Dị ứng thuốc kháng sinh và cách điều trị hiệu quả

Thứ ba, 16/01/2024 | 09:51

Thuốc kháng sinh là thuốc điều trị các bệnh nhiễm khuẩn. Thuốc giúp chống lại vi khuẩn khi số lượng vi khuẩn có hại quá nhiều, hệ thống miễn dịch không thể kiểm soát được.

R (5) (1)

Khái niệm

Dị ứng thuốc là phản ứng không mong muốn của thuốc do đáp ứng miễn dịch đặc hiệu của cơ thể với loại thuốc đó. Theo chia sẽ chuyên gia y tế Trường Cao Đẳng Dược Sài Gòn, phản ứng dị ứng miễn dịch do thuốc được chia thành 2 loại:

Loại dị ứng nhanh: thường xảy ra sau vài giờ dùng thuốc (như mày đay) hay nguy hiểm hơn là sốc phản vệ;

Loại dị ứng chậm: có thể xảy ra sau vài ngày thậm chí vài tuần dùng thuốc, cũng là thể dị ứng nguy hiểm.

Dấu hiệu

Trong hầu hết các trường hợp, phản ứng dị ứng thường từ nhẹ đến trung bình như: phát ban, mày đay, da đỏ ngứa, bong tróc hoặc sưng tấy; sưng lưỡi, mặt; ho, khó thở hoặc thở khò khè, đau dạ dày…

Các triệu chứng nghiêm trọng hơn bao gồm các vấn đề về thị lực, da nổi mụn nước hoặc bong tróc, sưng hoặc ngứa nghiêm trọng, bao gồm hoại tử biểu bì nhiễm độc, nhiễm độc da dị ứng, hội chứng Stevens-Johnsons, đỏ da toàn thân, hồng ban đa dạng, phù Quinck,…

Điều trị dị ứng thuốc kháng sinh

Dấu hiệu đầu tiên của phản ứng phản vệ có thể giống như các triệu chứng dị ứng điển hình: sổ mũi hoặc phát ban da. Nhưng sau đó, các dấu hiệu nghiêm trọng hơn xuất hiện

Chú ý: giảng viên đang công tác tại khoa Cao Đẳng Y Sĩ Đa Khoa – Cao Đẳng Y Dược lưu ý bạn kháng sinh có thể gây phản ứng phản vệ. Đây là trường hợp nặng nhất của dị ứng thuốc, cần được cấp cứu ngay lập tức, nếu không điều trị kịp có thể tử vong trong vài phút. Phản ứng phản vệ có thể dẫn đến khó thở, hạ huyết áp, trụy mạch. Các triệu chứng ban đầu là:

Khó thở hoặc thở nhanh nông, thở khò khè

Ho, khó nói, giọng khàn, sưng lưỡi, cổ họng, sưng mặt, môi, mắt

Cảm thấy lâng lâng, chóng mặt, bối rối, lo lắng

Mất ý thức hoặc gục ngã, ngất xỉu, nhợt nhạt và mềm nhũn người (đặc biệt là trẻ nhỏ)

Nhịp tim nhanh, mạch yếu

Phát ban da, nổi mề đay, ngứa, sưng hoặc đỏ da

Đau bụng hoặc nôn mửa,…

Người dễ bị dị ứng thuốc kháng sinh?

Mặc dù bất cứ ai cũng có thể có phản ứng dị ứng với thuốc kháng sinh nhưng nếu có một vài yếu tố có thể làm tăng nguy cơ hơn, bao gồm:

Phản ứng dị ứng với một loại thuốc khác

Tiền sử gia đình bị dị ứng thuốc

Tăng tiếp xúc với chính loại thuốc kháng sinh gây dị ứng đó, vì dùng liều cao, sử dụng lặp đi lặp lại hoặc sử dụng kéo dài

Một số bệnh thường liên quan đến phản ứng dị ứng thuốc, chẳng hạn như nhiễm HIV hoặc virus Epstein-Barr

Làm gì khi bị dị ứng thuốc kháng sinh?

Khó thở hoặc thở khò khè.Co thắt trong cổ họng hoặc cảm giác rằng đường thở đang đóng lại

Khàn giọng hoặc khó nói.Sưng môi, lưỡi hoặc cổ họng.Buồn nôn, đau bụng hoặc nôn

Nhịp tim nhanh hoặc mạch đập.Lo lắng hay chóng mặt.Mất ý thức.Phát ban và khó thở

Các triệu chứng khác của phản ứng dị ứng nghiêm trọng (sốc phản vệ)

Cách trị dị ứng thuốc kháng sinh tại bệnh viện

Thuốc kháng histamin điều trị các triệu chứng dị ứng nhẹ đến trung bình như ngứa, phát ban.

Epinephrine (adrenalin) điều trị các phản ứng dị ứng nghiêm trọng như phản vệ.

Steroid giảm viêm

Giải mẫn cảm có thể được thực hiện sau khi bị dị ứng nhưng phải cần điều trị lại bằng kháng sinh. Bác sĩ sẽ cung cấp những liều thấp kháng sinh trong vài giờ và theo dõi để điều trị nếu xảy ra dị ứng. Liều tăng từ từ đến liều điều trị và ngừng thuốc. Bạn sẽ phải dùng một liều kháng sinh mỗi ngày để giải mẫn cảm.

Xem thêm bài viết tại đây: Tin Y Tế - Trường Cao Đẳng Dược Sài Gòn

imgpsh_fullsize_anim-155555-092659

Cách phòng ngừa dị ứng thuốc kháng sinh

Tuân thủ chỉ định của bác sĩ. Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng. Kiểm tra nguồn gốc của thuốc. Không dùng thuốc từng dị ứng, kể cả thuốc dùng ngoài.

Theo dõi kỹ, nhất là lần đầu tiên uống thuốc. Khi có triệu chứng bất thường, ngừng uống thuốc và đến cơ sở y tế để được hỗ trợ.

Sau khi dùng thuốc, thận trọng nếu có tập thể dục. Ngừng tập nếu bạn bắt đầu có dấu hiệu sốc phản vệ như mệt mỏi, nóng người hoặc ngứa da.

Hỏi bác sĩ những thuốc bạn có thể cần phải tránh. Có thể có dị ứng với thuốc khác nếu đã dị ứng kháng sinh.

Viêm gan B và các phương pháp điều trị phòng ngừa hiệu quả

Viêm gan B và các phương pháp điều trị phòng ngừa hiệu quả

Viêm gan B là một bệnh lý truyền nhiễm phổ biến, tuy nhiên nhiều người vẫn chưa nhận thức rõ về mức độ nghiêm trọng của nó. Bài viết này sẽ giải đáp thắc mắc về mức độ nguy hiểm của viêm gan B và hướng dẫn các biện pháp phòng ngừa hiệu quả.
Chỉ định truyền máu trong những trường hợp nào và lưu ý những gì?

Chỉ định truyền máu trong những trường hợp nào và lưu ý những gì?

Chúng ta thường nghe nói nhiều về truyền máu, nhưng không phải ai cũng biết rõ khi nào cần truyền máu và những lưu ý quan trọng trong quy trình này để đảm bảo an toàn cho người bệnh.
Nguyên nhân và cách khắc phục nhiệt miệng thường xuyên

Nguyên nhân và cách khắc phục nhiệt miệng thường xuyên

Nhiệt miệng là tình trạng phổ biến, tuy nhiên, khi hiện tượng này trở nên thường xuyên, nó có thể gây ra nhiều phiền toái trong ăn uống và ảnh hưởng đến sức khỏe. Vậy nhiệt miệng thường xuyên do đâu?
Khi nào cần cắt tuyến giáp và những điều cần lưu ý sau phẫu thuật

Khi nào cần cắt tuyến giáp và những điều cần lưu ý sau phẫu thuật

Cắt tuyến giáp là một phương pháp điều trị quan trọng đối với các bệnh lý tuyến giáp nghiêm trọng. Tuy nhiên, không phải mọi bệnh nhân đều cần đến phẫu thuật này. Vậy khi nào cần thực hiện cắt tuyến giáp và các ảnh hưởng của nó đối với sức khỏe là gì?
Đăng ký trực tuyến