Các phương pháp và thuốc điều trị bệnh hoang tưởng

Thứ năm, 05/09/2024 | 09:07

Hoang tưởng là một dạng rối loạn tâm thần đặc trưng bởi những suy nghĩ sai lệch, dai dẳng và ảnh hưởng lớn đến hành vi của bệnh nhân. Vậy có những phương pháp điều trị bệnh như thế nào?

124214214
Việc theo dõi và quản lý tác dụng phụ của thuốc là rất quan trọng

Bài viết dưới đây là những thông tin chi tiết về các phương pháp và thuốc điều trị bệnh hoang tưởng được bác sĩ giảng viên Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn chia sẻ đến bạn!

Hoang tưởng là gì? Nguyên tắc điều trị bệnh hoang tưởng như thế nào?

Hoang tưởng là một dạng rối loạn tâm thần thuộc phổ phân liệt, trong đó bệnh nhân phát triển một hoặc nhiều hoang tưởng liên quan với nhau, tồn tại kéo dài, đôi khi suốt đời. Các suy nghĩ phổ biến bao gồm cảm giác bị truy hại, nghi ngờ bệnh tật, tự mãn, kiện cáo, và ghen tuông. Tình trạng này có thể kèm theo các giai đoạn trầm cảm hoặc ảo giác. Tỷ lệ mắc hoang tưởng trong dân số khoảng 0,1%. Nguyên nhân gây ra bệnh chưa được xác định rõ ràng, nhưng yếu tố di truyền, đặc điểm nhân cách và hoàn cảnh sống có thể liên quan.

Bệnh nhân mắc hoang tưởng thường không nhận thức được tình trạng của mình và thường từ chối nhập viện. Do đó, điều trị hoang tưởng thường yêu cầu can thiệp cưỡng chế và kéo dài, chủ yếu là liệu pháp hóa dược. Việc phát hiện và can thiệp sớm là rất quan trọng. Điều trị thường bao gồm việc sử dụng kết hợp hai loại thuốc an thần kinh, hạn chế không nên phối hợp quá ba loại.

Bệnh nhân cần được theo dõi cẩn thận trong suốt quá trình điều trị để phát hiện và xử lý kịp thời các tác dụng phụ của thuốc. Mục tiêu là giảm thiểu các triệu chứng rối loạn cảm xúc và hành vi đến mức chấp nhận được bởi gia đình và xã hội. Đồng thời, việc theo dõi để phát hiện và xử lý các yếu tố thúc đẩy bệnh tái phát là cần thiết. Kết hợp trị liệu tâm lý cũng rất quan trọng để đạt hiệu quả điều trị tối ưu.

Phác đồ và thuốc điều trị bệnh hoang tưởng

Liệu pháp hóa dược: Bác sĩ có thể lựa chọn một hoặc nhiều loại thuốc từ các nhóm sau:

Thuốc an thần kinh cổ điển:

  • Chlorpromazin: viên 25mg, ống 25mg, liều 50-250mg/ngày.
  • Levomepromazin: viên 25mg, liều 25-250mg/ngày.
  • Haloperidol: viên 1,5mg, viên 5mg, ống 5mg, liều 5-30mg/ngày.
  • Thioridazin: viên 50mg, liều 100-300mg/ngày.

Thuốc an thần kinh không điển hình:

  • Amisulpirid: viên 50mg, 200mg, 400mg, liều 200-800mg/ngày.
  • Clozapin: viên 25mg, 100mg, liều 50-800mg/ngày.
  • Risperidon: viên 1mg, 2mg, liều 1-12mg/ngày.
  • Olanzapin: viên 5mg, 10mg, liều 5-30mg/ngày.
  • Quetiapin: viên 50mg, 200mg, 300mg, liều 600-800mg/ngày.
  • Aripiprazol: viên 5mg, 10mg, 15mg, 30mg, liều 10-30mg/ngày.

Thuốc an thần kinh tác dụng kéo dài:

  • Haldol decanoat: ống 50mg/ml, tiêm bắp sâu 25-50mg/lần, tiêm nhắc lại mỗi 4 tuần.
  • Flupentixol decanoat: ống 20mg/ml, tiêm bắp sâu 20-40mg/lần, tiêm nhắc lại mỗi 2-4 tuần.
  • Fluphenazin decanoat: ống 25mg/ml, tiêm bắp sâu 12,5-50mg/lần, tiêm nhắc lại mỗi 3-4 tuần.
  • Aripiprazol: tiêm 300mg hoặc 400mg, tiêm nhắc lại mỗi 4 tuần.

Xem thêm: Những điều bạn cần biết và lưu ý về bệnh đau mắt đỏ

Skype_Picture_2024_07_16T
Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn tuyển sinh năm 2024

Liệu pháp điều trị phối hợp: Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể kết hợp thêm các nhóm thuốc khác như:

  • Thuốc bình thần và giải lo âu: Benzodiazepins: diazepam, lorazepam, bromazepam, alprazolam; Non-benzodiazepins: etifoxine HCL, sedanxio, zopiclon.
  • Thuốc chẹn beta giao cảm: propanolol.
  • Thuốc chống trầm cảm: SSRI, TCA, SNRI, NaSSa.
  • Thuốc chỉnh khí sắc: Muối valproat, Divalproex, carbamazepin, oxcarbazepin.
  • Bổ sung dinh dưỡng và vitamin: vitamin nhóm B, chế độ ăn uống hợp lý, nuôi dưỡng đường tĩnh mạch.
  • Nuôi dưỡng tế bào thần kinh: piracetam, ginkgo biloba, vinpocetin, choline alfoscerate, nicergoline.

Liệu pháp sốc điện: Liệu pháp sốc điện được áp dụng cho những bệnh nhân mắc các rối loạn tâm thần nghiêm trọng như tâm thần phân liệt, trầm cảm nặng, hưng cảm, hoặc mất ngủ mãn tính. Phương pháp này sử dụng dòng điện xung qua vỏ não để kích thích cơn co giật kiểu động kinh nhằm điều trị bệnh. Cần tránh sử dụng liệu pháp này cho bệnh nhân có các bệnh lý tim mạch, hô hấp, chấn thương sọ não, hoặc các bệnh nhiễm trùng. Tác dụng phụ có thể bao gồm ngừng thở, trào ngược thức ăn, đau đầu, và mất trí nhớ.

Bác sĩ giảng viên Cao đẳng Y đa khoa chia sẻ, khi áp dụng phác đồ điều trị bệnh hoang tưởng, việc theo dõi và quản lý tác dụng phụ của thuốc là rất quan trọng. Bên cạnh liệu pháp hóa dược, các phương pháp trị liệu tâm lý, lao động và phục hồi chức năng, cũng như quản lý và duy trì điều trị tại cộng đồng đều góp phần vào hiệu quả điều trị tổng thể.

Những xét nghiệm cần thực hiện sau điều trị thai trứng

Những xét nghiệm cần thực hiện sau điều trị thai trứng

Việc thực hiện các xét nghiệm sau khi điều trị thai trứng theo chỉ dẫn của bác sĩ là cần thiết để kiểm soát nguy cơ tái phát hoặc biến chứng, nhằm đảm bảo quá trình hồi phục diễn ra thuận lợi.
Viêm gan B và các phương pháp điều trị phòng ngừa hiệu quả

Viêm gan B và các phương pháp điều trị phòng ngừa hiệu quả

Viêm gan B là một bệnh lý truyền nhiễm phổ biến, tuy nhiên nhiều người vẫn chưa nhận thức rõ về mức độ nghiêm trọng của nó. Bài viết này sẽ giải đáp thắc mắc về mức độ nguy hiểm của viêm gan B và hướng dẫn các biện pháp phòng ngừa hiệu quả.
Chỉ định truyền máu trong những trường hợp nào và lưu ý những gì?

Chỉ định truyền máu trong những trường hợp nào và lưu ý những gì?

Chúng ta thường nghe nói nhiều về truyền máu, nhưng không phải ai cũng biết rõ khi nào cần truyền máu và những lưu ý quan trọng trong quy trình này để đảm bảo an toàn cho người bệnh.
Nguyên nhân và cách khắc phục nhiệt miệng thường xuyên

Nguyên nhân và cách khắc phục nhiệt miệng thường xuyên

Nhiệt miệng là tình trạng phổ biến, tuy nhiên, khi hiện tượng này trở nên thường xuyên, nó có thể gây ra nhiều phiền toái trong ăn uống và ảnh hưởng đến sức khỏe. Vậy nhiệt miệng thường xuyên do đâu?
Đăng ký trực tuyến