng khi có dấu hiệu nhiễm khuẩn thứ phát và phải theo chỉ định của bác sĩ.

Xem thêm: Hướng dẫn cha mẹ xử trí an toàn khi trẻ bị chảy máu cam

a (6)
Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn tuyển sinh năm 2025

Phòng ngừa sốt siêu vi

Bác sĩ giảng viên Cao đẳng Y đa khoa khuyến nghị để giảm nguy cơ mắc sốt siêu vi, mỗi người cần chủ động thực hiện các biện pháp phòng ngừa đơn giản nhưng hiệu quả sau:

  • Tiêm vắc xin đầy đủ các bệnh thường gặp như cúm, sởi, rubella, quai bị...;
  • Ăn chín, uống sôi, vệ sinh an toàn thực phẩm;
  • Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng, giữ môi trường sống thông thoáng, sạch sẽ;
  • Tránh tiếp xúc gần với người đang mắc bệnh;
  • Đeo khẩu trang khi có dấu hiệu bệnh hoặc ở nơi đông người;
  • Tăng cường sức đề kháng bằng chế độ dinh dưỡng hợp lý, luyện tập thể dục và ngủ đủ giấc.

Việc nắm rõ triệu chứng và biết cách xử lý đúng sẽ giúp bạn chủ động bảo vệ sức khỏe. Nếu tình trạng sốt kéo dài không cải thiện hoặc xuất hiện dấu hiệu bất thường, hãy đến cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời.

Nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết phổ biến của sốt siêu vi

Nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết phổ biến của sốt siêu vi

Sốt siêu vi là bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp phổ biến, nhất là khi thời tiết lạnh ẩm. Hầu hết tự khỏi, nhưng có trường hợp nặng cần nhập viện. Nhận biết sớm triệu chứng giúp điều trị và phòng ngừa hiệu quả.
Biến chứng xơ vữa mạch vành và cách phòng ngừa hiệu quả

Biến chứng xơ vữa mạch vành và cách phòng ngừa hiệu quả

Động mạch vành xuất phát từ gốc động mạch chủ, có vai trò cung cấp máu cho tim. Khi bị xơ vữa, lòng mạch hẹp dần do mảng bám, làm tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim.
Hướng dẫn cha mẹ xử trí an toàn khi trẻ bị chảy máu cam

Hướng dẫn cha mẹ xử trí an toàn khi trẻ bị chảy máu cam

Chảy máu cam (chảy máu mũi) là tình trạng thường gặp ở trẻ nhỏ, xuất phát từ nhiều nguyên nhân. Xử lý đúng cách và xác định nguyên nhân sớm sẽ giúp bảo vệ sức khỏe cho trẻ hiệu quả hơn.
Hướng dẫn quy trình truyền tĩnh mạch và những lưu ý đảm bảo an toàn

Hướng dẫn quy trình truyền tĩnh mạch và những lưu ý đảm bảo an toàn

Truyền dịch tĩnh mạch là phương pháp đưa thuốc hoặc dưỡng chất trực tiếp vào cơ thể, thường dùng trong điều trị. Kỹ thuật này phải do bác sĩ chỉ định và thực hiện đúng quy trình để tránh biến chứng nguy hiểm như phù phổi, suy tim hay sốc phản vệ.
Đăng ký trực tuyến