Nguyên tắc điều trị và phòng ngừa bất dung nạp lactose ở trẻ sơ sinh
Thứ sáu, 14/02/2025 | 10:47
Bất dung nạp lactose ở trẻ sơ sinh có thể gây ra nhiều biến chứng nếu không được điều trị kịp thời. Vì vậy, các bậc phụ huynh cần chủ động trong việc phát hiện và điều trị tình trạng này để bảo vệ sức khỏe cho trẻ.
Bất dung nạp lactose có thể do thiếu hoặc không có enzyme lactase
Hãy cùng các chuyên gia tại Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn tìm hiểu về bệnh bất dung nạp lactose ở trẻ sơ sinh, giúp các bậc phụ huynh nhận biết sớm các triệu chứng và có biện pháp điều trị phù hợp để bảo vệ sức khỏe của bé.
Bất dung nạp lactose là gì?
Đây là tình trạng khi trẻ thiếu enzyme lactase, khiến cơ thể không thể phân hủy lactose trong sữa và các sản phẩm từ sữa. Kết quả là, lactose không được hấp thụ vào máu mà chuyển xuống đại tràng, nơi vi khuẩn sẽ phân hủy chúng thành axit lactic và khí carbon dioxide. Điều này gây ra các triệu chứng như đầy bụng, khó tiêu, ợ hơi, nôn trớ, và tiêu chảy sau khi uống sữa.
Bất dung nạp lactose có thể do thiếu hoặc không có enzyme lactase. Có ba dạng chính của tình trạng này:
Bất dung nạp bẩm sinh: Do di truyền, xảy ra ngay từ khi trẻ bắt đầu bú sữa và gây tiêu chảy nặng. Tình trạng này kéo dài suốt đời và cần loại trừ hoàn toàn các sản phẩm chứa lactose.
Bất dung nạp nguyên phát: Đây là dạng phổ biến nhất, xảy ra khi hoạt động của enzyme lactase giảm theo tuổi tác, không liên quan đến yếu tố di truyền. Trẻ sinh non dễ gặp phải dạng này.
Bất dung nạp thứ phát: Xảy ra sau nhiễm trùng hoặc các bệnh lý ảnh hưởng đến đường ruột, làm giảm khả năng sản xuất lactase.
Trẻ sơ sinh sẽ có các triệu chứng sau sau khi bú sữa hoặc tiêu thụ các sản phẩm từ sữa trong khoảng 30 phút đến 2 giờ:
Đau bụng, chướng bụng.
Ợ hơi, nôn trớ.
Phân lỏng, có mùi chua.
Quấy khóc, bỏ bú.
Chậm tăng cân hoặc sụt cân.
Do các triệu chứng này cũng có thể là dấu hiệu của các rối loạn tiêu hóa khác, phụ huynh cần đưa trẻ đến bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Điều trị bất dung nạp lactose ở trẻ sơ sinh
Sau khi được chẩn đoán, các phương pháp điều trị sẽ bao gồm:
Thay đổi sữa: Đây là cách điều trị chính. Bác sĩ sẽ tư vấn loại sữa không chứa hoặc chứa ít lactose phù hợp với tình trạng của bé. Nếu trẻ bị bất dung nạp tạm thời do nhiễm virus hoặc viêm ruột, vẫn có thể cho trẻ bú mẹ hoặc tiếp tục dùng loại sữa hiện tại, nhưng cần điều chỉnh số lần bú và lượng sữa mỗi cữ.
Bổ sung enzyme lactase: Nếu trẻ thiếu enzyme lactase, bác sĩ sẽ cho bổ sung enzyme lactase qua đường uống trước hoặc trong khi cho trẻ bú. Phụ huynh cần tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ về liều lượng và thời điểm sử dụng.
Điều chỉnh chế độ ăn: Nếu bất dung nạp lactose là do bệnh Celiac, phụ huynh cần tránh cho bé ăn các thực phẩm chứa gluten (như lúa mạch, lúa mì) khi bé bắt đầu ăn dặm và thay thế bằng các thực phẩm không chứa gluten như gạo, ngô, khoai.
Việc điều trị bất dung nạp lactose ở trẻ sơ sinh đòi hỏi sự can thiệp kịp thời và phù hợp từ các chuyên gia y tế, nhằm đảm bảo sự phát triển khỏe mạnh và an toàn cho trẻ.
Bác sĩ giảng viên Cao đẳng Y đa khoa cho biết để phòng ngừa và giảm thiểu các triệu chứng bất dung nạp lactose, các bậc phụ huynh cần chú ý những điều sau:
Ưu tiên cho trẻ bú mẹ: Sữa mẹ chứa nhiều dưỡng chất và kháng thể, giúp trẻ tiêu hóa tốt hơn và tăng cường hệ miễn dịch.
Chọn sữa ngoài phù hợp: Nếu cần sử dụng sữa ngoài, hãy chọn loại không chứa hoặc chứa ít lactose và có bổ sung enzyme lactase.
Không tự ý thay đổi sữa: Tránh thay đổi loại sữa nếu không có sự chỉ định của bác sĩ để tránh gây rủi ro cho trẻ. Cũng không nên tự ý bổ sung enzyme lactase mà không có chỉ định.
Điều chỉnh cách cho bú: Tăng số lần bú và giảm lượng sữa mỗi lần bú giúp giảm áp lực lên hệ tiêu hóa non nớt của trẻ.
Cẩn trọng với thực phẩm khi trẻ ăn dặm: Khi trẻ bắt đầu ăn dặm, cần thử nghiệm với các thực phẩm mới, đặc biệt là các sản phẩm từ sữa như sữa chua, phô mai. Thử cho trẻ ăn một lượng nhỏ và theo dõi phản ứng của cơ thể.
Bổ sung canxi: Vì trẻ bị bất dung nạp lactose thường tiêu thụ ít sữa, dễ thiếu canxi, hãy bổ sung các thực phẩm giàu canxi như hải sản, rau xanh đậm, đậu phụ, và đậu trắng.
Theo dõi sức khỏe định kỳ: Đưa trẻ đi khám bác sĩ định kỳ để kiểm tra sức khỏe tiêu hóa và theo dõi các triệu chứng bất dung nạp lactose.
Những thông tin trên hy vọng sẽ giúp các bậc phụ huynh hiểu rõ hơn về bất dung nạp lactose và cách chăm sóc trẻ bị tình trạng này một cách hiệu quả.
Viêm đại tràng giả mạc là bệnh lý nguy hiểm, có thể gây biến chứng nếu không điều trị kịp thời. Bệnh thường do sử dụng kháng sinh và liên quan đến hệ miễn dịch suy giảm cùng một số yếu tố khác.
Mùa đông - xuân với thời tiết lạnh, độ ẩm cao tạo điều kiện cho virus, vi khuẩn phát triển mạnh, cùng sự thay đổi nhiệt độ đột ngột làm suy giảm hệ miễn dịch, khiến cơ thể dễ bị bệnh.
Khò khè không chỉ là triệu chứng phổ biến ở trẻ em mà còn có thể xuất hiện ở người trưởng thành. Vậy nguyên nhân gây thở khò khè ở người lớn là gì và chúng ta có thể làm gì để cải thiện tình trạng này?
Trào ngược dạ dày thực quản là bệnh lý phổ biến, nhưng nhiều người thường tự điều trị mà không thăm khám bác sĩ. Điều này có thể làm bệnh nặng hơn và dẫn đến ung thư nếu không được điều trị kịp thời.