Vảy nến là bệnh mạn tính, tuy không lây giữa người với người nhưng hiện tại không có cách chữa trị dứt điểm, điều trị chủ yếu hướng đến mục tiêu kiểm soát các triệu chứng bệnh.
Vảy nến là bệnh mạn tính, tuy không lây giữa người với người nhưng hiện tại không có cách chữa trị dứt điểm, điều trị chủ yếu hướng đến mục tiêu kiểm soát các triệu chứng bệnh.
Vảy nến là bệnh mạn tính, chưa có phương án điều trị dứt điểm. Do đó, nhiều người bệnh thường lo lắng, thắc mắc liệu bệnh vảy nến có nguy hiểm không? Hãy cùng bác sĩ Cao Đẳng Dược Sài Gòn đi sâu vào vấn đề qua bài viết dưới đây.
Với triệu chứng điển hình là các mảng bám gồ lên trên bề mặt da, có vảy, bệnh vảy nến gây ngứa, đau đớn và ảnh hưởng sinh hoạt của bệnh nhân. Người mắc vảy nến còn gặp những khó khăn về tâm lý do lo ngại bị kỳ thị, xấu hổ và ức chế xã hội..
Bệnh Celiac
Đã có nghiên cứu báo cáo rằng bệnh Celiac ảnh hưởng đến khoảng 1% dân số nói chung, nhưng nó có thể xuất hiện ở 4,3% những người mắc bệnh vảy nến.
Celiac còn được gọi là chứng không dung nạp gluten. Người bệnh celiac nếu nạp thực phẩm chứa gluten – một loại protein có trong lúa mì, lúa mạch, lúa mạch đen thì sẽ kích hoạt phản ứng miễn dịch ở ruột non. Theo thời gian, phản ứng này làm hỏng lớp niêm mạc ruột non và ngăn cản ruột non hấp thụ một số chất dinh dưỡng. Tổn thương đường ruột cũng gây ra các tình trạng tiêu chảy, mệt mỏi, sụt cân, đầy hơi, thiếu máu và có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng hơn.
Viêm ruột viêm loét đại tràng
Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng người bệnh vảy nến và những người thân trong gia đình của họ có nguy cơ mắc các tình trạng viêm ruột, bệnh Crohn, viêm loét đại tràng cao hơn những người không mắc vảy nến.
Hội chứng chuyển hóa
Bệnh nhân vảy nến cũng có nguy cơ cao mắc một số triệu chứng của hội chứng chuyển hóa, bao gồm các vấn đề về tim, đái tháo đường, bệnh gan nhiễm mỡ và béo phì.
Viêm khớp vảy nến
Khoảng 30% người bệnh vảy nến tiến triển thành viêm khớp vảy nến. Viêm khớp vảy nến có thể gây đau, cứng và sưng trong, xung quanh khớp, giảm khả năng vận động.
Những biến chứng về mắt
Viêm kết mạc.Khô mắt.Viêm màng cứng.Viêm bờ mi.Đục thủy tinh thể.Tổn thương giác mạc.
Bệnh Parkinson
Người bệnh vảy nến được chứng minh là có nguy cơ mắc bệnh Parkinson cao hơn do tình trạng viêm ở mô thần kinh. Bệnh Parkinson là bệnh lý thoái hóa thần kinh ảnh hưởng đến não. Bệnh gây ra tình trạng viêm mãn tính ở mô thần kinh, từ đó ảnh hưởng đến dáng đi, khả năng giữ thăng bằng và run của cơ thể.
Những vấn đề về tâm lý, trầm cảm
Người bệnh vảy nến nếu đang gặp phải dấu hiệu căng thẳng, trầm cảm hoặc bất kỳ vấn đề tâm lý nào khác thì nên liên hệ sự tư vấn của bác sĩ để có những liệu pháp điều trị phù hợp và hiệu quả.
Xem thêm: Dược sĩ nhà thuốc lưu ý khi điều trị vảy nến bằng thuốc sinh học
Hiện nay, theo giảng viên đang giảng dạy VB2 Cao Đẳng Điều Dưỡng tại sài gòn cho hay vảy nến vẫn chưa có phương pháp điều trị dứt điểm. Liệu pháp trị liệu hiện tại chủ yếu hướng đến mục tiêu làm giảm triệu chứng và ngăn ngừa các đợt bùng phát của vảy nến.
Điều trị bằng phương pháp tại chỗ bằng một số loại thuốc bôi.
Điều trị bằng phương pháp quang học bằng cách để da tiếp xúc với một số loại tia cực tím.
Điều trị bằng phương pháp toàn thân bằng thuốc uống hoặc thuốc tiêm. Phương pháp điều trị toàn thân thường được sử dụng với những trường hợp bệnh nghiêm trọng, khi các phương pháp trị liệu khác không hiệu quả.