Viêm giác mạc có những triệu chứng cơ bản như mắt bị đỏ, đau, cộm xốn, giảm thị lực. Vì thế, khi giác mạc bị viêm chắc chắn thị lực sẽ bị ảnh hưởng nếu không được điều trị và chăm sóc mắt kịp thời.
Viêm giác mạc có những triệu chứng cơ bản như mắt bị đỏ, đau, cộm xốn, giảm thị lực. Vì thế, khi giác mạc bị viêm chắc chắn thị lực sẽ bị ảnh hưởng nếu không được điều trị và chăm sóc mắt kịp thời.
Viêm giác mạc là một bệnh lý nguy hiểm và có thể dẫn đến mù lòa. Tuy nhiên, bệnh nhân có thể điều trị và hồi phục tốt nếu được chẩn đoán và điều trị sớm. Vì vậy, bác sĩ giảng viên Cao Đẳng Y Sĩ Đa Khoa thì việc nắm được các dấu hiệu nghi ngờ của bệnh và đi khám kịp thời là hết sức quan trọng để phòng tránh các hậu quả nặng nề về sau.
Giác mạc là một mảnh mô mỏng trong suốt có hình vòm nằm phía trước nhãn cầu, cho phép ánh sáng đi vào trong mắt, có nhiệm vụ bảo vệ mắt và góp phần vào hoạt động khúc xạ của mắt.
Vì là một lớp rất mỏng, lại là bộ phận đầu tiên của mắt tiếp xúc trực tiếp với môi trường bên ngoài, nên giác mạc rất dễ bị tổn thương, tạo điều kiện cho vi khuẩn, virus nấm xâm nhập, hoặc ký sinh trùng.
Khi giác mạc bị tổn thương sẽ dẫn đến các di chứng và biến chứng. Viêm giác mạc nếu không được chữa trị kịp thời và đúng cách có thể có nguy cơ gây mù lòa cao
Nhiễm trùng: Tác nhân có thể gặp là vi khuẩn, virus, ký sinh trùng, nấm… Bệnh thường xảy ra ở những người sử dụng kính áp tròng không đúng cách. Thông qua đó, vi sinh vật sẽ phát triển trên bề mặt kính và gây nên tình trạng nhiễm trùng tại giác mạc.
Chấn thương: Phản ứng viêm sẽ xuất hiện khi giác mạc bị tổn thương hoặc trầy xước bởi dị vật (thường là do kính áp tròng). Vi sinh vật cũng có thể thông qua vết thương xâm nhập vào giác mạc làm nặng hơn tình trạng bệnh.
Nguyên nhân khác: Thiếu hụt vitamin A, các bệnh lý làm suy giảm miễn dịch
Khó chịu, cảm giác có dị vật trong mắt hay cảm giác nóng rát.
Chói mắt, sợ ánh sáng.
Chảy nhiều nước mắt hay có nhiều ghèn (dử mắt) màu vàng hay trắng vàng.
Sưng nề mi mắt, thậm chí khó mở mắt.
Nhìn mờ.
Bạn cần nhanh chóng đến các phòng khám mắt hoặc bệnh viện chuyên khoa mắt để được phát hiện kịp thời. Sự chậm trễ trong chẩn đoán và điều trị có thể dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng, bao gồm cả mất thị lực vĩnh viễn.
Điều trị viêm giác mạc tùy thuộc vào nguyên nhân. Nếu chỉ xước giác mạc nhẹ, bác sĩ có thể chỉ định thuốc mỡ kháng sinh tra mắt. Nếu viêm giác mạc do vi khuẩn có thể được điều trị bằng kháng sinh và căn cứ vào kết quả xét nghiệm, bác sĩ sẽ cho chỉ định điều trị phù hợp.
Nếu do khô mắt có thể sử dụng nước mắt nhân tạo nhỏ mắt. Tuyệt đối không được tra thuốc có Corticoid nếu không có chỉ định của bác sĩ.
Việc phòng tránh viêm giác mạc là một vấn đề rất quan trọng đối với sức khỏe và thẩm mỹ. Dưới đây là một số phương pháp do bác sĩ trường Cao Đẳng Dược Sài Gòn chỉ ra mà bạn nên tham khảo như sau:
Mọi người cần ăn nhiều rau xanh, trái cây tươi có nhiều vitamin A, B2, C; hạn chế đồ ăn nhiều đường, muối, các loại dầu mỡ động vật; tránh sử dụng những đồ uống không có lợi cho sức khỏe như rượu bia, cà phê, thuốc lá.
Khi làm việc trong điều kiện có nguy cơ ảnh hưởng đến mắt cần đeo kính bảo hộ. Cần điều trị ngay khi bị mắc các bệnh về mắt như lông quặm, viêm mủ túi lệ…
Sử dụng các biện pháp bảo vệ mắt khi làm việc trong môi trường nhiều khói bụi, khi di chuyển ngoài đường…
Tránh dùng tay dụi mắt, không thoa hay đắp trực tiếp lên mắt các loại lá thuốc.
Điều trị dứt điểm các bệnh về mắt và bệnh toàn thân có nguy cơ gây viêm giác mạc.
Cung cấp đủ vitamin A và thường xuyên chớp mắt để tránh khô mắt.