Nguy cơ tiềm ẩn và các giải pháp điều trị hội chứng ngưng thở khi ngủ

Thứ năm, 21/11/2024 | 10:06

Hội chứng ngưng thở khi ngủ là vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, ảnh hưởng đến giấc ngủ và có thể gây ra biến chứng như bệnh tim mạch, đột quỵ, suy giảm trí nhớ và rối loạn tâm lý. Nếu không điều trị kịp thời, nó sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể.

hội chứng ngưng th??
Hội chứng ngưng thở khi ngủ là tình trạng tạm thời ngừng thở trong khi ngủ

Trong bài viết này, bác sĩ giảng viên Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn sẽ chia sẻ về hội chứng ngưng thở khi ngủ, các triệu chứng nhận biết, nguy cơ tiềm ẩn và các phương pháp điều trị hiệu quả.

Hội chứng ngưng thở khi ngủ là gì?

Hội chứng ngưng thở khi ngủ là tình trạng tạm thời ngừng thở trong khi ngủ, gây gián đoạn giấc ngủ và làm giảm chất lượng giấc ngủ. Khi mắc phải hội chứng này, người bệnh thường xuyên thức giấc giữa đêm và cảm thấy mệt mỏi vào ban ngày.

Có ba loại ngưng thở khi ngủ:

  • Ngưng thở khi ngủ tắc nghẽn (OSA): Do đường hô hấp trên bị tắc nghẽn, đây là loại ngưng thở phổ biến nhất.

  • Ngưng thở khi ngủ trung ương (CSA): Xảy ra khi não không gửi tín hiệu để điều khiển cơ hô hấp.

  • Ngưng thở khi ngủ hỗn hợp (MSA): Là sự kết hợp của cả hai loại trên.

Triệu chứng của hội chứng ngưng thở khi ngủ

Nhiều người mắc hội chứng ngưng thở khi ngủ không nhận ra tình trạng này và chỉ phát hiện qua sự quan sát của người thân. Bác sĩ giảng viên Cao đẳng Y đa khoa lưu ý một số triệu chứng điển hình bao gồm:

  • Ngáy lớn: Là dấu hiệu phổ biến nhất, mặc dù không phải ai ngáy đều mắc hội chứng này.

  • Ngưng thở và thở dốc: Gián đoạn thở, thở dốc hoặc ngừng thở trong vài giây trong khi ngủ.

  • Thức dậy cảm thấy ngạt thở: Cảm giác thở không được thoải mái khi thức giấc.

  • Mệt mỏi vào ban ngày: Dù đã ngủ đủ giấc, vẫn cảm thấy mệt mỏi và buồn ngủ.

  • Đau đầu sáng: Do thiếu oxy trong giấc ngủ, người bệnh có thể bị đau đầu khi thức dậy.

  • Khó tập trung và hay quên: Thiếu ngủ làm giảm khả năng tập trung và trí nhớ.

Nguy cơ tiềm ẩn từ hội chứng ngưng thở khi ngủ

Hội chứng ngưng thở khi ngủ có thể dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng:

  • Tăng nguy cơ đột quỵ: Khi ngừng thở, lượng oxy trong máu giảm, làm giảm lượng oxy cung cấp cho não, có thể dẫn đến suy giảm chức năng não và tăng nguy cơ đột quỵ.

  • Bệnh tim mạch: Thiếu oxy có thể gây tăng huyết áp và làm tim phải hoạt động mạnh hơn, dễ dẫn đến các bệnh lý tim mạch như bệnh mạch vành, suy tim hay nhồi máu cơ tim.

  • Ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần: Giấc ngủ bị gián đoạn thường xuyên có thể gây mệt mỏi, lo âu, trầm cảm và giảm chất lượng cuộc sống, ảnh hưởng đến hiệu suất công việc và các mối quan hệ xã hội.

Giải pháp điều trị hội chứng ngưng thở khi ngủ

Có nhiều phương pháp điều trị chứng ngưng thở khi ngủ, tùy vào mức độ nghiêm trọng và nguyên nhân của tình trạng này. Dưới đây là một số biện pháp phổ biến:

  • Điều chỉnh tư thế ngủ: Ngủ nghiêng thay vì nằm ngửa có thể giúp giảm áp lực lên đường hô hấp và ngừng thở khi ngủ. Khi nằm ngửa, lưỡi và hàm có thể tụt ra sau, gây tắc nghẽn đường thở.

  • Thay đổi lối sống: Giảm cân, Tránh rượu và chất kích thích, Tránh thuốc an thần

  • Sử dụng máy thở CPAP: Máy CPAP (Continuous Positive Airway Pressure) cung cấp dòng khí áp lực dương liên tục để giữ cho đường thở luôn thông thoáng. Người bệnh cần đeo máy trong khi ngủ để duy trì hiệu quả điều trị.

  • Sử dụng dụng cụ nâng hàm: Đối với những người có cấu trúc hàm dưới nhỏ hoặc bị thụt vào trong, các thiết bị nha khoa có thể giúp giữ hàm và lưỡi ở vị trí thuận lợi, mở rộng đường thở. Phương pháp này phù hợp với các trường hợp ngưng thở mức độ nhẹ và trung bình.

Xem thêm: Hướng dẫn sơ cứu người bệnh đột quỵ kịp thời tại nhà

Truong-cao-dang-duoc-sai-
Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn tuyển sinh năm 2024

Phẫu thuật: Trong các trường hợp ngưng thở nặng, phẫu thuật có thể là giải pháp điều trị. Các phương pháp phẫu thuật bao gồm:

  • Phẫu thuật mũi: Điều chỉnh cấu trúc mũi và vách ngăn để cải thiện đường thở.

  • Cắt amidan: Cắt bỏ amidan phì đại để mở rộng không gian hô hấp.

  • Chỉnh sửa lưỡi gà và vòm họng: Điều chỉnh các cấu trúc trong họng để ngăn ngưng thở.

  • Phẫu thuật hàm dưới: Điều chỉnh vị trí xương hàm dưới để mở rộng đường thở.

Tùy theo tình trạng cụ thể, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp để cải thiện tình trạng ngưng thở khi ngủ, giúp người bệnh duy trì sức khỏe tốt hơn và nâng cao chất lượng cuộc sống.

Nguyên nhân và cách khắc phục tình trạng mệt mỏi và đau nhức khắp người

Nguyên nhân và cách khắc phục tình trạng mệt mỏi và đau nhức khắp người

Mệt mỏi và đau nhức khắp người là hiện tượng thường gặp, có thể do làm việc quá sức, căng thẳng kéo dài hoặc là dấu hiệu của các vấn đề sức khỏe tiềm ẩn. 
Nguy cơ tiềm ẩn và các giải pháp điều trị hội chứng ngưng thở khi ngủ

Nguy cơ tiềm ẩn và các giải pháp điều trị hội chứng ngưng thở khi ngủ

Hội chứng ngưng thở khi ngủ là vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, ảnh hưởng đến giấc ngủ và có thể gây ra biến chứng như bệnh tim mạch, đột quỵ, suy giảm trí nhớ và rối loạn tâm lý. Nếu không điều trị kịp thời, nó sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể.
Hướng dẫn sơ cứu người bệnh đột quỵ kịp thời tại nhà

Hướng dẫn sơ cứu người bệnh đột quỵ kịp thời tại nhà

Đột quỵ, hay tai biến mạch máu não, xảy ra khi dòng máu đến một phần não bị ngừng hoặc giảm, khiến tế bào não thiếu oxy và dưỡng chất, dẫn đến tổn thương, liệt, mất trí nhớ hoặc tử vong.
Nguyên nhân và cách khắc phục đau lưng và đau bụng dưới ở phụ nữ

Nguyên nhân và cách khắc phục đau lưng và đau bụng dưới ở phụ nữ

Đau lưng và đau bụng dưới là triệu chứng thường gặp ở phụ nữ và có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Mức độ nghiêm trọng của vấn đề này phụ thuộc vào tần suất, cường độ và thời gian kéo dài của cơn đau.
Đăng ký trực tuyến