Phương pháp điều trị đau rát cổ họng tại nhà hiệu quả không cần dùng thuốc

Thứ hai, 18/11/2024 | 11:25

Đau họng rát cổ là tình trạng mà bất cứ ai cũng có thể gặp phải trong suốt cuộc đời. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể khắc phục hiệu quả tình trạng này bằng những phương pháp đơn giản tại nhà.

Phương pháp điều tr
Đau họng rát cổ là tình trạng mà bất cứ ai cũng có thể gặp phải

Dưới đây bác sĩ giảng viên Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn chia sẻ một số cách chữa đau họng rát cổ mà bạn có thể áp dụng.

Nguyên nhân gây đau rát họng

Trước khi tìm hiểu cách trị đau họng rát cổ, chúng ta cần hiểu rõ nguyên nhân gây ra tình trạng này. Đau họng rát cổ thường là dấu hiệu của việc cổ họng bị khô, sưng đau hoặc ngứa rát. Các nguyên nhân phổ biến bao gồm:

  • Viêm họng: Đau họng do viêm có thể do virus hoặc vi khuẩn gây ra. Viêm họng thường kèm theo các triệu chứng như ho, khó nuốt, nuốt đau và có thể có đờm. Trong trường hợp viêm họng do virus, triệu chứng sẽ giảm sau vài ngày. Tuy nhiên, viêm họng do vi khuẩn có thể cần điều trị bằng thuốc.

  • Bệnh lý truyền nhiễm: Các bệnh như cúm, COVID-19 có thể gây viêm họng và đau rát cổ.

  • Yếu tố môi trường: Thời tiết thay đổi, khí hậu nóng ẩm, hoặc môi trường ô nhiễm có thể gây viêm họng. Những người sống trong điều kiện nhiều khói bụi, hoặc dị ứng với phấn hoa, thực phẩm, nấm… cũng dễ bị đau họng.

  • Một số bệnh lý khác: Trào ngược dạ dày thực quản, HIV, hoặc các khối u ở lưỡi, thanh quản, cổ họng cũng có thể gây ra các triệu chứng đau rát cổ.

Các biện pháp trị đau rát họng tại nhà

Nếu đau họng không phải do các bệnh lý nghiêm trọng, bạn có thể thử một số phương pháp chữa trị tại nhà để giảm cơn đau rát cổ:

  • Súc miệng bằng nước muối ấm: Nước muối ấm có tác dụng sát khuẩn, giúp làm dịu niêm mạc họng và giảm viêm. Bạn có thể súc miệng 2-3 lần một ngày để vệ sinh khoang miệng và giảm đau họng.

  • Mật ong: Mật ong có tác dụng giảm viêm và làm dịu cổ họng. Bạn có thể pha 1 phần mật ong với 3 phần nước ấm, uống vào buổi sáng để cải thiện triệu chứng đau họng. Một cách khác là pha mật ong với nước cốt chanh và ngậm từng muỗng nhỏ để làm dịu họng. Tuy nhiên, nếu bạn có vấn đề về dạ dày, hãy chỉ sử dụng sau bữa ăn.

  • Gừng: Gừng có tính ấm và khả năng sát khuẩn mạnh mẽ. Bạn có thể uống nước gừng ấm pha với mật ong, hoặc ngậm một miếng gừng tươi hoặc gừng giã nát với chút muối để giảm đau rát họng và ho.

  • Bạc hà: Bạc hà có tác dụng giảm ho, tiêu đờm và làm dịu niêm mạc họng. Bạn có thể vò nát một ít bạc hà tươi và nấu với nước khoảng 10-15 phút để uống 1-2 lần mỗi ngày.

  • Quất (Tắc): Quất có tác dụng tiêu đờm, nhuận phế, và làm dịu cổ họng. Bạn có thể hấp 3-4 quả quất với đường phèn khoảng 15 phút, sau đó ngậm từ từ cả cái và nước để làm dịu cổ họng.

  • Đồ ăn và nước uống ấm: Khi bị đau họng, bạn nên tránh đồ lạnh và thay vào đó uống các loại nước ấm như trà gừng, nước chanh ấm để làm dịu cơn đau.

  • Tắm nước nóng hoặc dùng máy tạo độ ẩm: Hơi nước ấm trong phòng tắm có thể làm giảm cảm giác khô rát cổ họng. Máy tạo độ ẩm cũng giúp duy trì độ ẩm trong không khí, tránh làm khô cổ họng.

Xem thêm: Triệu chứng đau ngực là gì và có nguy hiểm không?

ly-do-chon-hoc-van-bang-2
Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn tuyển sinh năm 2024

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Mặc dù các phương pháp trên có thể giúp giảm đau họng trong 1-2 tuần, nhưng nếu bạn gặp phải những triệu chứng sau, hãy đi khám bác sĩ ngay:

  • Niêm mạc họng xuất hiện mảng trắng.

  • Đau họng không thuyên giảm và trở nên nghiêm trọng hơn.

  • Đau họng kèm theo khó thở, tức ngực.

  • Tiết nhiều nước bọt trong miệng và gặp khó khăn khi nuốt.

  • Đau họng kèm theo các triệu chứng như sốt, mệt mỏi kéo dài, buồn nôn, phát ban.

  • Với trẻ em, nếu đau họng kèm theo nhạy cảm với ánh sáng và cổ cứng, cần cấp cứu ngay vì có thể là dấu hiệu của viêm màng não.

Bác sĩ giảng viên Cao đẳng Y đa khoa lưu ý, dù đau họng rát cổ có thể là hiện tượng phổ biến, nhưng đôi khi nó cũng có thể là dấu hiệu của các bệnh lý nghiêm trọng. Vì vậy, nếu các triệu chứng không thuyên giảm hoặc có dấu hiệu bất thường, bạn nên thăm khám bác sĩ để được điều trị kịp thời.

Tổng quan về nguyên nhân và triệu chứng rối loạn gan

Tổng quan về nguyên nhân và triệu chứng rối loạn gan

Rối loạn chức năng gan là tình trạng gan suy giảm hoạt động, ảnh hưởng đến quá trình chuyển hóa và thải độc. Phát hiện sớm và điều trị kịp thời giúp bảo vệ gan và phòng ngừa biến chứng nguy hiểm.
Cảnh báo dấu hiệu nhiễm HPV ở nữ giới và cách chẩn đoán chính xác

Cảnh báo dấu hiệu nhiễm HPV ở nữ giới và cách chẩn đoán chính xác

Virus HPV là tác nhân chính gây nhiều bệnh lý nguy hiểm, đặc biệt là ung thư cổ tử cung. Vì vậy, việc nhận biết sớm dấu hiệu và chẩn đoán đúng là điều cần thiết để phòng ngừa và điều trị hiệu quả.
Nhận diện các bệnh lý tiêu hóa thường gặp và cách phòng tránh hiệu quả

Nhận diện các bệnh lý tiêu hóa thường gặp và cách phòng tránh hiệu quả

Hệ tiêu hóa có vai trò quan trọng trong việc xử lý thức ăn, hấp thụ dưỡng chất và loại bỏ độc tố khỏi cơ thể. Khi gặp vấn đề mà không được phát hiện và điều trị kịp thời, người bệnh có thể đối mặt với những biến chứng nghiêm trọng.
Các phương pháp chẩn đoán hội chứng rối loạn sinh tủy (MDS)

Các phương pháp chẩn đoán hội chứng rối loạn sinh tủy (MDS)

Hội chứng rối loạn sinh tủy (MDS) là nhóm bệnh huyết học mạn tính, khi tủy xương tạo ra các tế bào máu không đầy đủ hoặc bất thường, dẫn đến thiếu máu, dễ nhiễm trùng, chảy máu và có nguy cơ tiến triển thành bạch cầu cấp dòng tủy (AML)
Đăng ký trực tuyến