Các dấu hiệu nhận biết bệnh phổi mô kẽ và biện pháp điều trị

Thứ năm, 20/03/2025 | 08:43

Bệnh phổi mô kẽ là nhóm bệnh gây tổn thương và xơ hóa ở mô kẽ, không gian giữa các túi khí trong phổi. Tổn thương này làm giảm khả năng trao đổi khí, gây khó thở và ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân.

Các dấu hiệu nhận biết bệnh phổi mô kẽ và biện pháp điều trị
Bệnh phổi mô kẽ chỉ nhóm bệnh gây tổn thương mô kẽ ở phổi

Bài viết dưới đây bác sĩ chuyên khoa tại Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn sẽ trình bày một cách chi tiết về bệnh phổi mô kẽ, giúp bạn hiểu rõ hơn về các triệu chứng, phương pháp chẩn đoán và cách điều trị hiệu quả.

Khái niệm bệnh phổi mô kẽ

Bệnh phổi mô kẽ là thuật ngữ chỉ nhóm bệnh gây tổn thương mô kẽ ở phổi, với các triệu chứng lâm sàng tương đồng, tiến triển mạn tính và suy giảm chức năng hô hấp. Nhóm bệnh này còn có nhiều tên gọi khác như phế nang viêm, phế nang viêm xơ hóa vô căn, nhu mô phổi lan tỏa...

Dựa vào nguyên nhân gây bệnh, bệnh phổi mô kẽ được phân loại như sau:

  • Hít phải chất độc hại: Viêm phổi tăng cảm, Asbestosis, Berylliosis, bụi phổi silic.
  • Sử dụng thuốc: Thuốc statin, thuốc điều trị ung thư, thuốc trị bệnh khớp, thuốc kháng sinh.
  • Bệnh tự miễn: Bệnh thấp khớp, lupus ban đỏ hệ thống, xơ hệ thống, viêm bì thần kinh...
  • Nhiễm trùng: Viêm phổi do Pneumocystis, lao phổi...
  • Bệnh ác tính: Viêm bạch mạch ung thư.
  • Nguyên nhân chưa xác định: Hội chứng Hamman-Rich, Sarcoidosis, xơ phổi vô căn.

Hiểu rõ khái niệm về bệnh phổi mô kẽ là bước đầu tiên quan trọng giúp xác định đúng nguyên nhân và đưa ra phương pháp điều trị phù hợp, từ đó cải thiện chất lượng cuộc sống của người bệnh.

Triệu chứng của bệnh phổi mô kẽ

Các triệu chứng của bệnh phổi mô kẽ thường phát triển dần dần và tiến triển theo thời gian. Người bệnh cần lưu ý đến các dấu hiệu sau:

  • Khó thở: Thở hụt hơi, nhất là khi vận động hoặc tiếp xúc với môi trường có nhiều khói bụi.
  • Ho khan kéo dài: Ho không có đờm.
  • Mệt mỏi, suy nhược cơ thể: Mệt mỏi kéo dài, giảm năng lượng.
  • Đau ngực: Đặc biệt khi ho hoặc thở sâu.
  • Giảm cân nhanh: Không rõ nguyên nhân.

Các triệu chứng ban đầu có thể nhẹ hoặc mơ hồ, nhưng theo thời gian, chúng sẽ trở nên rõ ràng và gây khó chịu. Tốc độ tiến triển và mức độ ảnh hưởng của triệu chứng phụ thuộc vào loại bệnh phổi mô kẽ mà bệnh nhân mắc phải. Những triệu chứng này cũng có thể gặp trong các bệnh hô hấp khác, nên dễ bị nhầm lẫn và bỏ qua, dẫn đến chẩn đoán bị chậm trễ.

Cách thức chẩn đoán bệnh phổi mô kẽ

Để chẩn đoán bệnh phổi mô kẽ, bác sĩ sẽ yêu cầu thực hiện các xét nghiệm như:

  • Chụp X-quang ngực: Giúp phát hiện các bất thường ở mô kẽ như hình ảnh mờ dạng lưới, nốt mờ, giảm thể tích phổi, tràn dịch màng phổi...
  • Chụp cắt lớp vi tính phổi độ phân giải cao (HRCT): Có vai trò quan trọng trong việc phân loại các hình thái tổn thương, cung cấp hình ảnh chi tiết hơn về bất thường mô kẽ mà X-quang không thể phát hiện. Hình ảnh từ CT-Scanner giúp nhận diện các tổn thương phổi kẽ như tổ ong, giãn phế quản, lưới ngoại biên, giúp định hướng nguyên nhân bệnh.

Ngoài ra, bệnh nhân có thể được chỉ định làm các xét nghiệm bổ sung như: xét nghiệm máu, nội soi phế quản, xét nghiệm thăm dò chức năng hô hấp, sinh thiết phổi, hoặc kiểm tra các bệnh lý tự miễn.

Xem thêm: Viêm ruột thừa và những phương pháp điều trị hiệu quả

sau-y-ly-giau-y-thuat-104
Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn tuyển sinh năm 2025

Điều trị bệnh phổi mô kẽ như thế nào?

Bệnh phổi mô kẽ là một nhóm bệnh lý phức tạp, đòi hỏi phải căn cứ vào mô bệnh học và hình ảnh CT-Scanner để đưa ra phương pháp điều trị thích hợp. Điều trị bệnh phổi mô kẽ cần sự phối hợp của nhiều chuyên khoa như giải phẫu bệnh và hô hấp.

Mục tiêu chính trong điều trị bệnh phổi mô kẽ là làm chậm quá trình xơ hóa, cải thiện chất lượng cuộc sống và giảm thiểu các triệu chứng. Điều trị không chỉ tập trung vào kháng viêm mà còn bao gồm các liệu pháp hỗ trợ nhằm tăng cường khả năng hô hấp.

Phác đồ điều trị cho hầu hết các bệnh nhân là sử dụng thuốc chống xơ hóa như pirfenidone hoặc nintedanib, thay vì dùng thuốc chống viêm hay chống oxy hóa. Các nghiên cứu cho thấy, nintedanib có hiệu quả trong việc làm chậm tiến triển của bệnh và có thể duy trì hiệu quả trong hơn 4 năm khi sử dụng đường uống.

Trong các trường hợp bệnh nặng, khi bệnh nhân bị suy hô hấp hoặc tổn thương phổi rộng, bác sĩ có thể chỉ định ghép phổi. Quá trình ghép phổi đòi hỏi sự chuẩn bị kỹ lưỡng về mặt y tế, bao gồm việc lựa chọn phổi hiến tặng và chăm sóc trước - sau ghép. Ngoài ra, bệnh nhân cần thực hiện các liệu pháp vật lý trị liệu để phục hồi chức năng hô hấp, thở oxy để duy trì độ bảo hòa oxy luôn trên 90%.

Theo bác sĩ giảng viên Cao đẳng Y đa khoa, việc nhận biết sớm và can thiệp kịp thời là yếu tố quyết định trong việc kiểm soát tiến triển của bệnh phổi mô kẽ. Chẩn đoán sớm không chỉ giúp ngăn ngừa biến chứng mà còn nâng cao hiệu quả điều trị, mang lại cơ hội sống tốt hơn cho bệnh nhân.

Tổng quan về nguyên nhân và triệu chứng rối loạn gan

Tổng quan về nguyên nhân và triệu chứng rối loạn gan

Rối loạn chức năng gan là tình trạng gan suy giảm hoạt động, ảnh hưởng đến quá trình chuyển hóa và thải độc. Phát hiện sớm và điều trị kịp thời giúp bảo vệ gan và phòng ngừa biến chứng nguy hiểm.
Cảnh báo dấu hiệu nhiễm HPV ở nữ giới và cách chẩn đoán chính xác

Cảnh báo dấu hiệu nhiễm HPV ở nữ giới và cách chẩn đoán chính xác

Virus HPV là tác nhân chính gây nhiều bệnh lý nguy hiểm, đặc biệt là ung thư cổ tử cung. Vì vậy, việc nhận biết sớm dấu hiệu và chẩn đoán đúng là điều cần thiết để phòng ngừa và điều trị hiệu quả.
Nhận diện các bệnh lý tiêu hóa thường gặp và cách phòng tránh hiệu quả

Nhận diện các bệnh lý tiêu hóa thường gặp và cách phòng tránh hiệu quả

Hệ tiêu hóa có vai trò quan trọng trong việc xử lý thức ăn, hấp thụ dưỡng chất và loại bỏ độc tố khỏi cơ thể. Khi gặp vấn đề mà không được phát hiện và điều trị kịp thời, người bệnh có thể đối mặt với những biến chứng nghiêm trọng.
Các phương pháp chẩn đoán hội chứng rối loạn sinh tủy (MDS)

Các phương pháp chẩn đoán hội chứng rối loạn sinh tủy (MDS)

Hội chứng rối loạn sinh tủy (MDS) là nhóm bệnh huyết học mạn tính, khi tủy xương tạo ra các tế bào máu không đầy đủ hoặc bất thường, dẫn đến thiếu máu, dễ nhiễm trùng, chảy máu và có nguy cơ tiến triển thành bạch cầu cấp dòng tủy (AML)
Đăng ký trực tuyến