Những điều bạn cần biết và lưu ý về bệnh đau mắt đỏ

Thứ sáu, 30/08/2024 | 16:29

Bệnh đau mắt đỏ, thường gia tăng vào các thời điểm giao mùa, có thể lây lan nhanh chóng và dễ hình thành các ổ dịch. Khi mắc phải, bệnh nhân thường cảm thấy khó chịu và ảnh hưởng đáng kể đến các hoạt động hàng ngày.

dau-mat-do-1

Bài viết dưới đây là những thông tin chi tiết về bệnh đau mắt đỏ được bác sĩ giảng viên Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn chia sẻ đến bạn!

Bệnh đau mắt đỏ là gì? Nguyên nhân gây đau mắt đỏ

Đau mắt đỏ là tình trạng viêm và đỏ của lớp màng trên bề mặt nhãn cầu hoặc kết mạc mi. Đây là một bệnh phổ biến, có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi và đặc biệt dễ lây lan qua đường hô hấp hoặc tiếp xúc trực tiếp với người mắc bệnh. Bệnh thường xuất hiện đột ngột và có thể tự khỏi trong khoảng một tuần. Tuy nhiên, nếu hệ miễn dịch yếu, bệnh có thể tái phát nhiều lần.

Bác sĩ giảng viên Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn cho biết, đau mắt đỏ có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau:

  • Do Virus: Các loại virus như Covid-19 và Adenovirus là nguyên nhân phổ biến gây đau mắt đỏ. Biểu hiện thường thấy bao gồm ngứa mắt, ghèn, sưng mí và chảy nước mắt. Virus có thể lây lan qua tiếp xúc trực tiếp với dịch tiết từ người bệnh hoặc qua các vật dụng cá nhân như khăn mặt, mặt nạ.
  • Do Vi Khuẩn: Một số loại vi khuẩn như Haemophilus influenzae và Staphylococcus có thể gây đau mắt đỏ. Bệnh do vi khuẩn thường nghiêm trọng hơn và cần được điều trị kịp thời để tránh biến chứng. Triệu chứng bao gồm mắt đỏ, ngứa và ghèn dịch mủ.
  • Do Dị Ứng: Đau mắt đỏ do dị ứng ít gặp hơn và không lây lan. Các tác nhân như hóa chất, lông động vật, hoặc phấn hoa có thể gây kích ứng. Triệu chứng thường đi kèm với các triệu chứng dị ứng khác ở da hoặc đường hô hấp.

Đau mắt đỏ thường là bệnh lành tính và không gây biến chứng nghiêm trọng. Tuy nhiên, nếu không được điều trị sớm, bệnh có thể tiến triển và ảnh hưởng đến giác mạc, dẫn đến suy giảm thị lực hoặc viêm giác mạc nặng, có nguy cơ mù lòa. Do đó, khi có triệu chứng bất thường, bạn nên thăm khám bác sĩ ngay để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Cách điều trị và những lưu ý

Nếu bạn đang đối mặt với triệu chứng của bệnh đau mắt đỏ, việc hiểu rõ cách điều trị đúng cách và chú ý đến những lưu ý quan trọng là vô cùng cần thiết. Đặc biệt, việc chăm sóc và bảo vệ mắt không chỉ giúp giảm thiểu triệu chứng mà còn ngăn ngừa biến chứng nghiêm trọng có thể xảy ra. Dưới đây là những phương pháp điều trị hiệu quả và các lưu ý quan trọng để giúp bạn nhanh chóng hồi phục

  • Do virus: bệnh thường tự khỏi trong khoảng một tuần. để giảm khó chịu, bạn có thể vệ sinh mắt bằng nước muối sinh lý và chườm lạnh để giảm sưng.
  • Do vi khuẩn: cần thăm khám tại cơ sở y tế để được điều trị và sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.
  • Do dị ứng: tránh xa tác nhân gây dị ứng và nếu triệu chứng nặng, nên đến cơ sở y tế để được bác sĩ kê đơn điều trị.
  • Ngoài việc sử dụng thuốc, bạn cũng nên chú ý các điểm sau để phục hồi nhanh chóng:
  • Chế độ ăn uống khoa học: bổ sung thực phẩm giàu chất dinh dưỡng và vitamin như thịt cá, rau xanh, cà rốt, và trái cây chứa vitamin c như cam, bưởi.
  • Sinh hoạt lành mạnh: tập thể dục, nghỉ ngơi đúng giờ và hạn chế sử dụng máy tính, thiết bị điện tử nhiều.

Xem thêm: Hướng dẫn đúng cách bổ sung canxi cho trẻ 1 tháng tuổi

ImportedPhoto.742748652.7
Tuyển sinh Cao đẳng Y Dược năm 2024

Biện pháp phòng ngừa đau mắt đỏ

Để bảo vệ mắt và phòng tránh bệnh đau mắt đỏ, hãy thực hiện các biện pháp sau:

  • Vệ sinh mắt: rửa mắt nhẹ nhàng bằng nước muối sinh lý để loại bỏ bụi bẩn và vi khuẩn.
  • giữ vệ sinh cá nhân: thường xuyên giặt giũ chăn màn và đồ dùng cá nhân.
  • Tránh hóa chất: hạn chế tiếp xúc hóa chất với mắt, đặc biệt là khi sử dụng sản phẩm tẩy rửa.
  • Đeo khẩu trang và kính: bảo vệ mắt khỏi bụi bẩn và vi khuẩn, đặc biệt ở nơi đông người.
  • Không sử dụng chung đồ dùng cá nhân: đặc biệt là khăn mặt để tránh lây nhiễm chéo.
  • Giữ không gian sống sạch: giúp ngăn ngừa sự phát triển của vi khuẩn và nấm mốc.
  • Dinh dưỡng và nghỉ ngơi hợp lý: tốt cho sức khỏe tổng thể và sức khỏe mắt.
  • Hạn chế dụi mắt: giảm nguy cơ lây nhiễm vi khuẩn từ tay lên mắt.
  • Giảm tiếp xúc với người bị bệnh: giảm nguy cơ lây nhiễm các bệnh truyền nhiễm liên quan đến mắt.

Hy vọng các thông tin trên đây từ Bác sĩ giảng viên Cao đẳng Y đa khoa sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về bệnh đau mắt đỏ. Nếu tình trạng bệnh nghiêm trọng hoặc có triệu chứng bất thường, hãy đến ngay cơ sở y tế để được bác sĩ thăm khám và điều trị kịp thời.

Những biểu hiện điển hình của viêm tai giữa ở trẻ sơ sinh

Những biểu hiện điển hình của viêm tai giữa ở trẻ sơ sinh

Viêm tai giữa cấp ở trẻ sơ sinh là tình trạng nhiễm trùng tai giữa gây sưng đau, ảnh hưởng đến sức khỏe và ăn uống; nếu không điều trị kịp thời có thể gây biến chứng nguy hiểm.
Những nguyên nhân và yếu tố nguy cơ gây bệnh cơ tim chu sinh

Những nguyên nhân và yếu tố nguy cơ gây bệnh cơ tim chu sinh

Bệnh cơ tim chu sinh là tình trạng suy giảm chức năng tim ở phụ nữ mang thai cuối kỳ hoặc sau sinh, hiếm gặp nhưng có thể đe dọa nghiêm trọng đến sức khỏe và tính mạng.
Những biện pháp phòng ngừa bệnh sởi hiệu quả trước và trong thai kỳ

Những biện pháp phòng ngừa bệnh sởi hiệu quả trước và trong thai kỳ

Khi phụ nữ mang thai không may mắc bệnh sởi, sức khỏe của cả mẹ và thai nhi đều có thể bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Vậy trong trường hợp này, cần xử trí như thế nào và có những biện pháp phòng ngừa ra sao?
Cách nhận biết và xử lý nổi mẩn đỏ ngứa toàn thân ở trẻ nhỏ

Cách nhận biết và xử lý nổi mẩn đỏ ngứa toàn thân ở trẻ nhỏ

Nổi mẩn đỏ ngứa toàn thân ở trẻ là tình trạng phổ biến, thường do dị ứng, nhiễm trùng hoặc rối loạn bên trong cơ thể. Nếu không xử lý kịp thời, có thể ảnh hưởng đến sinh hoạt và sức khỏe lâu dài của trẻ.
Đăng ký trực tuyến