Đau quai hàm gần tai bên trái là biểu hiện của những bệnh gì?
Thứ năm, 06/03/2025 | 11:00
Nhiều người cảm thấy đau quai hàm gần tai bên trái khi há miệng hoặc ăn uống, ảnh hưởng đến sinh hoạt. Đau quai hàm gần tai có thể là dấu hiệu của bệnh lý gì và cách khắc phục ra sao?
Đau quai hàm gần tai bên trái có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau
Bài viết dưới đây, các bác sĩ và giảng viên tại Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn sẽ chia sẻ những thông tin quan trọng về thoái hóa cột sống, giúp bạn nhận diện và xử lý các dấu hiệu sớm của bệnh.
Nguyên nhân gây đau quai hàm gần tai bên trái
Đau quai hàm gần tai bên trái có thể đi kèm với các triệu chứng như cứng hàm, khó há miệng, đau nhức vùng mặt, đặc biệt là xung quanh tai. Nguyên nhân có thể do một số vấn đề sau:
Trật khớp thái dương hàm: Đây là nguyên nhân phổ biến gây đau quai hàm gần tai. Tình trạng này có thể xảy ra khi bạn ngáp mạnh, mở miệng quá rộng, hoặc có tiền sử về rối loạn khớp thái dương. Khi đó, cơ và dây chằng ở khớp thái dương hàm bị tổn thương, gây đau ở quai hàm, vùng tai và mặt, đồng thời gây khó khăn khi ăn uống, nói chuyện.
Viêm khớp thái dương hàm: Viêm khớp thái dương hàm có thể khiến bạn đau quai hàm gần tai bên trái hoặc cả hai bên. Cơn đau sẽ tăng lên khi cử động miệng hoặc ăn uống, và có thể kèm theo tiếng “lục cục” trong khớp hàm. Các triệu chứng khác có thể bao gồm đau thái dương, đau đầu, chóng mặt và mỏi cổ. Tình trạng này thường gặp ở bé gái ở độ tuổi dậy thì hoặc phụ nữ trong giai đoạn tiền mãn kinh.
Loạn năng thái dương hàm: Bệnh lý này, dù hiếm gặp, có thể gây nhiều vấn đề cho sức khỏe người bệnh. Ban đầu, nó gây đau nhóm cơ nhai và sau đó dẫn đến tổn thương khớp thái dương hàm, làm mòn sụn khớp và có thể gây thoái hóa. Khi bệnh tiến triển, người bệnh có thể gặp phải triệu chứng như ù tai, choáng váng, và mất khả năng cử động hàm bình thường.
Các nguyên nhân khác: Ngoài các nguyên nhân trên, tình trạng đau quai hàm gần tai bên trái còn có thể do viêm xoang, các vấn đề về răng miệng (như viêm tuyến nước bọt, viêm nha chu, sâu răng, áp xe răng…).
Đau quai hàm gần tai bên trái có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, từ các vấn đề về khớp thái dương hàm, viêm xoang đến các bệnh lý về răng miệng. Việc nhận biết đúng nguyên nhân sẽ giúp lựa chọn phương pháp điều trị hiệu quả và phòng ngừa tình trạng này tái phát.
Cách khắc phục tình trạng đau quai hàm gần tai bên trái
Nếu mức độ đau nhẹ và không kèm theo các triệu chứng nghiêm trọng, bạn có thể thử áp dụng một số biện pháp sau:
Uống thuốc giảm đau: Một số thuốc giảm đau không kê đơn có thể giúp giảm đau ở quai hàm. Tuy nhiên, bạn cần sử dụng đúng liều lượng để tránh lạm dụng.
Chườm nóng hoặc lạnh: Chườm nóng hoặc lạnh là phương pháp đơn giản và hiệu quả. Nếu quai hàm bị cứng, bạn có thể dùng khăn ấm hoặc túi chườm nóng để giảm đau. Nếu có sưng viêm, hãy thay thế bằng chườm lạnh.
Xoa bóp, massage: Massage nhẹ nhàng ở vùng quai hàm bị đau có thể giúp giảm cơn đau và cải thiện khả năng cử động của hàm. Dùng ngón tay ấn nhẹ và xoa tròn vùng đau trong vài phút cho đến khi cảm thấy dễ chịu hơn.
Thăm khám bác sĩ: Nếu tình trạng không cải thiện, hoặc nếu bạn có các triệu chứng nghiêm trọng như khó nhai nuốt, sưng viêm, sốt và mệt mỏi, bạn nên đến bác sĩ để kiểm tra. Bác sĩ có thể yêu cầu thực hiện các xét nghiệm như siêu âm, X-quang, CT hoặc MRI để xác định nguyên nhân và đưa ra phương án điều trị phù hợp. Điều trị có thể bao gồm thuốc giảm đau, thuốc giãn cơ, máng bảo vệ răng miệng hoặc phẫu thuật nếu có vấn đề nghiêm trọng liên quan đến khớp thái dương hàm.
Với các biện pháp khắc phục đơn giản như sử dụng thuốc giảm đau, chườm nóng/lạnh, xoa bóp và thăm khám bác sĩ khi cần thiết, bạn có thể giảm thiểu cơn đau quai hàm gần tai bên trái và cải thiện tình trạng một cách hiệu quả.
Biện pháp phòng tránh đau quai hàm gần tai bên trái
Bác sĩ giảng viên Cao đẳng Y đa khoa cho biết, để phòng tránh tình trạng đau quai hàm gần tai, bạn có thể chú ý các điều sau:
Ăn chậm và nhai kỹ, tránh ăn quá nhanh hoặc nói chuyện khi ăn. Hạn chế ăn các thực phẩm cứng hoặc dai như kẹo cứng, đá viên, trái cây cứng, kẹo cao su, v.v.
Nhai đều ở cả hai bên hàm để tránh tạo áp lực không đều lên hàm.
Kiểm soát thói quen ngủ nghiến răng bằng cách đeo máng bảo vệ răng miệng nếu cần.
Tránh ngáp mạnh hoặc mở miệng quá lớn đột ngột. Khi ngáp, có thể dùng tay đỡ nhẹ dưới cằm.
Vệ sinh răng miệng cẩn thận để tránh các vấn đề về răng miệng ảnh hưởng đến quai hàm.
Giữ tinh thần thoải mái và giảm căng thẳng, vì căng thẳng có thể làm tăng áp lực lên quai hàm.
Bổ sung vitamin D và canxi từ thực phẩm như cá béo, sữa, phô mai, trứng và rau lá xanh.
Trên đây là một số thông tin về tình trạng đau quai hàm gần tai bên trái mà bạn có thể tham khảo để phòng tránh và điều trị hiệu quả.
Viêm đại tràng giả mạc là bệnh lý nguy hiểm, có thể gây biến chứng nếu không điều trị kịp thời. Bệnh thường do sử dụng kháng sinh và liên quan đến hệ miễn dịch suy giảm cùng một số yếu tố khác.
Mùa đông - xuân với thời tiết lạnh, độ ẩm cao tạo điều kiện cho virus, vi khuẩn phát triển mạnh, cùng sự thay đổi nhiệt độ đột ngột làm suy giảm hệ miễn dịch, khiến cơ thể dễ bị bệnh.
Khò khè không chỉ là triệu chứng phổ biến ở trẻ em mà còn có thể xuất hiện ở người trưởng thành. Vậy nguyên nhân gây thở khò khè ở người lớn là gì và chúng ta có thể làm gì để cải thiện tình trạng này?
Trào ngược dạ dày thực quản là bệnh lý phổ biến, nhưng nhiều người thường tự điều trị mà không thăm khám bác sĩ. Điều này có thể làm bệnh nặng hơn và dẫn đến ung thư nếu không được điều trị kịp thời.