Phân độ tăng huyết áp và những lưu ý để kiểm soát bệnh

Thứ sáu, 21/03/2025 | 10:34

Chỉ số huyết áp không chỉ giúp xác định bạn có mắc tăng huyết áp hay không, mà còn phản ánh mức độ nghiêm trọng của bệnh. Dựa vào đó, bác sĩ sẽ đưa ra phương án điều trị thích hợp để kiểm soát tình trạng bệnh một cách hiệu quả.

Phân độ tăng huyết áp và những lưu ý để kiểm soát bệnh
Bất kỳ ai cũng có thể bị tăng huyết áp

Tổng quan về tăng huyết áp

Trước khi tìm hiểu về phân độ tăng huyết áp, chúng ta cần hiểu rõ về bệnh này, triệu chứng và đối tượng dễ mắc phải. Tăng huyết áp xảy ra khi chỉ số huyết áp vượt mức bình thường. Cụ thể, chỉ số huyết áp bao gồm huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương. Nếu huyết áp tâm thu từ 140 mmHg trở lên và huyết áp tâm trương từ 90 mmHg trở lên, thì người bệnh được chẩn đoán mắc tăng huyết áp.

Khi bị tăng huyết áp, người bệnh có thể không gặp triệu chứng gì hoặc xuất hiện một số dấu hiệu như: đau đầu, chóng mặt, choáng váng, mất thăng bằng; tức ngực, khó thở, tim đập nhanh; mắt mờ, ù tai, chảy máu mũi,... Những triệu chứng này thường dễ bị nhầm lẫn với các vấn đề sức khỏe khác.

Chuyên gia tại Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn cho biết bất kỳ ai cũng có thể bị tăng huyết áp, nhưng những đối tượng dưới đây có nguy cơ cao hơn:

  • Tiền sử gia đình có người bị tăng huyết áp: Nếu trong gia đình có người mắc bệnh này, bạn có nguy cơ cao hơn.
  • Người già: Các cơ quan trong cơ thể lão hóa khiến người cao tuổi dễ mắc bệnh.
  • Người ít vận động, thừa cân, béo phì: Nhóm đối tượng này không chỉ dễ mắc tăng huyết áp mà còn có nguy cơ cao mắc các bệnh tim mạch.
  • Chế độ ăn uống không hợp lý: Tiêu thụ quá nhiều muối có thể gây rối loạn chuyển hóa và làm tăng huyết áp.
  • Thường xuyên uống rượu bia, dùng chất kích thích, hút thuốc: Đây là những yếu tố nguy cơ gây tăng huyết áp và nhiều bệnh lý khác.
  • Hay bị căng thẳng, xúc động mạnh: Cảm xúc tiêu cực có thể gây rối loạn nhịp tim, làm tăng huyết áp.

Hiểu rõ về tăng huyết áp, các triệu chứng và yếu tố nguy cơ sẽ giúp bạn chủ động hơn trong việc phòng ngừa và kiểm soát bệnh, từ đó giảm thiểu các biến chứng nguy hiểm đối với sức khỏe.

Phân độ tăng huyết áp

Như đã nói, chỉ số huyết áp giúp bác sĩ đánh giá tình trạng bệnh để đưa ra phương án điều trị thích hợp. Theo Hiệp hội Tim mạch Việt Nam, tăng huyết áp được phân thành các cấp độ như sau:

  • Tăng huyết áp cấp độ 1 (Mức độ nhẹ): Huyết áp tâm thu từ 140-159 mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương từ 90-99 mmHg.
  • Tăng huyết áp cấp độ 2 (Mức độ trung bình): Huyết áp tâm thu từ 160-179 mmHg và huyết áp tâm trương từ 100-109 mmHg.
  • Tăng huyết áp cấp độ 3 (Mức độ nặng): Huyết áp tâm thu từ 180 mmHg trở lên và huyết áp tâm trương từ 110 mmHg trở lên.
  • Tăng huyết áp tâm thu đơn độc: Huyết áp tâm thu ≥140 mmHg và huyết áp tâm trương <90 mmHg. Chỉ số huyết áp tâm trương bình thường, chỉ huyết áp tâm thu bị tăng.

Nếu các chỉ số huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương không cùng phân độ, phân độ sẽ được xác định dựa trên chỉ số huyết áp cao hơn.

Những lưu ý chung để kiểm soát tăng huyết áp

Dù ở phân độ nào, người mắc tăng huyết áp cần chú ý đến những điều sau để kiểm soát bệnh hiệu quả:

  • Chế độ ăn uống hợp lý: Hạn chế tối đa thực phẩm chứa nhiều calo, đường và đặc biệt là muối để tránh làm tăng huyết áp.
  • Tăng cường vận động: Tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày để cải thiện lưu thông máu và tăng sức đề kháng.
  • Giữ cân nặng hợp lý: Nếu thừa cân, cần có kế hoạch giảm cân khoa học và lành mạnh.
  • Tạo thời gian thư giãn: Cần nghỉ ngơi và tránh căng thẳng, lo âu để giảm áp lực lên tim mạch.
  • Nói không với thuốc lá: Hút thuốc là yếu tố làm tăng huyết áp và gây hại cho sức khỏe. Uống rượu bia ở mức độ vừa phải (2 ly mỗi lần, 3 lần mỗi tuần).

Xem thêm: Cách nhận biết các triệu chứng nhiễm HPV và mức độ nguy hiểm

1
Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn tuyển sinh năm 2025

Bên cạnh đó, theo bác sĩ giảng viên Cao đẳng Y đa khoa bạn có thể thực hiện một số bài tập đơn giản để giúp giảm huyết áp:

  • Ngâm chân trong nước ấm: Ngâm chân trong nước ấm 50-60 độ C từ 10-15 phút giúp tăng cường lưu thông máu.
  • Hít thở đúng cách: Đặt 2 ngón tay vào 2 lỗ tai và thực hiện hít thở sâu trong 15 phút, giúp giảm đau đầu và kiểm soát huyết áp.
  • Massage cổ và dái tai: Massage nhẹ nhàng vùng cổ và dái tai giúp huyết áp giảm dần.
  • Nghỉ ngơi thư giãn: Nằm ngửa, thả lỏng cơ thể trong 10-15 phút để giảm huyết áp và thư giãn tinh thần.

Áp dụng những lưu ý trên sẽ giúp bạn kiểm soát tăng huyết áp hiệu quả, bảo vệ sức khỏe lâu dài.

Tổng quan về nguyên nhân và triệu chứng rối loạn gan

Tổng quan về nguyên nhân và triệu chứng rối loạn gan

Rối loạn chức năng gan là tình trạng gan suy giảm hoạt động, ảnh hưởng đến quá trình chuyển hóa và thải độc. Phát hiện sớm và điều trị kịp thời giúp bảo vệ gan và phòng ngừa biến chứng nguy hiểm.
Cảnh báo dấu hiệu nhiễm HPV ở nữ giới và cách chẩn đoán chính xác

Cảnh báo dấu hiệu nhiễm HPV ở nữ giới và cách chẩn đoán chính xác

Virus HPV là tác nhân chính gây nhiều bệnh lý nguy hiểm, đặc biệt là ung thư cổ tử cung. Vì vậy, việc nhận biết sớm dấu hiệu và chẩn đoán đúng là điều cần thiết để phòng ngừa và điều trị hiệu quả.
Nhận diện các bệnh lý tiêu hóa thường gặp và cách phòng tránh hiệu quả

Nhận diện các bệnh lý tiêu hóa thường gặp và cách phòng tránh hiệu quả

Hệ tiêu hóa có vai trò quan trọng trong việc xử lý thức ăn, hấp thụ dưỡng chất và loại bỏ độc tố khỏi cơ thể. Khi gặp vấn đề mà không được phát hiện và điều trị kịp thời, người bệnh có thể đối mặt với những biến chứng nghiêm trọng.
Các phương pháp chẩn đoán hội chứng rối loạn sinh tủy (MDS)

Các phương pháp chẩn đoán hội chứng rối loạn sinh tủy (MDS)

Hội chứng rối loạn sinh tủy (MDS) là nhóm bệnh huyết học mạn tính, khi tủy xương tạo ra các tế bào máu không đầy đủ hoặc bất thường, dẫn đến thiếu máu, dễ nhiễm trùng, chảy máu và có nguy cơ tiến triển thành bạch cầu cấp dòng tủy (AML)
Đăng ký trực tuyến