Hội chứng chèn ép tủy không chỉ mang lại những cơn đau nhức, khó chịu mà còn tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm. Việc hiểu rõ cách điều trị và phòng ngừa có thể giúp người bệnh giảm bớt triệu chứng và bảo vệ sức khỏe hiệu quả.
Hội chứng chèn ép tủy không chỉ mang lại những cơn đau nhức, khó chịu mà còn tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm. Việc hiểu rõ cách điều trị và phòng ngừa có thể giúp người bệnh giảm bớt triệu chứng và bảo vệ sức khỏe hiệu quả.
Hội chứng chèn ép tủy chủ yếu là kết quả của các tổn thương ngoại vi tủy sống, thay vì những tổn thương trực tiếp tại tủy sống. Các yếu tố gây chèn ép này thường tác động lên ống sống, rễ thần kinh và hệ thống mạch máu trong ống sống, gây cản trở tuần hoàn máu, chèn ép đám rối tĩnh mạch quanh màng cứng và dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng.
Về mặt giải phẫu, tủy sống bắt đầu từ đốt sống cổ C1 và kéo dài đến đốt sống thắt lưng L1. Do đó, các triệu chứng của hội chứng này sẽ đa dạng và phụ thuộc vào vùng tủy bị chèn ép. Những dấu hiệu thường gặp gồm đau nhức, yếu cơ, tê bì các chi, và trong những trường hợp nặng, có thể dẫn đến liệt.
Bác sĩ chuyên khoa tại Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn cho biết hội chứng chèn ép tủy có thể bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau, bao gồm:
Triệu chứng của hội chứng chèn ép tủy có thể đột ngột xuất hiện hoặc kéo dài, từ nhẹ đến nặng. Các triệu chứng thường gặp bao gồm:
Việc nhận diện nguyên nhân và triệu chứng của hội chứng chèn ép tủy đóng vai trò quan trọng trong việc phát hiện sớm và can thiệp điều trị kịp thời, giúp giảm thiểu các biến chứng nghiêm trọng và cải thiện chất lượng sống của người bệnh.
Hội chứng chèn ép tủy gây ảnh hưởng đáng kể đến sức khỏe và sinh hoạt của người bệnh, vì vậy việc điều trị sớm là rất quan trọng.
Bác sĩ sẽ dựa vào triệu chứng lâm sàng và kết hợp các xét nghiệm chuyên sâu như chụp X-quang, CT scan hoặc MRI để xác định mức độ và vị trí chèn ép tủy sống. MRI là phương pháp được ưu tiên để đánh giá tình trạng tủy sống.
Mục tiêu chính trong điều trị là giải phóng áp lực lên tủy sống, hạn chế tổn thương và phục hồi chức năng tối đa. Với các trường hợp chưa mất hoàn toàn chức năng hoặc phát hiện sớm, khả năng phục hồi vẫn cao. Tuy nhiên, nếu chức năng đã mất hoàn toàn, tỷ lệ phục hồi rất thấp.
Phương pháp điều trị bao gồm:
Thời gian phục hồi sau phẫu thuật rất quan trọng để giúp người bệnh tái hòa nhập cuộc sống. Phục hồi chức năng không chỉ giúp giảm nguy cơ biến chứng mà còn hỗ trợ chức năng cơ bắp, giúp người bệnh sống khỏe mạnh hơn.
Xem thêm: Những dấu hiệu bạn cần biết về bệnh thiếu máu cơ tim
Để phòng ngừa hội chứng chèn ép tủy, theo chuyên gia ngành điều dưỡng bạn có thể thực hiện một số biện pháp sau:
Với những biện pháp phòng ngừa và điều trị kịp thời, hội chứng chèn ép tủy có thể được kiểm soát, giúp người bệnh cải thiện chất lượng sống và bảo vệ sức khỏe lâu dài.