Triệu chứng và xử trí hạ đường huyết ở người tiểu đường
Thứ năm, 06/02/2025 | 10:50
Hạ đường huyết là tình trạng thường gặp ở người tiểu đường, nếu không xử trí kịp thời có thể gây nguy hiểm, thậm chí tử vong. Vậy, hạ đường huyết ở người tiểu đường có triệu chứng gì và cần điều trị ra sao?
Hạ đường huyết là tình trạng nguy hiểm cần xử trí kịp thời
Bài viết dưới đây bác sĩ giảng viên từ Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn sẽ cung cấp thông tin về các triệu chứng hạ đường huyết và phương án xử trí hiệu quả giúp người bệnh tiểu đường chủ động kiểm soát tình trạng này.
Nguyên nhân gây hạ đường huyết ở người tiểu đường
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến hạ đường huyết ở người tiểu đường, bao gồm:
Dùng quá liều insulin hoặc thuốc điều trị tiểu đường
Ăn uống không hợp lý như bỏ bữa, ăn quá ít hoặc trì hoãn bữa ăn
Thiếu insulin nội sinh (ở người tiểu đường type 1) hoặc thiếu insulin nghiêm trọng (ở người tiểu đường type 2 lâu năm)
Kiểm soát đường huyết quá tích cực, với mức HbA1c quá thấp
Tập luyện thể dục quá mức mà không bổ sung đủ dinh dưỡng
Uống bia rượu thường xuyên
Các yếu tố dễ khiến người bệnh tiểu đường bị hạ đường huyết bao gồm:
Người bệnh lớn tuổi hoặc trẻ em mắc tiểu đường
Phụ nữ mang thai mắc tiểu đường type 1 trong ba tháng đầu
Người mắc tiểu đường lâu dài
Dao động mức đường huyết lớn
Người bệnh có các vấn đề sức khỏe như suy tim, nhiễm trùng, hoặc sa sút trí tuệ
Vì vậy, việc hiểu rõ các nguyên nhân gây hạ đường huyết sẽ giúp người bệnh tiểu đường có biện pháp phòng ngừa và xử lý kịp thời.
Triệu chứng hạ đường huyết ở người tiểu đường
Hạ đường huyết xảy ra khi mức đường trong máu giảm xuống dưới mức 70 mg/dL (3.9 mmol/L). Bệnh nhân tiểu đường có nguy cơ cao mắc phải tình trạng này. Nếu không phát hiện và xử lý kịp thời, bệnh nhân có thể gặp phải co giật, mất ý thức và thậm chí tử vong.
Triệu chứng sớm: Khi đường huyết giảm, bệnh nhân tiểu đường thường gặp phải các triệu chứng như: run rẩy; chóng mặt, đau đầu; cảm giác đói; vã mồ hôi; tim đập nhanh; khó tập trung; lo lắng và khó chịu
Triệu chứng vào ban đêm: Hạ đường huyết cũng có thể xảy ra khi người bệnh đang ngủ, với những biểu hiện như: đổ mồ hôi nhiều, làm ướt quần áo và chăn ga; thường xuyên gặp ác mộng; tỉnh dậy với cảm giác mệt mỏi và khó chịu
Triệu chứng nghiêm trọng: Nếu mức đường huyết giảm quá thấp mà không được xử lý kịp thời, bệnh nhân có thể gặp phải các triệu chứng nghiêm trọng như: khó khăn khi ăn uống hoặc nói; yếu cơ; mờ mắt; lú lẫn; co giật, mất ý thức; thậm chí có thể tử vong
Do triệu chứng có thể không rõ ràng, việc theo dõi đường huyết thường xuyên là rất quan trọng đối với người bệnh tiểu đường. Khi có triệu chứng hạ đường huyết, bệnh nhân cần đi khám và có thể thay đổi liều thuốc điều trị (theo chỉ định của bác sĩ) để kiểm soát bệnh tốt hơn.
Cách xử trí hạ đường huyết ở người tiểu đường
Hạ đường huyết là tình trạng nguy hiểm cần xử trí kịp thời. Dưới đây là hướng dẫn cách xử lý khi gặp phải tình trạng này:
Kiểm tra đường huyết: Nếu bệnh nhân đang dùng thuốc và có triệu chứng nghi ngờ hạ đường huyết, hãy kiểm tra đường huyết ngay lập tức.
Bổ sung đường: Nếu triệu chứng không quá nghiêm trọng và đường huyết không quá thấp, bệnh nhân có thể uống nước đường, sữa, ăn hoa quả hoặc kẹo. Sau 15 phút, kiểm tra lại mức đường huyết. Nếu vẫn không cải thiện, tiếp tục bổ sung thực phẩm.
Đưa đến cơ sở y tế: Nếu đường huyết giảm quá thấp, dẫn đến triệu chứng nghiêm trọng như co giật hoặc hôn mê, cần đưa bệnh nhân ngay đến cơ sở y tế để cấp cứu kịp thời. Trong trường hợp này, người nhà không nên cho bệnh nhân ăn hay uống khi đang bất tỉnh, để tránh nguy cơ sặc.
Tại bệnh viện, bác sĩ sẽ thực hiện các bước cấp cứu như:
Tiêm tĩnh mạch dung dịch glucose 20-30% để nhanh chóng bổ sung đường cho cơ thể.
Nếu không thể tiêm tĩnh mạch, có thể tiêm glucagon 1mg qua bắp, và có thể tiêm nhắc lại sau 10 phút nếu cần.
Với trường hợp hạ đường huyết kéo dài, bệnh nhân cần được truyền glucose tĩnh mạch, và khi tỉnh lại, có thể dùng thuốc qua đường uống.
Bệnh nhân sẽ được theo dõi liên tục chỉ số đường huyết.
Việc xử trí kịp thời và đúng cách khi xảy ra hạ đường huyết sẽ giúp ngăn ngừa những biến chứng nguy hiểm và đảm bảo sức khỏe cho người bệnh tiểu đường.
Để giảm nguy cơ hạ đường huyết, bệnh nhân tiểu đường cần chú ý các điểm sau:
Dùng thuốc đúng liều lượng và đúng giờ theo chỉ định của bác sĩ
Ăn uống khoa học và hợp lý: Đảm bảo chế độ ăn đủ chất, không bỏ bữa, và thời gian giữa các bữa ăn không quá dài
Kiểm tra đường huyết thường xuyên với máy đo đường huyết tại nhà
Theo bác sĩ giảng viên Cao đẳng Y đa khoa, hạ đường huyết là tình trạng nguy hiểm có thể dẫn đến tử vong nếu không được phát hiện và xử trí kịp thời. Vì vậy, việc hiểu rõ các triệu chứng và cách xử lý kịp thời là rất quan trọng trong việc điều trị bệnh tiểu đường và phòng ngừa biến chứng nguy hiểm này.
Thủng màng nhĩ có thể gây giảm thính lực ở trẻ. Việc nhận diện sớm dấu hiệu thủng màng nhĩ giúp cha mẹ đưa trẻ đi thăm khám và điều trị kịp thời, bảo vệ khả năng nghe của trẻ.
Biết cách sơ cứu chảy máu cam đúng cách sẽ giúp cầm máu nhanh chóng và ngăn ngừa những vấn đề nghiêm trọng có thể xảy ra. Tuy nhiên, nhiều bậc phụ huynh vẫn chưa biết cách xử lý tình huống này khi xảy ra với trẻ nhỏ.
Tiêm vắc xin cúm cho trẻ em là biện pháp phòng ngừa hiệu quả, giúp bảo vệ trẻ khỏi các biến chứng nghiêm trọng do cúm. Cha mẹ cần chuẩn bị kỹ lưỡng để đảm bảo an toàn và sức khỏe cho trẻ khi tiêm vắc xin.
Vắc xin cúm là biện pháp phòng ngừa hiệu quả chống lại bệnh cúm và các biến chứng nghiêm trọng. Để đảm bảo hiệu quả tối ưu, việc lựa chọn thời điểm tiêm phù hợp là yếu tố quan trọng không thể bỏ qua.