Nhận diện những biểu hiện của suy buồng trứng

Thứ ba, 01/10/2024 | 08:38

Suy buồng trứng là tình trạng mà buồng trứng không còn hoạt động bình thường, dẫn đến sự suy giảm sản xuất hormone estrogen và progesterone đồng thời ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng sinh sản và chất lượng cuộc sống của nữ giới.

suy buồng trứng
Suy buồng trứng là tình trạng buồng trứng không còn hoạt động bình thường

Suy buồng trứng là gì? Dấu hiệu nhận biết ra sao?

Suy buồng trứng là tình trạng buồng trứng không còn hoạt động bình thường, dẫn đến sự giảm sản xuất hormone estrogen và progesterone. Điều này khiến phụ nữ gặp khó khăn trong việc sản xuất và nuôi dưỡng trứng, từ đó ảnh hưởng đến khả năng sinh sản. Tình trạng này cũng có thể làm giảm chất lượng đời sống tình dục.

bác sĩ giảng viên Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn chia sẻ, phụ nữ có thể dễ dàng nhận ra dấu hiệu suy buồng trứng thông qua một số triệu chứng điển hình như:

  • Kinh nguyệt không đều và thất thường.
  • Chu kỳ kinh ngắn lại.
  • Rối loạn kinh nguyệt kéo dài.
  • Thường xuyên bị trễ kinh.
  • Lượng máu kinh ra ít và có màu sắc khác lạ.
  • Mất ngủ, đặc biệt là vào giữa đêm.
  • Cảm thấy buồn nôn, chóng mặt.
  • Giảm nhu cầu tình dục.
  • Xuất hiện nếp nhăn, làn da kém đàn hồi.
  • Ngực không còn săn chắc.
  • Suy giảm trí nhớ.
  • Âm đạo khô, gây đau rát khi quan hệ.
  • Cảm giác lo âu thường xuyên.

Ngoài ra, suy buồng trứng cũng có thể dẫn đến một số bệnh lý về tuyến giáp, tim mạch và xương khớp.

Nguyên nhân suy buồng trứng

Nhiều yếu tố có thể gây ra tình trạng này, bao gồm:

  • Tuổi tác: Khi phụ nữ lớn tuổi, số lượng và chất lượng trứng giảm, đặc biệt khi đến giai đoạn mãn kinh.
  • Bất thường nhiễm sắc thể: Các rối loạn di truyền như hội chứng Turner, hội chứng Fragile X có thể dẫn đến suy buồng trứng.
  • Hóa trị và xạ trị: Những phương pháp này có thể làm tổn thương tế bào buồng trứng.
  • Bệnh lý tự miễn: Hệ miễn dịch tấn công buồng trứng gây hỏng nang trứng.
  • Giảm cân quá mức: Giảm cân không hợp lý có thể ảnh hưởng đến chức năng buồng trứng.
  • Căng thẳng kéo dài: Tình trạng này làm giảm khả năng sản xuất hormone, ảnh hưởng đến buồng trứng.
  • Tổn thương do phẫu thuật: Một số phẫu thuật có thể làm tổn thương buồng trứng, dẫn đến suy giảm chức năng.

Xem thêm: Các bước đơn giản để phòng ngừa sỏi Amidan hiệu quả

IMG_8451
Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn tuyển sinh năm 2024

Chẩn đoán và điều trị suy buồng trứng

Chẩn đoán suy buồng trứng bằng các phương pháp kỹ thuật Xét nghiệm Y học như:

  • Xét nghiệm AMH: Đánh giá khả năng dự trữ nang noãn. Nồng độ AMH thấp (dưới 0.01) cho thấy có thể có suy buồng trứng.
  • Xét nghiệm hormone: Xem xét nồng độ FSH, LH, Estradiol, Progesteron để đánh giá hoạt động buồng trứng.
  • Nhiễm sắc thể đồ: Xác định nguyên nhân gây suy buồng trứng.
  • Siêu âm tử cung và phần phụ: Đánh giá hình thái và kích thước buồng trứng.

Phác đồ điều trị tùy thuộc vào độ tuổi và kế hoạch sinh con. Một số phương pháp phổ biến:

  • Liệu pháp hormone thay thế: Giúp giảm triệu chứng do suy giảm estrogen và phòng ngừa loãng xương.
  • Bổ sung canxi và vitamin D: Cần thiết cho sức khỏe xương khớp.
  • Điều trị vô sinh: Thụ tinh trong ống nghiệm cho phụ nữ có suy buồng trứng nhưng vẫn còn khả năng mang thai.
  • Xin trứng: Khi không thể sử dụng trứng tự thân nhưng vẫn muốn sinh con.
  • Trữ noãn: Bảo tồn khả năng sinh sản cho những phụ nữ chưa sẵn sàng làm mẹ.

Hy vọng thông tin này hữu ích cho bạn trong việc hiểu rõ về suy buồng trứng và cách chăm sóc sức khỏe sinh sản.

Tổng quan về nguyên nhân và triệu chứng rối loạn gan

Tổng quan về nguyên nhân và triệu chứng rối loạn gan

Rối loạn chức năng gan là tình trạng gan suy giảm hoạt động, ảnh hưởng đến quá trình chuyển hóa và thải độc. Phát hiện sớm và điều trị kịp thời giúp bảo vệ gan và phòng ngừa biến chứng nguy hiểm.
Cảnh báo dấu hiệu nhiễm HPV ở nữ giới và cách chẩn đoán chính xác

Cảnh báo dấu hiệu nhiễm HPV ở nữ giới và cách chẩn đoán chính xác

Virus HPV là tác nhân chính gây nhiều bệnh lý nguy hiểm, đặc biệt là ung thư cổ tử cung. Vì vậy, việc nhận biết sớm dấu hiệu và chẩn đoán đúng là điều cần thiết để phòng ngừa và điều trị hiệu quả.
Nhận diện các bệnh lý tiêu hóa thường gặp và cách phòng tránh hiệu quả

Nhận diện các bệnh lý tiêu hóa thường gặp và cách phòng tránh hiệu quả

Hệ tiêu hóa có vai trò quan trọng trong việc xử lý thức ăn, hấp thụ dưỡng chất và loại bỏ độc tố khỏi cơ thể. Khi gặp vấn đề mà không được phát hiện và điều trị kịp thời, người bệnh có thể đối mặt với những biến chứng nghiêm trọng.
Các phương pháp chẩn đoán hội chứng rối loạn sinh tủy (MDS)

Các phương pháp chẩn đoán hội chứng rối loạn sinh tủy (MDS)

Hội chứng rối loạn sinh tủy (MDS) là nhóm bệnh huyết học mạn tính, khi tủy xương tạo ra các tế bào máu không đầy đủ hoặc bất thường, dẫn đến thiếu máu, dễ nhiễm trùng, chảy máu và có nguy cơ tiến triển thành bạch cầu cấp dòng tủy (AML)
Đăng ký trực tuyến