Chuyên gia sức khỏe chia sẽ quá trình xét nghiệm giun sán

Thứ bảy, 13/04/2024 | 10:58

Giun sán là những sinh vật đa bào, có nhiều loại sống tự do, nhưng một số thì sống ký sinh, thường là ký sinh theo phương thức bắt buộc và ký sinh vĩnh viễn trong cơ thể ký chủ.

Bệnh giun sán là bệnh lý rất phổ biến là một vấn đề sức khỏe nghiêm trọng của cộng đồng. Bệnh lây truyền qua trứng có trong phân người, từ đó làm ô nhiễm đất ở những khu vực kém vệ sinh.

xet-nghiem-huyet-hoc-1 (1)

Những dấu hiệu thường gặp

Không phải lúc nào bạn cũng biết bên trong mình có bị giun sán hay không. Bạn có thể không có bất kỳ triệu chứng nào hoặc chúng có thể khá nhẹ. Tuy nhiên, vẫn có những dấu hiệu cảnh báo. Các triệu chứng bạn có thể nhận thấy bao gồm: buồn nôn, chán ăn, tiêu chảy, đau bụng, sụt cân, suy nhược.

Người nhiễm giun sán thường xuyên bị tiêu chảy, nếu không phát hiện kịp thời có thể gây suy nhược cơ thể.

Những triệu chứng nghiêm trọng hơn mà bạn có thể gặp phải:

Sán dây có thể gây ra: u hoặc vết sưng dưới da, dị ứng, sốt, các vấn đề thần kinh chẳng hạn như động kinh.

Giun kim (giun chỉ) đôi khi có thể gây ngứa hậu môn .

Các triệu chứng khác của giun móc bao gồm: phát ban ngứa, thiếu máu, mệt mỏi.

Quá trình xét nghiệm giun sán

Các xét nghiệm chẩn đoán sẽ là cần thiết để xác định nguyên nhân

Soi phân

Soi phân thường là một chỉ định đầu tay nếu nghi ngờ nhiễm giun sán. Xét nghiệm soi phân bao gồm việc gửi mẫu phân và kiểm tra ký sinh trùng, ấu trùng hoặc trứng. Xét nghiệm này không xâm lấn và thường là xét nghiệm cần thiết để chẩn đoán bệnh. Bạn có thể tiến hành lấy các mẫu phân tại nhà để thuận tiện cho việc xét nghiệm. Cách lấy mẫu phân như sau:

Đối với người lớn hoặc trẻ lớn:

Đeo găng tay.

Lấy một ít mẫu phân của bạn bằng cách sử dụng găng tay cao su hoặc bọc nhựa. Ví dụ, bọc miệng bồn cầu bằng một lớp màng bọc thực phẩm/ni-lông trước khi sử dụng. Bọc này sẽ hứng phân của bạn, giúp bạn dễ dàng lấy phân.

Sau khi bạn đã lấy mẫu phân, hãy đặt nó vào một hộp sạch và đậy kín để mang đến phòng xét nghiệm.

Tháo găng tay và rửa tay bằng xà phòng.

Đối với trẻ nhỏ còn mặc tã:

Đeo găng tay.

Lấy mẫu phân từ tả hoặc sử dụng tăm bông sạch để lấy mẫu phân tại hậu môn của bé.

Đảm bảo mẫu phân không bị dính nước tiểu.

Sau đó, bỏ mẫu phân đã lấy vào lọ đựng sạch.

Tháo găng tay và rửa tay bằng xà phòng.

Các xét nghiệm hình ảnh

Các xét nghiệm Kỹ Thuật Hình Ảnh Y Học như chụp CT , MRI hoặc X-quang có thể được sử dụng để phát hiện tổn thương cơ quan do ký sinh trùng gây ra

Nội soi đại tràng

Rất hiếm khi nội soi được sử dụng để giúp chẩn đoán nhiễm ký sinh trùng. Tuy nhiên, nó có thể được thực hiện nếu bạn đã dùng thuốc mà các triệu chứng của bạn vẫn còn.

Kết quả xét nghiệm giun sán

Thông thường, các bác sĩ sẽ thực hiện soi phân cho bạn trước tiên. Kết quả xét nghiệm “bình thường” có nghĩa là không tìm thấy trứng hoặc ký sinh trùng trong mẫu phân của bạn. Nếu bạn nhận được kết quả bình thường nhưng các triệu chứng vẫn chưa thuyên giảm, bác sĩ có thể yêu cầu các xét nghiệm chuyên sâu bổ sung như xét nghiệm máu, hình ảnh học,

Ngược lại, khi kết quả xét nghiệm cho thấy có những bất thường trong cơ thể. Điều đó có nghĩa là đã tìm thấy ký sinh trùng, trứng hoặc cả hai trong mẫu phân của bạn.

tuyen-sinh-ky-thuat-xet-nghiem-y-hoc-090013

Những lưu ý khi xét nghiệm giun sán

Giảng viên khoa Cao Đẳng Kỹ Thuật Xét Nghiệm Y HọcCao Đẳng Dược Tphcm cho hay các xét nghiệm này không gây rủi ro cho sức khỏe. Bạn có thể thu thập mẫu phân dễ dàng ngay tại nhà. Tránh trộn mẫu phân của bạn với nước tiểu hoặc giấy vệ sinh.

Nếu bạn gặp khó khăn trong việc thu thập mẫu, hãy gọi cho bác sĩ của bạn. Ngoài ra, các bác sĩ sẽ yêu cầu bạn tránh sử dụng một số sản phẩm nhất định trước khi lấy mẫu phân của bạn.

Thuốc nhuận tràng.Thuốc trị tiêu chảy.Thuốc kháng sinh.

Chuyên gia sức khỏe chia sẽ quá trình xét nghiệm giun sán

Các phương pháp xét nghiệm bệnh thủy đậu và bệnh zona

Các phương pháp xét nghiệm bệnh thủy đậu và bệnh zona

Bệnh thủy đậu và bệnh zona thường có thể được chẩn đoán dựa trên triệu chứng, nhưng một số trường hợp đòi hỏi xét nghiệm chẩn đoán để đánh giá mức độ và nguy cơ biến chứng.
Lợi ích và những biến chứng cần lưu ý khi cắt tử cung

Lợi ích và những biến chứng cần lưu ý khi cắt tử cung

Cắt tử cung là một phẫu thuật quan trọng với nhiều lợi ích, nhưng cũng tiềm ẩn nguy cơ biến chứng. Việc hiểu rõ những biến chứng sau khi cắt tử cung là rất quan trọng mà bạn cần lưu ý.
Bị cảm cúm lựa chọn thuốc nào cho nhanh khỏi và an toàn?

Bị cảm cúm lựa chọn thuốc nào cho nhanh khỏi và an toàn?

Cảm cúm là một căn bệnh gây ra bởi virus cấp tính trong đường hô hấp và có khả năng lây lan rộng rãi trong cộng đồng. Vậy khi phải đối mặt với cảm cúm, làm thế nào để chọn loại thuốc phù hợp?
Đau thần kinh tọa khi mang thai 3 tháng đầu mẹ bầu cần làm gì?

Đau thần kinh tọa khi mang thai 3 tháng đầu mẹ bầu cần làm gì?

Đau thần kinh tọa khi mang thai 3 tháng đầu là một tình trạng phổ biến, gây ra nhiều khó chịu cho các mẹ bầu. Vậy vì sao mẹ bầu lại bị đau thần kinh tọa khi mang thai và cần làm gì để cải thiện tình trạng này ?
Đăng ký trực tuyến