Các phương pháp tầm soát ung thư đại tràng

Thứ năm, 01/08/2024 | 16:30

Ung thư đại tràng là một trong những bệnh lý ung thư nghiêm trọng. Việc chủ động thăm khám sức khỏe định kỳ và tầm soát ung thư đại tràng là vô cùng quan trọng.

Các phương pháp tầm soát ung thư đại tràng
Ung thư đại tràng là một trong những bệnh lý ung thư nghiêm trọng

Bài viết dưới đây là các phương pháp tầm soát ung thư đại tràng bản theo chia sẻ từ bác sĩ giảng viên Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn!

Tìm hiểu chung về ung thư đại tràng

Ung thư đại tràng là tình trạng các tế bào ung thư phát triển không kiểm soát tại đại tràng, có thể gây tổn thương cho khu vực này và xâm lấn sang các cơ quan khác. Ung thư đại tràng thường bắt đầu từ các polyp đại tràng - những khối u nhỏ không ác tính xuất hiện trên bề mặt niêm mạc đại tràng. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, các tế bào ác tính có thể di căn đến các vị trí khác trong cơ thể qua mạch máu hoặc hệ thống bạch huyết, đe dọa đến sức khỏe và tính mạng của bệnh nhân.

Tuy nhiên, cơ hội sống sót của bệnh nhân ung thư đại tràng rất cao nếu bệnh được phát hiện sớm và điều trị đúng cách. Do đó, khi có các triệu chứng nghi ngờ, bệnh nhân nên đi khám và điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ.

Triệu chứng thường gặp khi mắc ung thư đại tràng

Ở giai đoạn đầu, triệu chứng của ung thư đại tràng thường không rõ ràng và dễ bị nhầm lẫn với các vấn đề sức khỏe khác. Các dấu hiệu thường gặp bao gồm:

  • Đau bụng và đầy hơi: Cơn đau có thể xuất hiện ở nhiều mức độ khác nhau, từ đau quặn bụng đến đau âm ỉ. Một số bệnh nhân có thể gặp khó khăn khi đi đại tiện, nôn mửa, hoặc chướng bụng do khối u phát triển lớn gây tắc ruột.
  • Thay đổi thói quen đi đại tiện: Tình trạng táo bón hoặc tiêu chảy thường xuyên có thể là dấu hiệu của ung thư đại tràng. Phân có thể có lẫn máu hoặc chất nhầy. Để phân biệt với bệnh trĩ, lưu ý rằng phân của bệnh nhân ung thư đại tràng thường có máu lẫn với chất nhầy, trong khi phân của bệnh nhân trĩ thường có máu tươi.
  • Phân có đặc điểm bất thường: Phân có thể nhỏ và dẹt hơn bình thường. Đây là một dấu hiệu nhỏ nhưng quan trọng mà nhiều người bệnh thường bỏ qua.
  • Mệt mỏi và sút cân không lý do: Mệt mỏi kéo dài và sút cân không kiểm soát có thể là dấu hiệu của ung thư đại tràng do cơ thể mất máu trong phân hoặc tình trạng tiêu chảy kéo dài dẫn đến mất nước.

Đối tượng nào nên đi tầm soát ung thư đại tràng sớm?

Tầm soát ung thư đại tràng là cách hiệu quả để phát hiện sớm bệnh và nâng cao cơ hội điều trị thành công. Các đối tượng nên chủ động tầm soát bao gồm:

  • Người từ 50 tuổi trở lên: Đây là nhóm tuổi có nguy cơ mắc bệnh cao. Đặc biệt, những người có tiền sử gia đình mắc ung thư đại tràng nên thực hiện tầm soát thường xuyên hơn.
  • Người có tiền sử bệnh đường ruột và đại tràng: Những người mắc viêm ruột, viêm loét dạ dày hoặc các bệnh lý khác liên quan đến đại tràng nên tầm soát định kỳ.
  • Người có thói quen sinh hoạt không lành mạnh: Những người thường xuyên hút thuốc lá, uống rượu bia, hoặc có tình trạng thừa cân, béo phì, ít vận động cũng có nguy cơ cao mắc ung thư đại tràng.

Xem thêm: Các loại xét nghiệm bệnh tiểu đường cơ bản và những lưu ý quan trọng

tuyen-sinh-cao-dang-y-si-
Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn tuyển sinh năm 2024

Các phương pháp tầm soát ung thư đại tràng bạn nên biết

Để tầm soát ung thư đại tràng hiệu quả, bác sĩ khuyến cáo thực hiện các phương pháp sau:

  • Xét nghiệm phân: Phương pháp này giúp phát hiện máu lẫn trong phân, chỉ ra sự hiện diện của ung thư đại tràng. Nên thực hiện xét nghiệm phân định kỳ 1 - 2 lần/năm.
  • Xét nghiệm hình thái cấu trúc: Bao gồm nhiều phương pháp khác nhau gồm Nội soi (Có thể thực hiện nội soi đại tràng ống mềm hoặc nội soi viên nang) và  Chẩn đoán hình ảnh (Chụp X-quang, chụp cắt lớp vi tính (CT), chụp cộng hưởng từ (MRI) để quan sát trực tràng và phát hiện tổn thương chính xác hơn)

Việc sử dụng các thiết bị và công nghệ hiện đại giúp quá trình quan sát và chẩn đoán trở nên dễ dàng và chính xác hơn. Để nhận được kết quả tầm soát chính xác nhất, bạn nên đến các cơ sở y tế uy tín với trang thiết bị đầy đủ và đội ngũ bác sĩ có kinh nghiệm.

Theo bác sĩ giảng viên Cao đẳng Y đa khoa, tầm soát ung thư đại tràng định kỳ không chỉ giúp phát hiện sớm bệnh mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc giảm thiểu nguy cơ tử vong. Hãy chủ động chăm sóc sức khỏe và thực hiện tầm soát để bảo vệ bản thân và gia đình.

Bệnh viêm động mạch Takayasu và những biến chứng nguy hiểm cần lưu ý

Bệnh viêm động mạch Takayasu và những biến chứng nguy hiểm cần lưu ý

Viêm động mạch Takayasu là bệnh tự miễn hiếm gặp, ảnh hưởng đến động mạch và mạch máu. Nếu không điều trị kịp thời, bệnh có thể gây nguy hiểm đến sức khỏe và tính mạng.
Nguyên nhân và cách phòng ngừa bệnh tim mạch ở trẻ

Nguyên nhân và cách phòng ngừa bệnh tim mạch ở trẻ

Bệnh tim mạch ở trẻ có thể phát sinh từ giai đoạn bào thai (bệnh tim bẩm sinh) hoặc phát triển trong quá trình lớn lên. Việc hiểu rõ các bệnh tim mạch thường gặp và các biện pháp phòng ngừa là điều quan trọng để bảo vệ sức khỏe tim mạch của trẻ.
Nam giới có nên tiêm vắc xin HPV hay không?

Nam giới có nên tiêm vắc xin HPV hay không?

Vắc xin HPV không chỉ dành cho nữ giới mà còn là biện pháp phòng ngừa hiệu quả cho nam giới trước các rủi ro do virus HPV gây ra.
Tác động và phương pháp điều trị rối loạn hỗn hợp lo âu và trầm cảm

Tác động và phương pháp điều trị rối loạn hỗn hợp lo âu và trầm cảm

Rối loạn hỗn hợp lo âu và trầm cảm ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng hoạt động, tâm lý và sức khỏe tổng thể của người bệnh, gây khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày, giảm chất lượng cuộc sống và khả năng giao tiếp xã hội.
Đăng ký trực tuyến