Những dấu hiệu cần lưu ý về cúm B tránh biến chứng

Thứ bảy, 11/05/2024 | 13:07

Cúm B là bệnh đường hô hấp phổ biến, chỉ lây lan ở người và ít nguy hiểm hơn cúm A. Tuy nhiên, nếu không phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh có thể dẫn đến biến chứng nguy hiểm

nhung-dau-hieu-can-luu-y-ve-cum-b-tranh-bien-chung
Nếu không được điều trị cúm B có thể dẫn đến biến chứng

Bài viết này các bác sĩ giảng viên Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn cung cấp thông tin chi tiết về cúm B, bao gồm triệu chứng, thời gian khỏi bệnh, cách điều trị và biện pháp phòng ngừa.

Mắc cúm B bao lâu thì khỏi?

Cúm B thường lành tính, chỉ xuất hiện ở người và ít nguy hiểm hơn cúm A. Triệu chứng của bệnh không quá nghiêm trọng, tương tự cúm thông thường. Biểu hiện phổ biến là sốt cao (39-41°C), kéo dài kèm theo ho nhiều, đau cơ, mệt mỏi.

Thời gian khỏi bệnh thường là 5-7 ngày. Tuy nhiên, ở trẻ nhỏ, người già, người có bệnh nền, thời gian hồi phục có thể lâu hơn và nguy cơ biến chứng cao hơn.

Dấu hiệu cần đưa đến bệnh viện:

  • Người lớn: Sốt cao kéo dài, khó thở, chóng mặt, đau tức ngực, nôn nhiều, tiêu chảy,...
  • Trẻ sơ sinh: Sốt kèm phát ban, sốt cao, nôn nhiều, da tái xanh, bỏ ăn/bú, li bì, khó thở, thở gấp,...

Cúm B và những biến chứng nguy hiểm

Nếu không được điều trị, cúm B có thể dẫn đến biến chứng, đặc biệt là biến chứng đường hô hấp:

  • Viêm phổi tiên phát: Sốt cao, khó thở, ho đờm, da tái, chân tay run, suy hô hấp/tuần hoàn.
  • Viêm phổi thứ phát: Sốt cao trở lại sau 2-3 ngày hạ sốt, đau tức ngực, suy kiệt, mệt mỏi,...

Ngoài ra, cúm B có thể làm nặng thêm bệnh nền, dẫn đến biến chứng nguy hiểm như:

  • Biến chứng tim mạch: Viêm cơ tim, suy tuần hoàn,...
  • Biến chứng thần kinh: Viêm não, viêm đa dây thần kinh,...
  • Biến chứng ở trẻ sơ sinh: Viêm tai, viêm xương chũm, nhiễm độc thần kinh.
  • Nguy cơ dị tật thai nhi, sảy thai ở phụ nữ mang thai.

Xem thêm: Nguy cơ tiềm ẩn và cách chẩn đoán ung thư buồng trứng

tuyen-sinh-cao-dang-y-duoc-sai-gon
Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn tuyển sinh 2024

Phải làm gì khi mắc cúm B?

Hiện chưa có thuốc đặc trị cúm B. Theo bác sĩ giảng viên lớp Cao đẳng Y sĩ đa khoa, điều trị bệnh chủ yếu tập trung vào cải thiện triệu chứng, nâng cao sức đề kháng để người bệnh mau hồi phục và hạn chế biến chứng.

Dưới đây là các biện pháp điều trị cúm B hiệu quả:

  • Sử dụng thuốc theo chỉ định bác sĩ: Thuốc giảm đau, hạ sốt, kháng virus (nếu có chỉ định), kháng sinh (nếu bội nhiễm), long đờm, nhỏ mũi,...
  • Theo dõi nhiệt độ cơ thể: Sốt cao hoặc kéo dài cần đến gặp bác sĩ.
  • Hạn chế tiếp xúc với người khác.
  • Giữ gìn vệ sinh cá nhân: Đeo khẩu trang, rửa tay thường xuyên, súc miệng, vệ sinh bề mặt.
  • Bổ sung dinh dưỡng đầy đủ: Uống nhiều nước, ăn thức ăn mềm, dễ tiêu hóa, bổ sung trái cây, rau xanh.
  • Nghỉ ngơi đầy đủ.
  • Theo dõi sức khỏe: Nếu có dấu hiệu bất thường, cần đến gặp bác sĩ ngay.

Bên cạnh việc điều trị, việc phòng ngừa cúm B cũng vô cùng quan trọng. Hãy chủ động tiêm vắc-xin cúm B mỗi năm, giữ gìn vệ sinh cá nhân, tăng cường sức đề kháng để bảo vệ bản thân và cộng đồng.

Từ khóa: cúm B
Những sai lầm khi chăm sóc khiến bé viêm phế quản mãi không khỏi

Những sai lầm khi chăm sóc khiến bé viêm phế quản mãi không khỏi

Viêm phế quản phổi là bệnh hô hấp phổ biến ở trẻ từ 6 tháng đến 5 tuổi, dễ tái phát vào mùa chuyển mùa. Nếu không điều trị đúng cách, bệnh có thể gây biến chứng nghiêm trọng như xẹp phổi, viêm phổi, suy hô hấp.
Tổng quan về bệnh sởi và những ảnh hưởng đến sức khỏe

Tổng quan về bệnh sởi và những ảnh hưởng đến sức khỏe

Bệnh sởi là bệnh truyền nhiễm do virus, dễ lây lan và thường gặp ở trẻ em. Mặc dù hầu hết trẻ đều hồi phục, nhưng trẻ có sức đề kháng yếu có thể gặp biến chứng nguy hiểm.
Tìm hiểu viêm đại tràng giả mạc và các phương pháp chẩn đoán chữa trị

Tìm hiểu viêm đại tràng giả mạc và các phương pháp chẩn đoán chữa trị

Viêm đại tràng giả mạc là bệnh lý nguy hiểm, có thể gây biến chứng nếu không điều trị kịp thời. Bệnh thường do sử dụng kháng sinh và liên quan đến hệ miễn dịch suy giảm cùng một số yếu tố khác.
Các bệnh thường gặp vào mùa đông - xuân và cách phòng ngừa

Các bệnh thường gặp vào mùa đông - xuân và cách phòng ngừa

Mùa đông - xuân với thời tiết lạnh, độ ẩm cao tạo điều kiện cho virus, vi khuẩn phát triển mạnh, cùng sự thay đổi nhiệt độ đột ngột làm suy giảm hệ miễn dịch, khiến cơ thể dễ bị bệnh.
Đăng ký trực tuyến