Tiểu đường thai kỳ ảnh hưởng thế nào tới mẹ và em bé?

Thứ tư, 10/01/2024 | 11:01

Tiểu đường thai kỳ, một căn bệnh nguy hiểm đối với sức khỏe của thai nhi, khiến cho việc mang thai trở nên khó khăn và rủi ro hơn. Điều này không phải là điều mà bất kỳ bà mẹ nào cũng mong muốn.

124124

Bác sĩ chuyên khao công tác tại Trường cao đẳng Dược Sài Gòn chia sẻ trong quá trình mang bầu, cơ thể sản mẹ xuất các loại nội tiết tố qua nhau thai, nhằm hỗ trợ sự phát triển của thai nhi. Tuy nhiên, các nội tiết tố này lại có thể gây ra các tác động tiêu cực đối với insulin, gây ra tình trạng rối loạn nội tiết tố và dẫn đến bệnh tiểu đường thai kỳ.

Bệnh lý và nhận biết tiểu đường thai kỳ

Tiểu đường thai kỳ là một căn bệnh xuất phát từ việc cơ thể không điều tiết được lượng đường trong máu trong thời kỳ mang thai. Đây là một trong những bệnh thường gặp ở phụ nữ mang thai. Mặc dù vậy, bệnh chỉ phát triển mạnh mẽ trong quá trình mang thai và thường tự biến mất sau khi sinh. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng từ 2% đến 10% phụ nữ mang thai gặp phải bệnh tiểu đường thai kỳ.

Trong thời kỳ mang bầu, nhu cầu năng lượng của cơ thể tăng cao, dẫn đến việc cần lượng đường nhiều hơn. Mặc dù cơ thể thai phụ có khả năng điều tiết sản xuất insulin để xử lý lượng đường tăng cao trong thời kỳ mang thai, không phải mọi người đều có sự điều tiết này một cách hiệu quả.

Ngoài ra, trong thời kỳ mang thai, nhau thai sản xuất các loại nội tiết tố hỗ trợ sự phát triển của thai nhi. Tuy nhiên, các nội tiết tố này cũng có thể gây ra tác động tiêu cực đối với insulin, gây ra rối loạn nội tiết tố và kết quả là gây ra tiểu đường thai kỳ.

Tiểu đường thai kỳ thường phát triển một cách im lặng. Thông thường, phụ nữ mang thai không nhận biết được mình mắc bệnh cho đến khi được bác sĩ kiểm tra thai định kỳ và bác sĩ yêu cầu xét nghiệm tiểu đường thai kỳ. Tuy nhiên, có một số biểu hiện dưới đây mà bạn có thể nhận ra có thể là dấu hiệu của tiểu đường thai kỳ:

  • Cảm giác khát nước thường xuyên, hay thức giấc giữa đêm để uống nước.
  • Đi tiểu nhiều lần trong ngày và lượng nước tiểu cũng nhiều hơn so với các phụ nữ mang thai khác.
  • Vết thương chậm lành hoặc thậm chí dễ bị nhiễm trùng.
  • Nguy cơ thừa cân, mệt mỏi, thiếu sức sống.

Xem thêm: Ứng dụng và cơ hội việc làm khi theo học Cao đẳng Xét nghiệm

Nguy cơ và đối tượng cần kiểm tra tiểu đường thai kỳ

Có những yếu tố tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ như:

  • Mang thai khi đã qua tuổi 30.
  • Tiền sử gia đình có người mắc bệnh tiểu đường type 2.
  • Tiền sử bản thân đã mắc bệnh tiểu đường thai kỳ trong lần mang thai trước đó.
  • Thừa cân, béo phì trước và trong khi mang thai.
  • Đứa con trước nặng hơn 4,1 kg.

Nếu cả mức insulin và chỉ số tiểu đường thai kỳ ở giới hạn an toàn thì bạn không nằm trong nhóm mắc bệnh tiểu đường thai kỳ.

Trong thời kỳ mang thai, việc theo dõi đường huyết là cực kỳ quan trọng, đặc biệt là đối với những người thuộc nhóm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ. Bạn có thể tự đo đường huyết tại nhà thông qua việc sử dụng máy đo chỉ số tiểu đường thai kỳ. Thời điểm thử nghiệm có thể thay đổi tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể.

Ngoài việc đo đường huyết, việc ghi nhớ mức chỉ số đường huyết khi mang thai và theo dõi các dấu hiệu của tiểu đường thai kỳ cũng rất quan trọng để có thể phát hiện và xử lý vấn đề kịp thời.

IMG_9435

Hậu quả của tiểu đường thai kỳ

Tiểu đường thai kỳ có thể gây ra những hậu quả nguy hiểm đối với cả mẹ và thai nhi:

  • Thai nhi có nguy cơ thừa cân, béo phì, và dễ bị các bệnh về hô hấp hoặc đường huyết hơn các bé bình thường.
  • Sụt canxi sau khi chào đời.
  • Nguy cơ dị tật thai nhi.

Đối với mẹ, tiểu đường thai kỳ cũng có thể dẫn đến:

  • Nguy cơ chấn thương vùng lưng, gãy xương và trật khớp.
  • Tăng nguy cơ tiền sản giật.
  • Khả năng sinh non và sinh mổ tăng cao.
  • Nguy cơ sẩy thai hoặc thai chết lưu.
  • Băng huyết sau khi sinh.

Những hậu quả này có thể gây nguy hiểm cho cả mẹ và bé. Chính vì vậy, việc phòng ngừa tiểu đường thai kỳ trở nên cực kỳ quan trọng từ giai đoạn sớm nhất của thai kỳ.

Trong suốt quá trình mang thai, theo bác sĩ giảng viên lớp Cao đẳng Y sĩ đa khoa việc theo dõi sức khỏe và tiến triển của thai nhi là vô cùng quan trọng. Không chỉ cần chú ý tới chỉ số tiểu đường thai kỳ, mà còn cần thực hiện các biện pháp phòng ngừa và duy trì một lối sống lành mạnh để giảm nguy cơ mắc bệnh và

Quy trình thực hiện xét nghiệm Rubella đối với thai phụ

Quy trình thực hiện xét nghiệm Rubella đối với thai phụ

Khi có triệu chứng nghi ngờ hoặc tiếp xúc với người nhiễm bệnh, mẹ bầu cần chủ động đi khám và thực hiện xét nghiệm Rubella để bảo vệ sức khỏe cho cả mẹ và con.
Những điều cần biết về xét nghiệm giới tính thai nhi

Những điều cần biết về xét nghiệm giới tính thai nhi

Khi mang thai, ngoài việc chăm sóc sức khỏe, nhiều bậc phụ huynh cũng rất quan tâm đến giới tính của thai nhi. Vậy làm thế nào để xét nghiệm giới tính thai nhi và khi nào có thể thực hiện?
Dấu hiệu và chẩn đoán các loại ung thư cổ tử cung thường gặp

Dấu hiệu và chẩn đoán các loại ung thư cổ tử cung thường gặp

Ung thư cổ tử cung là một trong những loại ung thư nguy hiểm nhất đối với phụ nữ. Việc nâng cao nhận thức về loại ung thư này, những dấu hiệu cảnh báo và quy trình chẩn đoán định kỳ là cực kỳ quan trọng.
Những nguyên nhân gây nhiễm trùng đường tiểu cần lưu ý

Những nguyên nhân gây nhiễm trùng đường tiểu cần lưu ý

Nếu bị nhiễm trùng đường tiểu trong thời gian dài, có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm. Tuy nhiên, nếu phát hiện sớm và điều trị đúng cách, bệnh nhân có thể hoàn toàn chữa khỏi.
Đăng ký trực tuyến