Tiêu chuẩn chẩn đoán điều trị và kiểm soát tăng huyết áp

Thứ năm, 23/05/2024 | 11:00

Tăng huyết áp, một vấn đề thường xuyên được coi là "sát thủ im lặng", thường không hiện rõ triệu chứng. Tình trạng này mang theo nguy cơ cao về tử vong và có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng cho người bệnh.

tieu-chuan-chan-doan-dieu-tri-va-kiem-soat-tang-huyet-ap
Tiêu chuẩn chẩn đoán điều trị và kiểm soát tăng huyết áp

Tiêu chuẩn chẩn đoán tăng huyết áp

Trước khi nói về tiêu chuẩn chẩn đoán, cần hiểu rõ về chỉ số huyết áp, biểu thị áp lực của máu đối với thành động mạch. Theo bác sĩ giảng viên tại Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn chia sẻ kết quả thường bao gồm hai chỉ số:

  • Huyết áp tâm thu, là áp lực khi tim co bóp.
  • Huyết áp tâm trương, là áp lực khi tim thả lỏng.

Khi đo ở phòng khám:

  • Dưới 120/80 mmHg: Bình thường.
  • 120-139/80-89 mmHg: Tiền huyết áp.
  • ≥ 140/90 mmHg: Tăng huyết áp.

Tiêu chuẩn chẩn đoán tăng huyết áp khi tự kiểm tra huyết áp tại nhà:

  • Trung bình 24 giờ: ≥ 130/80.
  • Trung bình trong ngày: ≥ 135/85.
  • Trung bình vào buổi tối: ≥ 120/70.
  • Theo dõi tại nhà: ≥ 135/85.

Người mắc tăng huyết áp thường không có triệu chứng đặc biệt và thường phát hiện bệnh trong các cuộc kiểm tra y tế định kỳ. Một số triệu chứng có thể gặp bao gồm đau đầu, mệt mỏi, chóng mặt và nóng bừng mặt. Đối tượng từ 50 tuổi trở lên nên được chú ý và thường xuyên kiểm tra huyết áp.

Xem thêm: Nguyên nhân và phương pháp điều trị tê nửa đầu sau gáy

tuyen-sinh-cao-dang-y-si-
Tuyển sinh Cao đẳng Y đa khoa

Phương pháp đối phó với tăng huyết áp

Điều trị tăng huyết áp thường kết hợp giữa thuốc và điều chỉnh lối sống. Mức tiêu chuẩn cần đạt là ≤ 130/80 mmHg, tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe.

  • Tập thể dục đều đặn, nhưng không quá sức.
  • Ăn uống cân đối, giảm muối để kiểm soát huyết áp.
  • Tránh sử dụng các loại thuốc có thể tăng huyết áp.
  • Giảm căng thẳng và duy trì tinh thần lạc quan.
  • Nếu cần, bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật hoặc thuốc phù hợp.

Để đảm bảo kết quả đo huyết áp chính xác, cần tuân thủ các hướng dẫn:

  • Ngồi nghỉ trước khi đo khoảng 15 phút.
  • Không sử dụng chất kích thích trước khi đo.
  • Đo trong tư thế thoải mái và yên tĩnh.
  • Thực hiện kiểm tra huyết áp vào buổi sáng hoặc tối.
  • Đo cả hai bên tay và chọn bên có mức huyết áp cao hơn.

Theo bác sĩ giảng viên hiện giảng dạy ngành Y đa khoa lưu ý khi nhận định là tăng huyết áp, bệnh nhân cần thực hiện các kiểm tra và điều trị tiếp theo theo chỉ dẫn của bác sĩ.

Dấu hiệu thoát vị đĩa đệm thắt lưng bạn tuyệt đối không nên bỏ qua

Dấu hiệu thoát vị đĩa đệm thắt lưng bạn tuyệt đối không nên bỏ qua

Thoát vị đĩa đệm thắt lưng là bệnh lý phổ biến về thần kinh - cơ xương khớp, nhưng nhiều người vẫn chủ quan, chỉ đi khám khi cơn đau trở nên nghiêm trọng và ảnh hưởng đến vận động.
Hướng dẫn chăm sóc và phòng ngừa viêm phế quản an toàn tại nhà

Hướng dẫn chăm sóc và phòng ngừa viêm phế quản an toàn tại nhà

Viêm phế quản là bệnh hô hấp phổ biến, nhất là thời điểm giao mùa. Các triệu chứng như ho kéo dài, đau họng, khó thở không chỉ gây khó chịu mà còn dễ dẫn đến biến chứng nếu không điều trị kịp thời.
Những dấu hiệu mất nước ở người lớn không nên chủ quan

Những dấu hiệu mất nước ở người lớn không nên chủ quan

Mất nước ở người lớn xảy ra khi lượng nước đưa vào ít hơn lượng mất đi, gây rối loạn cân bằng nước – điện giải. Nếu không phát hiện và xử lý kịp thời, có thể dẫn đến biến chứng nghiêm trọng, thậm chí đe dọa tính mạng
Các giai đoạn phát triển của thai nhi và những điều mẹ bầu cần lưu ý

Các giai đoạn phát triển của thai nhi và những điều mẹ bầu cần lưu ý

Thai kỳ gồm ba giai đoạn chính, mỗi giai đoạn đánh dấu bước phát triển quan trọng của thai nhi. Nắm rõ các mốc này giúp mẹ bầu theo dõi thai kỳ hiệu quả và chuẩn bị tốt cho hành trình làm mẹ
Đăng ký trực tuyến