Sử dụng thuốc giảm đau kháng viêm NSAID sao cho đúng cách?

Thứ bảy, 12/04/2025 | 10:51

Thuốc giảm đau kháng viêm không steroid (NSAID) thường được dùng để giảm đau, viêm và hạ sốt. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn và hiệu quả, cần sử dụng theo đúng chỉ định của bác sĩ và hướng dẫn của nhà sản xuất.

Sử dụng thuốc giảm đau kháng viêm NSAID sao cho đúng cách
NSAID là nhóm thuốc có khả năng giảm đau, chống viêm và hạ sốt

Bài viết dưới đây các chuyên gia y tế từ Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn sẽ chia sẻ những thông tin cần thiết về thuốc giảm đau kháng viêm NSAID, từ công dụng, tác dụng phụ đến cách sử dụng đúng cách để đảm bảo hiệu quả điều trị.

Khi nào nên sử dụng thuốc giảm đau kháng viêm NSAID?

NSAID là nhóm thuốc có khả năng giảm đau, chống viêm và hạ sốt thông qua cơ chế ức chế enzyme cyclooxygenase (COX) – loại enzyme tham gia vào quá trình sản xuất prostaglandin – chất trung gian gây viêm, đau và sốt.

Enzyme COX có hai loại chính:

  • COX-1: Hiện diện ở nhiều cơ quan, đặc biệt trong dạ dày, giúp bảo vệ niêm mạc dạ dày và tham gia quá trình kết tập tiểu cầu.
  • COX-2: Chủ yếu xuất hiện khi có phản ứng viêm, kích thích sản sinh prostaglandin gây đau, sốt và viêm.

Thuốc NSAID thường được sử dụng để điều trị các bệnh lý mạn tính như viêm khớp dạng thấp, thoái hóa khớp, viêm cột sống dính khớp,... Bên cạnh đó, chúng cũng có hiệu quả trong các trường hợp đau cấp tính như đau sau phẫu thuật, đau nửa đầu hoặc khi cần hạ sốt.

Một số thuốc NSAID điển hình bao gồm:

  • Aspirin: Ngoài công dụng giảm đau, còn có tác dụng chống kết tập tiểu cầu, hỗ trợ phòng ngừa nguy cơ đột quỵ và nhồi máu cơ tim ở người có nguy cơ cao.
  • Các thuốc khác: Ibuprofen, naproxen, diclofenac, celecoxib...

NSAID có nhiều dạng bào chế: viên uống, dung dịch tiêm, thuốc bôi ngoài da (kem, gel) và đặt hậu môn.

Tuy có nhiều lợi ích, nhưng NSAID cũng được FDA (Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ) cảnh báo là một trong những nhóm thuốc dễ gây ra tác dụng phụ không mong muốn.

Tác dụng phụ có thể gặp khi dùng NSAID

Khi sử dụng NSAID, người bệnh có thể gặp phải một số tác dụng phụ như:

  • Đường tiêu hóa: Nguy cơ loét, xuất huyết dạ dày – tá tràng, đặc biệt ở những người có tiền sử bệnh dạ dày.
  • Tim mạch: Làm tăng nguy cơ rối loạn nhịp tim (rung nhĩ), huyết khối.
  • Thận: Gây rối loạn điện giải, suy thận cấp, viêm thận kẽ, hoại tử nhú thận,...
  • Huyết học: Do đặc tính ức chế kết tập tiểu cầu, có thể gây xuất huyết, đặc biệt ở người có vấn đề về đông máu.
  • Gan: Dù hiếm, nhưng vẫn có nguy cơ gây tổn thương gan.
  • Phản ứng khác: Dị ứng da (nổi mề đay), hen suyễn do aspirin.

Dù có thể gây ra nhiều tác dụng phụ, nhưng nếu dùng thuốc đúng liều lượng và theo chỉ dẫn của bác sĩ, NSAID vẫn là phương pháp điều trị hiệu quả trong nhiều trường hợp.

Ai cần thận trọng khi sử dụng NSAID?

Một số đối tượng đặc biệt cần cân nhắc kỹ trước khi sử dụng thuốc:

  • Phụ nữ mang thai: Không nên dùng NSAID, đặc biệt là từ tuần thai thứ 30 trở đi.
  • Phụ nữ đang cho con bú: Thuốc có thể bài tiết qua sữa mẹ và ảnh hưởng tới trẻ nhỏ.
  • Người đang có kế hoạch mang thai: NSAID có thể ảnh hưởng đến khả năng thụ thai.
  • Người mắc bệnh thận, tim mạch, viêm loét dạ dày – tá tràng.
  • Người cao tuổi: Có nguy cơ cao hơn gặp phải các tác dụng phụ.
  • Người bị hen suyễn.

Với những rủi ro tiềm ẩn, việc sử dụng NSAID ở các đối tượng đặc biệt này phải luôn được giám sát chặt chẽ bởi chuyên gia y tế

Xem thêm: Cách nhận biết sốt mọc răng ở trẻ và những lưu ý quan trọng

1 (4)
Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn tuyển sinh năm 2025

Những tương tác thuốc cần lưu ý

Dược sĩ Cao đẳng Dược Sài Gòn chia sẻ, NSAID có thể tương tác với nhiều loại thuốc khác, gây ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị hoặc làm tăng tác dụng phụ:

  • Kết hợp với thuốc lợi tiểu hoặc ức chế men chuyển (ACEI): Nguy cơ suy thận.
  • Dùng chung với thuốc chống đông (như warfarin): Làm tăng nguy cơ chảy máu.
  • NSAID làm giảm hiệu quả của thuốc điều trị cao huyết áp và suy tim.
  • Dùng đồng thời với corticosteroid: Tăng nguy cơ loét, xuất huyết tiêu hóa.
  • Tuyệt đối không dùng cùng rượu: Vì sẽ làm tăng kích ứng niêm mạc dạ dày.

Thuốc giảm đau kháng viêm NSAID là lựa chọn điều trị hiệu quả trong nhiều tình huống nếu được sử dụng đúng cách. Tuy nhiên, để tránh rủi ro, người bệnh cần dùng thuốc theo đúng hướng dẫn của bác sĩ và không tự ý dùng kéo dài. Hãy luôn tham khảo ý kiến chuyên môn để cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ, từ đó có phương pháp điều trị an toàn và phù hợp.

Hướng dẫn giảm đau an toàn cho trẻ sau khi tiêm phòng

Hướng dẫn giảm đau an toàn cho trẻ sau khi tiêm phòng

Tiêm vắc xin là bước cần thiết để bảo vệ sức khỏe cho trẻ nhỏ, nhưng cũng có thể khiến bé đau và khó chịu. Vậy làm sao để giúp con giảm đau sau tiêm hiệu quả, an toàn và không ảnh hưởng đến tâm lý?
Hướng dẫn hạ sốt an toàn cho trẻ sau khi tiêm vắc xin

Hướng dẫn hạ sốt an toàn cho trẻ sau khi tiêm vắc xin

Trẻ bị sốt sau tiêm phòng là tình trạng thường gặp và không đáng lo. Tuy nhiên, nhiều cha mẹ vẫn bối rối khi không biết cách xử lý đúng. Vậy làm sao để hạ sốt an toàn cho trẻ?
Tổng quan về nguyên nhân và triệu chứng rối loạn gan

Tổng quan về nguyên nhân và triệu chứng rối loạn gan

Rối loạn chức năng gan là tình trạng gan suy giảm hoạt động, ảnh hưởng đến quá trình chuyển hóa và thải độc. Phát hiện sớm và điều trị kịp thời giúp bảo vệ gan và phòng ngừa biến chứng nguy hiểm.
Cảnh báo dấu hiệu nhiễm HPV ở nữ giới và cách chẩn đoán chính xác

Cảnh báo dấu hiệu nhiễm HPV ở nữ giới và cách chẩn đoán chính xác

Virus HPV là tác nhân chính gây nhiều bệnh lý nguy hiểm, đặc biệt là ung thư cổ tử cung. Vì vậy, việc nhận biết sớm dấu hiệu và chẩn đoán đúng là điều cần thiết để phòng ngừa và điều trị hiệu quả.
Đăng ký trực tuyến