Những điều cần lưu ý về bệnh đa u tủy xương

Thứ năm, 14/11/2024 | 08:42

Đa u tủy xương là căn bệnh ít người hiểu rõ, nhiều người mắc phải mà không biết hoặc nhầm lẫn với các bệnh xương khớp, tiết niệu. Vì vậy, bệnh thường được phát hiện muộn và gây ra biến chứng nghiêm trọng.

bệnh đa u tủy xương
Đa u tủy xương là một dạng ung thư máu

Bài viết này bác sĩ giảng viên Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về bệnh và các phương pháp điều trị bệnh đa u tủy xương!

Triệu chứng của đa u tủy xương

Đa u tủy xương là một dạng ung thư máu, xảy ra khi có sự tăng sinh bất thường của tế bào plasmo trong tủy xương và một số cơ quan khác. Điều này gây mất cân bằng các dòng tế bào máu, tạo ra các ổ tiêu xương, dẫn đến gãy xương và rối loạn chức năng của nhiều cơ quan trong cơ thể.

Triệu chứng của bệnh thường rất giống với các vấn đề về xương khớp hoặc các bệnh lý khác, do đó dễ bị nhầm lẫn và gây tâm lý chủ quan cho người bệnh. Dưới đây là một số dấu hiệu cảnh báo bạn cần chú ý:

  • Mệt mỏi và thiếu chất: Tăng sinh bất thường của tương bào khiến cơ thể khó sản sinh đủ tế bào máu, dẫn đến thiếu hụt chất dinh dưỡng và mệt mỏi, ngay cả khi không lao động nặng.
  • Sưng và sốt: Bệnh nhân bị sưng và sốt, đặc biệt là ở các vùng quanh xương, gây đau nhức và khó chịu.
  • Giảm ăn uống và giảm cân: Nếu bạn không có kế hoạch giảm cân mà đột nhiên cảm thấy chán ăn và giảm cân nhanh chóng, đó có thể là dấu hiệu của việc rối loạn sản xuất tế bào máu.
  • Đau nhức xương: Cảm giác đau nhức ở các vùng xương, đặc biệt khi có lực tác động mạnh, là một triệu chứng điển hình của bệnh này. Tuy nhiên, biểu hiện này dễ bị nhầm với các bệnh lý xương khớp thông thường.
  • Khó thở: Do thiếu hụt tế bào hồng cầu, cơ thể không được cung cấp đủ oxy, dẫn đến khó thở.
  • Dễ bị chảy máu: Do tủy xương không sản xuất đủ tế bào máu và suy giảm chức năng đông máu, bệnh nhân dễ bị chảy máu hơn bình thường.

Nguyên nhân gây đa u tủy xương

Hiện nay, nguyên nhân chính xác của đa u tủy xương vẫn chưa được xác định rõ. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu cho thấy bệnh có thể liên quan đến các yếu tố di truyền, môi trường, phóng xạ và các yếu tố nguy cơ khác. Cụ thể:

  • Yếu tố di truyền: Nếu trong gia đình có người mắc bệnh, các thành viên còn lại có nguy cơ cao hơn.
  • Môi trường và hóa chất độc hại: Những người làm việc hoặc sống trong môi trường ô nhiễm, có tiếp xúc với phóng xạ hoặc hóa chất độc hại (chẳng hạn như thuốc lá) cũng có nguy cơ mắc bệnh cao.

Cách phát hiện đa u tủy xương

Vì bệnh có các triệu chứng tương tự như nhiều bệnh lý khác, đặc biệt là các bệnh về xương khớp, việc chẩn đoán sớm rất quan trọng. Để chẩn đoán chính xác, bác sĩ sẽ yêu cầu thực hiện một số xét nghiệm và phương pháp kiểm tra, bao gồm:

  • Xét nghiệm máu toàn diện: Giúp bác sĩ xác định xem người bệnh có thiếu máu hay không và có hiện tượng tăng sinh tương bào hay không.
  • Xét nghiệm globulin miễn dịch huyết thanh: Để phát hiện protein sản sinh từ tương bào ác tính.
  • Xét nghiệm sinh hóa máu: Kiểm tra chức năng hoạt động của các cơ quan trong cơ thể.
  • Sinh thiết tủy xương: Được thực hiện khi có nghi ngờ về sự tăng sinh bất thường của tương bào.
  • Xét nghiệm di truyền: Giúp phát hiện những bất thường về nhiễm sắc thể.

Ngoài các xét nghiệm trên, bác sĩ cũng có thể chỉ định các phương pháp chẩn đoán hình ảnh như chụp X-quang, CT, hoặc MRI để phát hiện tổn thương trong cơ thể.

Xem thêm: Dấu hiệu nhận biết và điều trị bệnh viêm xung huyết hang vị dạ dày

imgpsh_fullsize_anim-3-14
Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn tuyển sinh năm 2024

Phương pháp điều trị đa u tủy xương

Mặc dù hiện nay chưa có phương pháp nào có thể chữa trị hoàn toàn đa u tủy xương, nhưng các biện pháp điều trị hiện tại có thể giúp bệnh nhân giảm triệu chứng, kiểm soát sự tiến triển của bệnh và nâng cao chất lượng sống. Các phương pháp điều trị phổ biến bao gồm:

  • Thuốc miễn dịch: Giúp tăng cường hệ thống miễn dịch và giảm triệu chứng.
  • Xạ trị và hóa trị: Giúp kiểm soát sự phát triển của khối u và các tế bào ung thư.
  • Liệu pháp tế bào: Một phương pháp điều trị tiên tiến giúp làm chậm quá trình tiến triển của bệnh.

Bác sĩ giảng viên Cao đẳng Y đa khoa lưu ý điều trị thường kết hợp nhiều phương pháp để đạt hiệu quả tối ưu. Phác đồ điều trị sẽ phụ thuộc vào mức độ, giai đoạn bệnh và tình trạng sức khỏe của từng bệnh nhân. Để hỗ trợ tinh thần, bệnh nhân có thể cần sự tư vấn của các chuyên gia tâm lý.

Nhận diện các bệnh lý tiêu hóa thường gặp và cách phòng tránh hiệu quả

Nhận diện các bệnh lý tiêu hóa thường gặp và cách phòng tránh hiệu quả

Hệ tiêu hóa có vai trò quan trọng trong việc xử lý thức ăn, hấp thụ dưỡng chất và loại bỏ độc tố khỏi cơ thể. Khi gặp vấn đề mà không được phát hiện và điều trị kịp thời, người bệnh có thể đối mặt với những biến chứng nghiêm trọng.
Các phương pháp chẩn đoán hội chứng rối loạn sinh tủy (MDS)

Các phương pháp chẩn đoán hội chứng rối loạn sinh tủy (MDS)

Hội chứng rối loạn sinh tủy (MDS) là nhóm bệnh huyết học mạn tính, khi tủy xương tạo ra các tế bào máu không đầy đủ hoặc bất thường, dẫn đến thiếu máu, dễ nhiễm trùng, chảy máu và có nguy cơ tiến triển thành bạch cầu cấp dòng tủy (AML)
Triệu chứng và phương pháp điều trị u tuyến cận giáp hiệu quả

Triệu chứng và phương pháp điều trị u tuyến cận giáp hiệu quả

U tuyến cận giáp có thể dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng như gãy xương, suy thận, thậm chí là tàn phế, làm giảm chất lượng sống của người bệnh.
Phân loại và tiêu chuẩn xác định suy tim trong thực hành lâm sàng

Phân loại và tiêu chuẩn xác định suy tim trong thực hành lâm sàng

Suy tim là bệnh tim mạch nguy hiểm, ảnh hưởng nặng đến sức khỏe và cuộc sống. Nếu không được phát hiện, điều trị kịp thời, bệnh có thể gây biến chứng nghiêm trọng. Cập nhật tiêu chuẩn chẩn đoán giúp phát hiện sớm và điều trị hiệu quả hơn.
Đăng ký trực tuyến