Tác nhân khiến tóc hư tổn dưới góc nhìn chuyên gia chăm sóc sắc đẹp

Chủ nhật, 21/01/2024 | 09:35

Mái tóc đẹp và chắc khỏe sẽ góp phần tôn lên vẻ đẹp ngoại hình của bạn. Vậy bạn đã biết các tác nhân và cách chăm sóc tóc như thế nào để có một mái tóc khỏe đẹp

R (6) (1)

Nguyên nhân khiến tóc bị hư tổn

Mái tóc lúc bạn còn trẻ luôn trông khỏe mạnh và bóng mượt. Tuy nhiên, theo thời gian, trải qua quá trình sinh hoạt và thói quen chăm sóc tóc không đúng cách của mỗi người mà mái tóc dần trở nên xơ rối, chẻ ngọn và gãy rụng. Dưới đây chuyên viên ngành Chăm Sóc Da - Cao Đẳng Y Dược tại Tp hcm nêu rõ các nguyên nhân cơ bản khiên tóc hư tổn mà bạn cần biết như sau:

Tác nhân cơ học

Khi gội đầu, do ngấm nước nên sợi tóc rất dễ bị tổn thương. Lúc này những động tác cọ xát, cào gãi da đầu mạnh sẽ làm cho các sợi tóc bị đứt gãy.

Thói quen chà xát tóc mạnh khi lau khô hay dùng khăn bông quá thô ráp cũng gây tổn hại nhiều đến mái tóc của chúng ta.

Bên cạnh đó, ra gối thô ráp không chỉ ảnh hưởng đến làn da mà còn làm cho tóc bị hư tổn.

Tác nhân hóa học

Thói quen uốn, duỗi, nhuộm tóc thường xuyên sẽ làm cho tóc hư tổn nặng nề. Hóa chất do nhuộm tóc sẽ làm phá vỡ các liên kết protein quan trọng trong thân tóc. Mặc khác, nhiệt độ nóng trong quá trình tạo kiểu làm các liên kết protein này bị đứt gãy khiến tóc trở nên yếu và gãy rụng.

Nhiệt độ do tắm nước quá nóng hay dùng máy sấy tóc cũng khiến cho các sợi tóc yếu dần đi.

Tác nhân môi trường

Ánh nắng và bức xạ mặt trời không chỉ có hại đối với da mà còn ảnh hưởng không nhỏ đến tóc. Tia cực tím làm cho các liên kết protein trong thân tóc bị suy yếu theo thời gian.

Tiếp xúc nhiều với ánh nắng mà không bảo vệ kỹ có thể khiến bạn bị cháy nắng và dẫn đến những tác hại khó lường khác. Xem thêm bài viết: Cháy nắng: Những tác hại nghiêm trọng và cách khắc phục.

Gió làm các sợi tóc va đập vào nhau và gây nên tổn thương giống như động tác chải, giật tóc thô bạo.

Nước dùng để tắm gội bị ô nhiễm sẽ làm cho tóc trở nên khô và nhạy cảm hơn với các tác nhân gây hại khác.

Khói bụi, mồ hôi sẽ tạo điều kiện cho các vi khuẩn và vi nấm sinh sôi, gây ra những bệnh về tóc và da đầu.

Bí quyết chăm sóc tóc

Bí quyết để có một mái tóc bóng mượt và chắc khỏe bao gồm việc làm sạch tóc, bảo vệ tóc khỏi các tác nhân gây hại và phục hồi tóc bị hư tổn.

Làm sạch tóc

Gội đầu giúp làm sạch các chất bã nhờn, mồ hôi, vi nấm và chất bẩn từ môi trường bám trên tóc.

Số lần gội đầu trong 1 tuần không cố định mà thay đổi theo thói quen sinh hoạt và công việc của mỗi cá nhân. Khi bạn cảm thấy mái tóc bết dính, mất phồng, nhiều mồ hôi, gàu, ngứa thì nên gội đầu để da đầu và tóc được làm sạch.

Thao tác gội đầu

Đầu tiên, thấm ướt tóc và da đầu bằng nước ấm, nhỏ một lượng dầu gội ra tay và xoa nhẹ lên da đầu. Tránh dùng dầu gội lên thân tóc.

Dùng khăn thấm tóc ướt, để tóc khô tự nhiên mà không chà xát hay dùng máy sấy tóc.

Cuối cùng, sử dụng lược có răng thưa chải nhẹ nhàng khi tóc còn hơi ẩm.

Dưỡng tóc

Dầu dưỡng phủ bề mặt giúp tóc không thấm nước, trơn láng, giảm rối và giảm rụng tóc khi chải.

Sau khi gội đầu xong, lấy dầu dưỡng xoa lên đuôi tóc. Dùng lược thưa hay ngón tay chải đều và để khoảng 10 phút rồi rửa sạch lại bằng nước ấm.

Xem thêm bài viết khác tại: Tin Y Tế

tuyen-sinh-dao-tao-cap-chung-chi-so-cap-ky-thuat-cham-soc-da-sai-gon-6201 (2)

Lưu ý

Đội nón rộng vành để bảo vệ tóc trước tác hại từ ánh nắng mặt trời.

Sử dụng nón bơi và rửa sạch các hóa chất ngay sau hoạt động bơi lội.

Hạn chế tối đa việc dùng dụng cụ nhiệt tạo kiểu tóc và không nên quá 1 lần/tuần.

Tránh uốn, duỗi, nhuộm vào mùa hanh khô hay mùa đông. Khoảng cách giữa những lần đổi kiểu tóc tối thiểu là 8 – 10 tuần.

Nội dụng trên là những chia sẽ của chuyên gia Trường Cao Đẳng Dược Tphcm, đây chính là những bí quyết chăm sóc tóc cực kỳ đơn giản mà ai cũng có thể áp dụng. Đồng thời khuyên bạn hãy có thói quen chăm sóc và bảo vệ tóc đúng cách để có một mái tóc suôn mượt, chắc khỏe.

Nguyên nhân và cách xử trí hiệu quả tình trạng tiểu buốt ở nam giới

Nguyên nhân và cách xử trí hiệu quả tình trạng tiểu buốt ở nam giới

Tiểu buốt không chỉ gây khó chịu mà còn có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý nghiêm trọng. Nam giới cần thận trọng và tìm hiểu nguyên nhân để điều trị kịp thời, tránh biến chứng.
Tác động của bệnh thiếu máu đến cơ thể và phương pháp điều trị

Tác động của bệnh thiếu máu đến cơ thể và phương pháp điều trị

Thiếu máu là tình trạng gây ra các triệu chứng như da xanh nhợt, chóng mặt, mệt mỏi và đau đầu. Nếu không điều trị kịp thời, bệnh có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến chức năng cơ quan thậm chí đe dọa tính mạng.
Dấu hiệu nhận biết và phương pháp phòng ngừa ung thư tuyến giáp

Dấu hiệu nhận biết và phương pháp phòng ngừa ung thư tuyến giáp

Ung thư tuyến giáp thường khó phát hiện sớm nếu không thăm khám định kỳ. Tuy nhiên, nếu được phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh có thể chữa khỏi. Vậy, dấu hiệu nhận biết và phương pháp phòng ngừa là gì?
Những điều mẹ bầu cần biết khi thực hiện khám thai lần đầu

Những điều mẹ bầu cần biết khi thực hiện khám thai lần đầu

Khám thai là bước quan trọng để đảm bảo thai kỳ an toàn. Lần khám đầu tiên giúp xác nhận thai, đánh giá sức khỏe mẹ và thai nhi, đồng thời cung cấp hướng dẫn cho thai kỳ. Chuẩn bị kỹ lưỡng sẽ giúp mẹ bầu an tâm hơn.
Đăng ký trực tuyến