Những tác dụng chữa bệnh từ cây mào gà không hẳn ai cũng biết

Thứ hai, 08/01/2024 | 09:57

Hoa mào gà được trồng để làm cảnh tuy vậy, khi nói đến công dụng chữa bệnh của loài hoa này sẽ có nhiều người bất ngờ. Mào gà đỏ có vị ngọt, tính mát, là dược liệu tốt cho chữa trị bệnh đường tiêu hóa, sinh dục, tiết niệu, mề đay, lở loét,..

su-tich-y-nghia-cach-trong-va-cong-dung-cua-cay-hoa-mao-ga-202107222257330120 (1)

Nhận biết và mô tả cây

Trường Cao Đẳng Dược Sài Gòn chia sẽ hoa mào gà là một loại thực vật có hoa thuộc họ dền. Cây thân mềm, cho ra hoa rất đẹp và có nhiều màu sắc khác nhau như đỏ, trắng, vàng, cam... Trong đó, có hai loại hoa mào gà trắng và đỏ là hai loại được tìm thấy nhiều nhất ở nước ta, cũng được sử dụng nhiều để làm thuốc và trồng làm cảnh.

Cây hoa mào gà trắng

Cây mào gà trắng còn có các tên gọi khác như thanh lương tử, mào gà đuôi nheo, bạch kê quan hoa... Mào gà trắng có tên khoa học là Celosia argentea L. (C linearis Sw); thuộc họ dền amaranthaceae.

Cây mọc quanh năm, thân thẳng và nhỏ, vỏ bên ngoài nhẵn, phân thành nhiều cành. Chiều cao mỗi cây dao động từ 0,3 – 2 mét. Lá cây mào gà trắng mọc so le, lá nguyên, hình mũi mác nhọn ở đầu. Mào gà trắng cho ra hoa vào mùa xuân đến mùa hè trong năm. Hoa có màu trắng hoặc hơi hồng, mọc ở ngọn hoặc đầu cành, không có cuống. Mỗi bông có thể dài từ 3 – 7cm. Quả dạng nang chứa nhiều hạt dẹt sắc đen hoặc nâu đỏ nhỏ.

Cây có thể mọc hoang hoặc được trồng ở khắp mọi nơi làm cây cảnh, lấy dược liệu.

Cây hoa mào gà đỏ

Cây hoa mào gà đỏ còn được gọi bằng nhiều tên khác như bông mào gà đỏ hay kê quan hoa. Tên khoa học là Celosia cristata L. Đây là một loại cây sống lâu năm, có thân cứng và có nhiều cành nhẵn bóng. Lá dài, nhọn, có cuống và có các phiến là nguyên hình trứng. Hoa có màu đỏ tươi hoặc đỏ mận, cứng, nhăn nheo tương tự như mào gà. Quả cây mào gà đỏ có hình trứng hoặc hình cầu. Bên trong có chứa 8 – 10 hạt màu đen, vỏ ngoài bóng.

Bộ phận dùng làm thuốc: Cả cây mào gà trắng và đỏ đều sử dụng các bộ phận gồm hạt, cụm hoa và mầm non để làm thuốc.

Cách thu hái:

Hoa và hạt thường được thu hoạch vào tháng 9 đến tháng 10 hàng năm khi hạt chín. Cụm hoa được cắt đem về phơi hay sấy khô. Đập nhẹ để tách lấy hạt, sau đó đem phơi lại lần nữa cho dược liệu thật khô sẽ bảo quản được lâu hơn.

Mầm non của cây được thu hái vào bất cứ thời điểm nào trong năm.

Thành phần hóa học: Mào gà trắng chứa chất béo và một số hoạt chất kháng sinh, tiêu viêm. Còn cây hoa mào gà đỏ có chứa betanin, các chất dinh dưỡng, yếu tố vi lượng, anthocyanin và hạt cũng có chứa chất béo.

Công dụng:

Bác Sĩ Nguyễn Nam giảng dạy khoa Cao Đẳng Y Học Cổ Truyền – Cao Đẳng Dược Tphcm cho biết Mào Gà chủ yếu để trang trí không gian sân vườn cây cảnh. Đặc biệt là cứ dịp xuân về hoa được nhiều người ưa chuộng hơn, nhờ sắc màu cuốn hút rực rỡ

Trong cảnh quan hoa viên, hoa mào gà cũng được dùng với số lượng lớn kết hợp với các loại cây hoa khác để tạo một không gian hài hòa, .

Ngoài ra Hoa và hạt cây dùng làm thuốc với một số công dụng cầm huyết, thổ huyết, đổ máu cam, ..

Tác dụng của mào gà đỏ theo đông y thì hoa mào gà đỏ vị ngọt, tính mát, có công dụng thanh nhiệt trừ thấp, lương huyết chỉ huyết, thường được sử dụng chữa các chứng bệnh như lỵ trực khuẩn hoặc amip, trĩ xuất huyết, thổ huyết (nôn ra máu), ho ra máu, chảy máu mũi, tiểu buốt và tiểu ra máu, băng lậu (rong huyết, rong kinh, băng huyết), di tinh, cao huyết áp, đái dưỡng chấp, nổi mày đay...

Cây hoa mào gà trắng theo Y Học Cổ Truyền có tính hơi hàn, vị đắng, quy vào kinh Can có tác dụng thanh can, sáng mắt, chống viêm, giúp cầm máu, khu phong thanh nhiệt. Được sử dụng để điều trị cao huyết áp, ho ra máu, lỵ trực khuẩn, chảy máu mũi, lòi dom chảy máu, tiểu buốt, tiểu rắt, bế kinh...

Hoa mào gà đỏ được sử dụng trong điều trị bệnh cao huyết áp, các chứng chảy máu, bệnh dị ứng, điều trị lỵ trực khuẩn hay lỵ amip, trĩ xuất huyết.

Mày đay: Hoa mào gà dùng cả cây sắc uống và ngâm rửa, nếu như nốt sẩn màu đỏ thì dùng hoa màu đỏ, nếu như sắc trắng thì nên dùng hoa màu trắng.

Trị nôn ra máu: Kê quan hoa dùng cả cây khoảng 20g lượng vừa đủ, sắc uống.

Bệnh lỵ trực khuẩn hoặc amip: Hoa mào gà sắc uống, nếu như phân có máu thì dùng hoa màu đỏ, bạch ly (phân chỉ có nhầy) thì nên dùng hoa màu trắng.

Trĩ chảy máu: Kê quan hoa và phòng phong dùng lượng bằng nhau, sấy khô tán bột, làm thành viên to bằng hạt ngô đồng, mỗi ngày uống 70 viên với nước cơm và uống khi đói.

Hoa mào gà trắng được sử dụng để điều trị ho ra máu, lỵ trực khuẩn, chảy máu mũi, trĩ chảy máu, tiểu buốt, tiểu rắt, bế kinh, mụn nhọt...

Nôn ra máu: Hoa mào gà trắng tươi 24g (loại khô dùng 12g) hầm với phổi lợn, chia ăn trong ngày. Hoặc dùng hoa mào gà trắng sao 30g, tông lư thán 30g, khương hoạt 30g, các vị tán thành bột mịn, uống mỗi lần 6g với nước cơm.

Tiểu buốt và tiểu ra máu: Hoa mào gà trắng đốt tồn tính, mỗi ngày uống khoảng 15–20g với nước cơm hoặc dùng hoa mào gà 15g sắc uống.

huong dan dang ky xet tuyen cao dang duoc sai gon (1)

Di tinh: Hoa mào gà trắng 30g, kim tiền thảo 15g, kim anh tử 15g, sắc uống trong ngày.

Đại tiện ra máu: Hoa mào gà sao cháy tán bột, uống mỗi lần 6-9g, mỗi ngày uống 2-3 lần.

Trĩ lở loét: Hoa mào gà 3g, ngũ bội tử 3g, một chút băng phiến, tất cả tán bột, trộn với mật lợn sau đó bôi lên vùng lở loét.

Trường Cao Đẳng Y Dược Tp hcm chỉ rõ hoa mào gà không chỉ là một cây được dùng làm cảnh mà còn là vị thuốc được sử dụng để chữa nhiều chứng bệnh, một loại thức ăn bổ dưỡng. Tuy nhiên, trong những trường hợp bệnh dùng biện pháp thuốc đông y không hiệu quả bạn nên đến các trung tâm y tế, bệnh viện để được thăm khám điều trị.

Quy trình thực hiện xét nghiệm Rubella đối với thai phụ

Quy trình thực hiện xét nghiệm Rubella đối với thai phụ

Khi có triệu chứng nghi ngờ hoặc tiếp xúc với người nhiễm bệnh, mẹ bầu cần chủ động đi khám và thực hiện xét nghiệm Rubella để bảo vệ sức khỏe cho cả mẹ và con.
Những điều cần biết về xét nghiệm giới tính thai nhi

Những điều cần biết về xét nghiệm giới tính thai nhi

Khi mang thai, ngoài việc chăm sóc sức khỏe, nhiều bậc phụ huynh cũng rất quan tâm đến giới tính của thai nhi. Vậy làm thế nào để xét nghiệm giới tính thai nhi và khi nào có thể thực hiện?
Dấu hiệu và chẩn đoán các loại ung thư cổ tử cung thường gặp

Dấu hiệu và chẩn đoán các loại ung thư cổ tử cung thường gặp

Ung thư cổ tử cung là một trong những loại ung thư nguy hiểm nhất đối với phụ nữ. Việc nâng cao nhận thức về loại ung thư này, những dấu hiệu cảnh báo và quy trình chẩn đoán định kỳ là cực kỳ quan trọng.
Những nguyên nhân gây nhiễm trùng đường tiểu cần lưu ý

Những nguyên nhân gây nhiễm trùng đường tiểu cần lưu ý

Nếu bị nhiễm trùng đường tiểu trong thời gian dài, có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm. Tuy nhiên, nếu phát hiện sớm và điều trị đúng cách, bệnh nhân có thể hoàn toàn chữa khỏi.
Đăng ký trực tuyến