Bác sĩ chuyên khoa chia sẽ một số vấn đề cần biết về bệnh nấm tai

Thứ ba, 16/04/2024 | 08:55

Nấm tai là tình trạng nhiễm trùng gây ra bởi nấm. Có nhiều loại nấm khác nhau gây ra nhiễm trùng, nhưng gây ra nấm tai thường là Aspergillus và Candida.

benh-nam-tai-4 (2)

Nguyên nhân hay gặp nhất gây nấm ống tai là do dùng các dụng cụ để ngoáy tai, lấy ráy tai chung không vệ sinh sạch sẽ. Những bệnh nhân đang mắc bệnh suy giảm miễn dịch, dùng kháng sinh nhỏ tai kéo dài, thường xuyên tắm ở các bể bơi, làm việc môi trường ẩm mốc, không đảm bảo vệ sinh có tỷ lệ nhiễm nấm ống tai cao.

Triệu chứng của bệnh nấm tai

Dưới đây là một số dấu hiệu bạn mắc phải bệnh nấm tai do BSCK1 Lê Nam Anh đang giảng dạy tại khoa Cao Đẳng Y Sĩ Đa Khoa tại Hà Nội cung cấp mà bạn nên tham khảo như sau:

Ngứa tai: là triệu chứng thông thường nhất của bệnh, ngứa tăng dần làm phải ngoáy tai liên tục.Ù tai

Nghe kém (nếu làm bít ống tai)

Đau: đau âm ỉ ở tai, khi nhiễm trùng nặng có thể đau tăng lên khi nhai hoặc ngáp

Cảm giác đầy tức trong tai.Đỏ da ống tai ngoài

Có thể chảy dịch tai ra ngoài màu trắng, vàng hoặc nâu bẩn

Những triệu chứng trên thường xảy ra ở một bên tai, nhưng cũng có thể xảy ra ở hai tai cùng một lúc.

Chẩn đoán và điều trị nấm tai

Nấm tai là bệnh lí thường gặp khi có các triệu chứng trên cần đến gặp bác sĩ để được thăm khám và điều trị. Ban đầu, bác sĩ sẽ hỏi bệnh sử để xác định có bất cứ các yếu tố thuận lợi nào hiện diện không. Sau đó bác sĩ khám lâm sàng bằng đèn soi tai là một thiết bị dùng để nhìn vào bên trong ống tai và màng nhĩ; hoặc dùng thiết bị nội soi tai chuyên dụng để chẩn đoán.

Xem thêm: Các chỉ số xét nghiệm máu và lưu ý bạn nên biết

Bác sĩ nhìn ống tai ngoài qua đèn soi taiBác sĩ nhìn ống tai ngoài qua đèn soi tai

Nấm tai do Candida: Có nhiều mảnh vụn màu trắng, thường thấy rõ dưới kính hiển vi.

Nấm tai do Aspergillus: Có nhiều nút ẩm màu trắng, lấm tấm nhiều hạt màu đen trên bề mặt.

Trong những trường hợp nhiễm trùng dai dẳng và tái phát, bác sĩ có thể lấy bệnh phẩm dịch tiết hoặc tế bào từ tai để cấy tìm vi trùng, nấm khi cần thiết.

Điều trị:

Lấy sạch nấm ống tai ngoài, sau đó rửa tai với cồn boric 3% (trường hợp màng nhĩ không thủng). Tiếp tục lau tai với cồn boric 3% hoặc nhỏ tai có chất kháng nấm (Clotrimazone…) trong 1 đến 2 tuần.

Trong một số trường hợp như nhiễm nấm nặng hoặc tình trạng khó có thể điều trị với thuốc kháng nấm tại chỗ có thể dùng kháng nấm đường uống (Itraconazone).

Biến chứng của bệnh nấm tai

Nếu không được điều trị tích cực nấm tai có thể đưa đến biến chứng viêm ống tai ngoài, viêm tai giữa, viêm tai xương chũm, thủng màng nhĩ… Biến chứng này thường xảy trên bệnh nhân đái tháo đường hoặc có hệ thống miễn dịch bị suy yếu. Đây đều là những biến chứng nguy hiểm nên nấm tai cần được phát hiện sớm và điều trị kịp thời.

Cách phòng ngừa bệnh nấm tai

Để ngăn ngừa bệnh, chúng ta có thể sử dụng các biện pháp như:

Sử dụng mũ bơi hay nút bịt tai khi bơi lội. Nếu nước lọt vào tai thì lắc nhẹ, nghiêng đầu cho nước chảy ra rồi lau tai bằng khăn sạch.

img_4519-3-150654 (2)

Dùng khăn lâu khô vùng đầu và tai sau mỗi lần bơi lội hay tắm.

Tránh cào gãi tai vì sẽ làm tổn thương da, tạo thuận lợi cho nấm xâm nhập.

Nếu có mắc nấm ở một bộ phận nào trên cơ thể cần được điều trị dứt điểm, để tránh lây nhiễm sang vị trí khác trên người và tai.

Chú ý: chuyên gia sức khỏe Cao Đẳng Dược Sài Gòn chỉ rõ nấm tai là bệnh lý thường gặp, tuy thường lành tính nhưng cũng có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm. Do đó, khi có các triệu chứng như trên bạn cần đi đến bác sĩ để được khám, chẩn đoán và điều trị kịp thời

Quy trình thực hiện xét nghiệm Rubella đối với thai phụ

Quy trình thực hiện xét nghiệm Rubella đối với thai phụ

Khi có triệu chứng nghi ngờ hoặc tiếp xúc với người nhiễm bệnh, mẹ bầu cần chủ động đi khám và thực hiện xét nghiệm Rubella để bảo vệ sức khỏe cho cả mẹ và con.
Những điều cần biết về xét nghiệm giới tính thai nhi

Những điều cần biết về xét nghiệm giới tính thai nhi

Khi mang thai, ngoài việc chăm sóc sức khỏe, nhiều bậc phụ huynh cũng rất quan tâm đến giới tính của thai nhi. Vậy làm thế nào để xét nghiệm giới tính thai nhi và khi nào có thể thực hiện?
Dấu hiệu và chẩn đoán các loại ung thư cổ tử cung thường gặp

Dấu hiệu và chẩn đoán các loại ung thư cổ tử cung thường gặp

Ung thư cổ tử cung là một trong những loại ung thư nguy hiểm nhất đối với phụ nữ. Việc nâng cao nhận thức về loại ung thư này, những dấu hiệu cảnh báo và quy trình chẩn đoán định kỳ là cực kỳ quan trọng.
Những nguyên nhân gây nhiễm trùng đường tiểu cần lưu ý

Những nguyên nhân gây nhiễm trùng đường tiểu cần lưu ý

Nếu bị nhiễm trùng đường tiểu trong thời gian dài, có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm. Tuy nhiên, nếu phát hiện sớm và điều trị đúng cách, bệnh nhân có thể hoàn toàn chữa khỏi.
Đăng ký trực tuyến