Dược sĩ nhà thuốc lưu ý khi điều trị vảy nến bằng thuốc sinh học

Thứ bảy, 27/01/2024 | 09:48

Thuốc sinh học là phương pháp điều trị vảy nến mới nhất hiện nay, nhờ ức chế những thành phần đặc hiệu của hệ thống miễn dịch, thuốc sinh học không tác động hoặc giảm tác động lên các tế bào, hạn chế tác dụng phụ.

thuoc-sinh-hoc-dieu-tri-vay-nen (1)

Trị vảy nến bằng thuốc sinh học được biết đến là phương pháp mang lại hiệu quả và tính an toàn cao. Hãy cùng Dược Sĩ Cao Đẳng Dược Sài Gòn tìm hiểu qua bài viết sau.

Dùng thuốc sinh học trị vảy nến khi nào ?

Thuốc sinh học được chỉ định cho bệnh nhân từ 18 tuổi trở lên có kèm 1 trong các điều kiện sau: Mắc vảy nến ở mức độ trung bình – nặng.Viêm khớp vảy nến.

Các phương pháp điều trị toàn thân cổ điển kém đáp ứng hay có chống chỉ định.

Những đối tượng người bệnh vảy nến sau không nên sử dụng thuốc sinh học

Người mẫn cảm (dị ứng) với thành phần của thuốc.

Người đang có nhiễm trùng nặng/nhiễm trùng đang hoạt động.

Phụ nữ mang thai/đang cho con bú.

Suy tim độ 3,4 (đối với thuốc infliximab và adalimumab).

Hiện nay, tại Việt Nam vẫn chưa có chỉ định thuốc sinh học dùng cho trẻ em. Các thuốc sinh học hầu hết ở dạng tiêm nên quá trình sử dụng thuốc cần được thực hiện bởi các nhân viên y tế tại bệnh viện.

Biện pháp điều trị có an toàn không?

Các thuốc sinh học hầu hết đều có tác dụng phụ nhẹ và không khiến bệnh nhân phải ngưng dùng thuốc. Một số tác dụng phụ phổ biến bao gồm:

Nhiễm trùng đường hô hấp trên.Phản ứng da nơi tiêm sinh học.Các triệu chứng giống như cúm.Nhiễm trùng đường tiết niệu.Đau đầu.

Bởi vì thuốc sinh học hoạt động bằng cách làm ức chế một phần hệ thống miễn dịch của bạn, nên bất kỳ ai dùng thuốc sinh học đều có nguy cơ bị nhiễm trùng. Các bác sĩ sẽ theo dõi kỹ tình trạng cơ thể khi dùng thuốc sinh học thông qua các triệu chứng và các xét nghiệm khi tái khám. Người bệnh nên chú ý các dấu hiệu nhiễm trùng như sốt, ho, đau bụng,.. và báo với nhân viên y tế ngay khi có các triệu chứng này.

Theo dõi những gì khi điều trị vảy nến bằng thuốc sinh học?

Trước khi bắt đầu điều trị, người bệnh cần trao đổi với bác sĩ kĩ càng, đảm bảo hiểu được mục tiêu điều trị, tác dụng và thời gian sử dụng thuốc cũng như các vấn đề khác liên quan đến việc sử dụng thuốc sinh học.

Trước khi bắt đầu trị vảy nến bằng thuốc sinh học, người bệnh sẽ được chỉ định một số xét nghiệm để đảm bảo cơ thể đủ điều kiện sử dụng thuốc. Bao gồm các Xét Nghiệm Y Học tầm soát nhiễm trùng, lao, viêm gan,…

Theo dõi trong điều trị

Quá trình tiêm thuốc sẽ được tiến hành tại cơ sở y tế, bệnh nhân thường sẽ được theo dõi khoảng 30 phút sau khi tiêm tại bệnh viện. Trong lúc này, người bệnh nên chú ý các dấu hiệu trên cơ thể và báo ngay với nhân viên y tế khi có bất thường.

Theo dõi sau điều trị

Bệnh nhân vảy nến nên ghi nhận mức độ tổn thương da trước điều trị. Có thể ghi nhận bằng cách chụp ảnh và cần thực hiện liên tục sau mỗi lần dùng thuốc. Điều này có thể giúp bác sĩ đánh giá được mức độ đáp ứng của cơ thể người bệnh với thuốc sinh học.

Trong quá trình điều trị vảy nến bằng thuốc sinh học, người bệnh cần chú ý hạn chế tiếp xúc với các yếu tố nguy cơ kích thích sự tiến triển bệnh. Đồng thời, cần tuân thủ các phương pháp điều trị khác theo hướng dẫn của bác sĩ để đảm bảo đạt hiệu quả tối ưu.

Điều trị trong thời gian bao lâu?

Thuốc sinh học được khuyến cáo nên dùng lâu nhất có thể. Một liệu trình sử dụng thuốc sinh học bao gồm giai đoạn tấn công và giai đoạn duy trì.

Trong giai đoạn tấn công, người bệnh sẽ được tiêm thuốc cách nhau từ 1-4 tuần, tùy theo từng loại thuốc. Sau đó, thời gian tiêm thuốc sẽ được giãn ra, cách nhau từ 1 đến vài tháng.

huong dan dang ky xet tuyen cao dang duoc sai gon (2)

Lưu ý khi sử dụng

Dược Sĩ Cao Đẳng lưu ý vảy nến là một bệnh mạn tính, gần như không thể điều trị dứt điểm căn nguyên. Vậy nên, người bệnh cần duy trì điều trị lâu dài, mục tiêu là hạn chế các đợt bùng phát triệu chứng nặng.

Ngưng thuốc sinh học có thể làm nặng hơn triệu chứng vảy nến hiện tại.

Một vài loại thuốc sinh học cần giảm liều trước khi ngưng.

Người bệnh cần được thông tin về quá trình điều trị tiếp theo và các triệu chứng cần theo dõi khi ngưng thuốc.

Viêm gan B và các phương pháp điều trị phòng ngừa hiệu quả

Viêm gan B và các phương pháp điều trị phòng ngừa hiệu quả

Viêm gan B là một bệnh lý truyền nhiễm phổ biến, tuy nhiên nhiều người vẫn chưa nhận thức rõ về mức độ nghiêm trọng của nó. Bài viết này sẽ giải đáp thắc mắc về mức độ nguy hiểm của viêm gan B và hướng dẫn các biện pháp phòng ngừa hiệu quả.
Chỉ định truyền máu trong những trường hợp nào và lưu ý những gì?

Chỉ định truyền máu trong những trường hợp nào và lưu ý những gì?

Chúng ta thường nghe nói nhiều về truyền máu, nhưng không phải ai cũng biết rõ khi nào cần truyền máu và những lưu ý quan trọng trong quy trình này để đảm bảo an toàn cho người bệnh.
Nguyên nhân và cách khắc phục nhiệt miệng thường xuyên

Nguyên nhân và cách khắc phục nhiệt miệng thường xuyên

Nhiệt miệng là tình trạng phổ biến, tuy nhiên, khi hiện tượng này trở nên thường xuyên, nó có thể gây ra nhiều phiền toái trong ăn uống và ảnh hưởng đến sức khỏe. Vậy nhiệt miệng thường xuyên do đâu?
Khi nào cần cắt tuyến giáp và những điều cần lưu ý sau phẫu thuật

Khi nào cần cắt tuyến giáp và những điều cần lưu ý sau phẫu thuật

Cắt tuyến giáp là một phương pháp điều trị quan trọng đối với các bệnh lý tuyến giáp nghiêm trọng. Tuy nhiên, không phải mọi bệnh nhân đều cần đến phẫu thuật này. Vậy khi nào cần thực hiện cắt tuyến giáp và các ảnh hưởng của nó đối với sức khỏe là gì?
Đăng ký trực tuyến