Triệu chứng đau ngực là gì và có nguy hiểm không?

Thứ hai, 18/11/2024 | 11:03

Đau ngực là triệu chứng khiến nhiều người lo lắng, không biết nguyên nhân gây ra là gì và liệu đó có phải là dấu hiệu cảnh báo một vấn đề sức khỏe nghiêm trọng hay không. 

au ngực
Đau ngực là cảm giác khó chịu, căng tức hoặc đau nhói ở vùng ngực

Nếu bạn thường xuyên gặp phải cảm giác đau ngực, hãy tham khảo bài viết dưới đây từ bác sĩ giảng viên Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn để biết cách xử lý an toàn và tránh những biến chứng không mong muốn.

Đau ngực là gì?

Đau ngực là cảm giác khó chịu, căng tức hoặc đau nhói ở vùng ngực, giống như có một vật nặng đè lên lồng ngực. Cơn đau có thể từ nhẹ đến rất nghiêm trọng, kéo dài từ vài phút đến vài giờ và có thể gây mệt mỏi, khó thở.

Đau ngực có thể xuất hiện ở các vị trí khác nhau: bên trái, bên phải, giữa ngực hoặc trên dưới ngực. Trong một số trường hợp, cơn đau có thể lan lên cổ, hàm hoặc xuống tay. Nguyên nhân gây đau có thể là do chấn thương, va đập trong lúc làm việc, tập thể dục hoặc do tư thế ngồi, nằm không đúng. Tuy nhiên, đau ngực cũng có thể là triệu chứng của nhiều bệnh lý nghiêm trọng, do đó không nên chủ quan.

Đau ngực có nguy hiểm không?

Đau ngực là triệu chứng không thể bỏ qua, vì nó có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý nguy hiểm liên quan đến tim mạch, phổi hoặc cột sống. Nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời, đau ngực có thể dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng, thậm chí đe dọa tính mạng.

Đau ngực do bệnh lý phổi: Các bệnh lý về phổi như viêm phổi, thuyên tắc động mạch phổi, tràn dịch màng phổi, xẹp phổi hay ung thư phổi có thể gây đau ngực kèm theo các triệu chứng như sốt, ho, khó thở, hụt hơi. Những bệnh này nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể dẫn đến suy hô hấp, suy tim và nguy hiểm đến tính mạng. Đặc biệt, ung thư phổi là một bệnh lý khó chữa và tỷ lệ tử vong cao.

Đau ngực do bệnh lý tim mạch: Ngoài các bệnh lý phổi, đau ngực cũng có thể là dấu hiệu của bệnh tim mạch. Những cơn đau đột ngột ở ngực, kèm theo đau đầu, chóng mặt, choáng váng, vã mồ hôi, tê tay chân… có thể là dấu hiệu cảnh báo thiếu máu cơ tim, nhồi máu cơ tim, hoặc nguy hiểm hơn là đột quỵ. Đây là các tình trạng cực kỳ nguy hiểm, có thể gây tử vong nếu không được xử lý kịp thời.

Đau ngực do bệnh lý cột sống: Đau ngực không phải lúc nào cũng liên quan đến bệnh tim hay phổi. Các bệnh lý về cột sống như thoát vị đĩa đệm, thoái hóa cột sống hay vẹo cột sống cũng có thể gây ra đau vùng ngực hoặc vùng lưng gần ngực. Những bệnh lý này có thể làm giảm khả năng vận động, gây tê liệt các chi, ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống.

Đau ngực do chấn thương: Đôi khi, đau ngực xuất hiện do chấn thương hoặc va đập. Dù không có vết thương bên ngoài, những chấn thương này có thể ảnh hưởng đến các cơ quan nội tạng trong cơ thể, gây tổn thương nghiêm trọng. Do đó, bạn không nên chủ quan, mà cần đi khám để xác định mức độ chấn thương và có biện pháp điều trị kịp thời.

Các nguyên nhân khác: Ngoài các bệnh lý đã kể trên, đau ngực còn có thể do một số nguyên nhân khác như:

  • Vấn đề về tiêu hóa: trào ngược dạ dày - thực quản, viêm loét dạ dày, sỏi mật, viêm tụy…

  • Bệnh lý cơ xương khớp: viêm sụn sườn, bong gân cơ ngực…

  • Tình trạng hoảng loạn, căng thẳng hoặc stress cũng có thể dẫn đến cảm giác đau ngực.

Làm gì khi bị đau ngực?

Dù nguyên nhân nào, đau ngực đều cần được chú ý nghiêm túc. Bạn nên theo dõi tần suất, mức độ và thời gian kéo dài của cơn đau, cũng như tìm hiểu xem liệu cơn đau có phải do chấn thương hay các yếu tố khác. Sau đó, hãy đến bác sĩ để được thăm khám, chẩn đoán chính xác và điều trị kịp thời.

Xem thêm: Nguyên nhân gây đau đầu hai bên thái dương và cách khắc phục hiệu quả

truong-cao-dang-duoc-sai-
Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn tuyển sinh năm 2024

Nếu cơn đau ngực là do bệnh lý, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp, và bạn cần tuân thủ theo đúng phác đồ điều trị. Nếu do thói quen sinh hoạt hoặc tư thế sai, bạn cần thay đổi thói quen để phòng ngừa tình trạng tái phát.

Một số lưu ý để phòng ngừa đau ngực:

  • Chọn tư thế làm việc và nằm ngủ phù hợp để tránh tạo áp lực lên cột sống.

  • Tránh mang vác đồ nặng hoặc gắng sức, đặc biệt khi có vấn đề về tim mạch hoặc cột sống.

  • Đảm bảo an toàn trong khi làm việc, tập luyện hoặc lái xe. Có thể trang bị bảo hộ để bảo vệ vùng ngực.

  • Tránh khói thuốc và các tác nhân gây dị ứng, bảo vệ sức khỏe phổi.

  • Đeo khẩu trang khi ra ngoài, đặc biệt ở nơi đông người hoặc môi trường có nguy cơ ô nhiễm.

  • Tăng cường vận động thể chất để cải thiện sức khỏe tim mạch và cơ xương khớp.

  • Ngủ đủ giấc để giúp cơ thể tự phục hồi và tăng cường hệ miễn dịch.

  • Duy trì chế độ ăn uống khoa học, cung cấp đủ chất dinh dưỡng và nước cho cơ thể.

  • Tuyệt đối không tự ý dùng thuốc khi chưa có chỉ định từ bác sĩ.

Bác sĩ giảng viên Cao đẳng Y đa khoa lưu ý, việc chăm sóc sức khỏe và thực hiện các biện pháp phòng ngừa đúng cách sẽ giúp bạn giảm nguy cơ mắc các bệnh lý liên quan đến đau ngực và nâng cao chất lượng cuộc sống.

Vai trò cấu trúc và các bệnh lý liên quan đến hệ bạch huyết

Vai trò cấu trúc và các bệnh lý liên quan đến hệ bạch huyết

Hệ bạch huyết có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ cơ thể khỏi bệnh nhiễm trùng. Nó giúp vận chuyển dịch bạch huyết và tế bào miễn dịch, tiêu diệt mầm bệnh và duy trì cân bằng dịch, hỗ trợ hệ miễn dịch phản ứng nhanh khi cơ thể bị nhiễm trùng.
Các mức độ nguy hiểm khi gặp tình trạng suy nhược thần kinh

Các mức độ nguy hiểm khi gặp tình trạng suy nhược thần kinh

Suy nhược thần kinh ảnh hưởng đến cuộc sống, có thể tự khỏi nếu thay đổi lối sống, nhưng nếu không điều trị kịp thời, có thể dẫn đến trầm cảm.
Các triệu chứng viêm loét dạ dày cần lưu ý

Các triệu chứng viêm loét dạ dày cần lưu ý

Viêm loét dạ dày là bệnh lý phổ biến, thường gặp trong cuộc sống hiện đại. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, các triệu chứng của bệnh có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe.
Cách nhận biết và xử lý tình trạng chảy máu trong

Cách nhận biết và xử lý tình trạng chảy máu trong

Chảy máu trong khó phát hiện vì không thể nhìn thấy trực tiếp, dẫn đến việc phát hiện muộn và ảnh hưởng đến kết quả điều trị, có thể gây biến chứng nghiêm trọng. Vậy làm thế nào để nhận diện tình trạng này?
Đăng ký trực tuyến