Chăm sóc bệnh nhân ngoại khoa bị nhiễm khuẩn vết thương

Thứ sáu, 25/08/2023 | 03:44

Trong việc chăm sóc bệnh nhân ngoại khoa bị nhiễm khuẩn vết thương, việc lập kế hoạch chăm sóc theo yêu cầu là rất quan trọng. Trong quá trình xây dựng kế hoạch, Điều dưỡng viên cần lưu ý điều gì?

21321213

Nguyên nhân và loại vi khuẩn gây nhiễm trùng

Vi khuẩn thường tấn công vào vùng tổn thương hoặc trong các trường hợp sức đề kháng của cơ thể yếu. Các vết thương, vết mổ, đặc biệt là vùng có ít nguồn cung cấp máu, dễ dẫn đến nhiễm trùng.

Theo chia sẻ từ bác sĩ giảng viên công tác tại Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn, nhiễm trùng vết thương có thể do nhiều loại vi khuẩn như ký sinh trùng, nấm, nhưng phần lớn là do vi khuẩn, đặc biệt là các loại vi khuẩn sau:

•     Vi khuẩn làm mủ: Tụ cầu khuẩn Staphylococcus thường xuất hiện trên da, và tụ cầu vàng Staphylococcus Aureus thường gây nhiễm trùng vết mổ. Còn có liên cầu khuẩn nhóm A, vi khuẩn gram âm như Pseudomonas Aeruginosa và Escherichia Coli.

•     Vi khuẩn gây yếm khi: Như Clostridium Perfringens và Clostridium Tetani.

Triệu chứng nhiễm trùng

Triệu chứng nhiễm trùng vết thương có thể biểu hiện trên toàn thân và tại chỗ:

•     Triệu chứng toàn thân thường bao gồm sốt, vẻ mặt hốc hác, môi khô, lưỡi bẩn, da sạm, và dấu hiệu mất nước.

•     Triệu chứng tại chỗ bao gồm sưng, nóng, đỏ và đau ở vùng vết thương.

Xét nghiệm cận lâm sàng

Các xét nghiệm cận lâm sàng cần được thực hiện để xác định tình trạng nhiễm trùng, bao gồm:

•     Đếm số lượng bạch cầu tăng cao, với bạch cầu da nhân trung tính thường chiếm tỷ lệ cao.

•     Soi tươi bệnh phẩm để phát hiện vi khuẩn gây bệnh.

•     Cấy máu để xác định vi khuẩn gây nhiễm khuẩn nếu bệnh nhân có nhiễm khuẩn huyết.

Điều trị nhiễm trùng vết thương

Điều trị nhiễm trùng vết thương bao gồm:

•     Thực hiện cắt lọc sớm nếu cần thiết để loại bỏ các phần tử tổ chức bị tổn thương.

•     Mổ dẫn lưu mủ đường rạch nếu có mủ, để thoát mủ dễ dàng và đảm bảo vệ sinh vết thương.

•    Dược sĩ Cao đẳng Dược lưu ý sử dụng kháng sinh đúng đo liều theo chỉ định.

•     Tiến hành các biện pháp hỗ trợ như truyền máu, dịch thể, trợ tim, lợi tiểu để duy trì sự ổn định cho cơ thể.

IMG_2929

Kế hoạch chăm sóc bệnh nhân nhiễm trùng vết thương

Theo dõi triệu chứng toàn thân và tại chỗ, kiểm tra vết thương có sưng, nóng, đỏ, đau không.

Thực hiện các biện pháp làm sạch và khử khuẩn vết thương.

Giảm sốt nếu cần thiết bằng các biện pháp như chườm mát, sử dụng thuốc hạ sốt.

Đảm bảo nguồn cung cấp nước và dinh dưỡng cho bệnh nhân.

Đối với trường hợp nhiễm khuẩn nặng, theo dõi chặt chẽ tình trạng nước và điện giải.

Thực hiện các biện pháp phòng ngừa nhiễm khuẩn, như khử khuẩn da trước mổ, sử dụng trang phục hấp vô khuẩn.

Chuyên gia Cao đẳng Điều dưỡng chia sẻ trong quá trình chăm sóc, cần luôn theo dõi tình trạng bệnh nhân và báo cáo kịp thời cho bác sĩ để có các biện pháp xử trí thích hợp. Ngoài ra, việc thực hiện các biện pháp phòng ngừa nhiễm khuẩn là điểm quan trọng để đảm bảo an toàn cho bệnh nhân.

Những điều cần biết về xét nghiệm giới tính thai nhi

Những điều cần biết về xét nghiệm giới tính thai nhi

Khi mang thai, ngoài việc chăm sóc sức khỏe, nhiều bậc phụ huynh cũng rất quan tâm đến giới tính của thai nhi. Vậy làm thế nào để xét nghiệm giới tính thai nhi và khi nào có thể thực hiện?
Dấu hiệu và chẩn đoán các loại ung thư cổ tử cung thường gặp

Dấu hiệu và chẩn đoán các loại ung thư cổ tử cung thường gặp

Ung thư cổ tử cung là một trong những loại ung thư nguy hiểm nhất đối với phụ nữ. Việc nâng cao nhận thức về loại ung thư này, những dấu hiệu cảnh báo và quy trình chẩn đoán định kỳ là cực kỳ quan trọng.
Những nguyên nhân gây nhiễm trùng đường tiểu cần lưu ý

Những nguyên nhân gây nhiễm trùng đường tiểu cần lưu ý

Nếu bị nhiễm trùng đường tiểu trong thời gian dài, có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm. Tuy nhiên, nếu phát hiện sớm và điều trị đúng cách, bệnh nhân có thể hoàn toàn chữa khỏi.
Chẩn đoán và điều trị bệnh mạch máu ngoại biên

Chẩn đoán và điều trị bệnh mạch máu ngoại biên

Bệnh mạch máu ngoại biên là tình trạng tắc nghẽn động mạch ngoại biên. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh có thể dẫn đến hoại tử mô hoặc nguy cơ các bệnh như nhồi máu cơ tim và đột quỵ, gây tử vong.
Đăng ký trực tuyến