Theo đó, Bộ GD&ĐT đề cao các phương án phòng chống gian lận thi cử, đặc biệt là các thiết bị công nghệ cao.
Theo đó, Bộ GD&ĐT đề cao các phương án phòng chống gian lận thi cử, đặc biệt là các thiết bị công nghệ cao.
Theo thông tin mới nhất do Ban Tư vấn tuyển sinh Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn cập nhật, tại Hội nghị tập huấn nghiệp vụ thanh tra, kiểm tra kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2023 do Bộ GD&ĐT tổ chức, với sự tham dự của các đơn vị thuộc Bộ GD&ĐT, Bộ Công an cùng hơn 300 cán bộ, đại biểu, đại diện đến từ 31 Sở GD&ĐT và 68 cơ sở giáo dục đại học khu vực phía Bắc.
Trong Hội nghị, thượng tá Nguyễn Trọng Thái, Phó trưởng phòng Cục Kỹ thuật nghiệp vụ (Bộ Công An), cho biết các hành vi gian lận thi cử ngày càng tinh vi, phức tạp nên việc nhận diện, phát hiện và xử lý các hành vi vi phạm trong thi cử rất quan trọng.
Theo ông Thái, việc gian lận, tiêu cực theo phương thức sử dụng thiết bị kỹ thuật và công nghệ cao không chỉ diễn ra với thí sinh mà còn với cả giáo viên và phụ huynh. Trong khi TS cố ý mang những thiết bị cấm vào phòng thi nhằm thực hiện hành vi truyền phát thông tin đề thi ra ngoài, thì giáo viên tham gia tổ chức thi cố tình thực hiện hành vi tiêu cực như chỉnh sửa điểm. Với phụ huynh, hành vi sử dụng thiết bị công nghệ để cố tình can thiệp bất hợp pháp vào máy tính nhằm thu thập thông tin về đề thi, khâu làm đề, vận chuyển, đánh tráo bài…
Theo thầy Hoàng Nam, cán bộ tuyển sinh Cao đẳng Dược, các thiết bị gian lận thiết kế, ngụy trang dưới nhiều hình thức, có thể là thẻ ATM, bút viết, kính mắt, chìa khoá xe máy, ô tô, hay đồng hồ thông minh. Các thiết bị này có hình dạng giống các đồ vật thông dụng, được thiết kế nhỏ gọn, gắn với các đồ vật đó.
>>> Xem thêm: Thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2023: Bộ GD&ĐT yêu cầu đảm bảo an ninh, an toàn cho kỳ thi
Để nhận biết, hạn chế các loại thiết bị có thể gian lận trong phòng thi, Thượng tá Nguyễn Trọng Thái đưa ra 6 phương pháp, cụ thể như sau:
Sử dụng phương tiện kỹ thuật để kiểm soát, ngăn chặn; chặn đường truyền của thiết bị gian lận; sử dụng phương tiện kỹ thuật để kiểm tra, phát hiện thí sinh trước khi vào phòng thi. Theo ông Thái, những phương pháp này khó khả thi đối với kỳ thi tốt nghiệp THPT với quy mô lớn. Do đó,
Ông Thái cũng cho biết, khả thi và dễ thực hiện nhất là 3 phương pháp: quan sát đặc điểm của vật dụng mà thí sinh mang vào, kiểm tra để nhận biết dấu hiệu khác, qua đó ngăn chặn được hoạt động gian lận; quan sát biểu hiện tâm lý không bình thường của thí sinh; quan sát các hoạt động bất thường của thí sinh, như tay vuốt vào đồng hồ, gọng kính…
Ngoài ra, ông Thái cũng lưu ý: Cán bộ coi thi tại các phòng thi có vai trò hết sức quan trọng. Do đó, ngoài việc tập huấn, việc lựa chọn cán bộ coi thi có kinh nghiệm, có tinh thần trách nhiệm là hết sức quan trọng.
Hiện nay, trên thị trường, các thiết bị kỹ thuật công nghệ có thể được sử dụng để gian lận thi cử có nhiều mức giá, từ vài trăm nghìn đến vài chục triệu đồng. Nếu thí sinh và phụ huynh cố tình gian lận, họ sẵn sàng bỏ tiền mua sắm các thiết bị này.
Vì vậy, các cán bộ làm công tác tổ chức thi không được chủ quan, lơ là trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, để kịp thời phát hiện các dấu hiệu vi phạm (nếu có).
Theo: Tin giáo dục - Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn