Triệu chứng và phương pháp điều trị tràn dịch màng tinh hoàn

Thứ năm, 05/12/2024 | 10:51

Tràn dịch màng tinh hoàn là tình trạng phổ biến ở nam giới. Mặc dù thường không nguy hiểm, nhưng nếu không điều trị kịp thời, có thể gây biến chứng nghiêm trọng ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống.

Tràn dịch màng tinh hoàn
Tràn dịch màng tinh hoàn xảy ra khi dịch tụ giữa các lớp màng bọc quanh tinh hoàn

Tràn dịch màng tinh hoàn là gì?

Tràn dịch màng tinh hoàn xảy ra khi dịch tụ giữa các lớp màng bọc quanh tinh hoàn, gây sưng và căng bìu. Đây là một hiện tượng thường gặp ở nam giới, đặc biệt là trẻ sơ sinh và người trưởng thành.

Bác sĩ giảng viên Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn cho biết nguyên nhân tràn dịch màng tinh hoàn có thể khác nhau, tùy vào độ tuổi và tình trạng sức khỏe của người bệnh:

  • Ở trẻ sơ sinh: Nguyên nhân thường gặp là ống phúc tinh mạc không đóng kín sau khi sinh. Khi đó, dịch từ khoang bụng có thể chảy vào bìu, gây tràn dịch. Tình trạng này thường tự khỏi trong 1-2 năm đầu đời.
  • Ở trẻ em và người trưởng thành: Nguyên nhân có thể do chấn thương, viêm nhiễm (như viêm tinh hoàn, viêm mào tinh hoàn), nhiễm ký sinh trùng (ví dụ như giun chỉ), hoặc các bệnh lý như ung thư tinh hoàn và các bệnh liên quan đến hệ bạch huyết. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, nguyên nhân tràn dịch có thể không rõ ràng.

Triệu chứng của tràn dịch màng tinh hoàn

Khi bị tràn dịch màng tinh hoàn, người bệnh có thể gặp phải các triệu chứng sau:

  • Sưng bìu: Bìu sưng to, căng bóng, có thể không đau nhưng gây khó khăn khi di chuyển hoặc quan hệ tình dục. Khi chiếu đèn vào, ánh sáng có thể xuyên qua bìu.
  • Tinh hoàn sưng đau: Tinh hoàn có thể bị sưng và đau, có thể đau âm ỉ hoặc đau quặn từng cơn.
  • Viêm mào tinh hoàn/viêm tinh hoàn: Sưng đau mạnh kèm theo dấu hiệu viêm nhiễm.
  • Tràn dịch ít: Nếu dịch ít, triệu chứng có thể không rõ ràng, cần siêu âm để chẩn đoán.
  • Dịch mủ: Thường do vi khuẩn, có thể cảnh báo viêm tinh hoàn cấp tính.
  • Dịch dưỡng chấp: Thường do bệnh giun chỉ, kèm theo đái dưỡng chấp và phù chân voi.
  • Dịch vàng chanh: Thường liên quan đến các bệnh toàn thân như ung thư hoặc bệnh lao.

Biến chứng tràn dịch màng tinh hoàn

Mặc dù tràn dịch màng tinh hoàn thường không nguy hiểm đến tính mạng, nếu không được điều trị sớm có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng, chẳng hạn như:

  • Ảnh hưởng đến khả năng sinh sản: Nếu tràn dịch kéo dài, có thể làm giảm khả năng sinh sản. Dịch tích tụ có thể gây áp lực lên các cấu trúc quan trọng của tinh hoàn, như ống dẫn tinh và mào tinh hoàn, làm gián đoạn quá trình sản xuất tinh trùng, từ đó giảm số lượng và chất lượng tinh trùng. Điều này có thể dẫn đến khó khăn trong việc thụ thai, thậm chí là vô sinh nếu không được điều trị kịp thời.
  • Khó khăn trong quan hệ tình dục: Lượng dịch quá nhiều có thể gây căng bìu, đau đớn trong khi quan hệ tình dục, làm giảm ham muốn và ảnh hưởng đến tâm lý của người bệnh.

Phương pháp chẩn đoán tràn dịch màng tinh hoàn

Khám lâm sàng: Bác sĩ sẽ đánh giá tình trạng tràn dịch thông qua thăm khám, quan sát triệu chứng như sưng bìu, mức độ đau và chiếu sáng qua bìu.

Chẩn đoán cận lâm sàng:

  • Xét nghiệm máu và nước tiểu: Giúp xác định nguyên nhân viêm hoặc nhiễm trùng.
  • Siêu âm tinh hoàn: Phát hiện các khối u hoặc thoát vị bẹn.
  • Chọc hút dịch: Nếu lượng dịch nhiều, bác sĩ có thể chọc hút để xét nghiệm, xác định nguyên nhân như nhiễm trùng, lao hoặc ung thư.

Xem thêm: Hướng dẫn cha mẹ cách xử trí khi con có dấu hiệu của bệnh tíc

Truong-cao-dang-duoc-sai-
Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn tuyển sinh năm 2024

Phương pháp điều trị tràn dịch màng tinh hoàn

Sử dụng thuốc: Tùy vào nguyên nhân, bác sĩ có thể chỉ định các loại thuốc:

  • Kháng sinh để điều trị nhiễm trùng.
  • Corticoid và thuốc chống viêm để giảm sưng và viêm.
  • Thuốc giảm phù nề giúp giảm sự tích tụ dịch.

Phẫu thuật: Nếu dịch tràn nhiều và gây khó chịu, phẫu thuật có thể được chỉ định để dẫn lưu dịch. Tuy nhiên, tình trạng tràn dịch có thể tái phát sau phẫu thuật.

Dẫn lưu dịch: Dẫn lưu dịch bằng kim nhỏ giúp giảm lượng dịch trong màng tinh hoàn. Tuy nhiên, phương pháp này chỉ điều trị triệu chứng và không ngăn ngừa tình trạng tái phát.

Liệu pháp xơ hóa: Sau khi dẫn lưu dịch, bệnh nhân có thể được tiêm chất làm xơ vào màng tinh hoàn nhằm ngăn ngừa tràn dịch tái phát.

Bác sĩ giảng viên Cao đẳng Y đa khoa lưu ý Tràn dịch màng tinh hoàn là một tình trạng cần được chú ý và điều trị kịp thời để tránh các biến chứng nguy hiểm. Nếu phát hiện sớm và điều trị đúng cách, người bệnh có thể phục hồi hoàn toàn và duy trì chất lượng cuộc sống. Vì vậy, khi có dấu hiệu bất thường, người bệnh nên đến khám bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết phổ biến của sốt siêu vi

Nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết phổ biến của sốt siêu vi

Sốt siêu vi là bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp phổ biến, nhất là khi thời tiết lạnh ẩm. Hầu hết tự khỏi, nhưng có trường hợp nặng cần nhập viện. Nhận biết sớm triệu chứng giúp điều trị và phòng ngừa hiệu quả.
Biến chứng xơ vữa mạch vành và cách phòng ngừa hiệu quả

Biến chứng xơ vữa mạch vành và cách phòng ngừa hiệu quả

Động mạch vành xuất phát từ gốc động mạch chủ, có vai trò cung cấp máu cho tim. Khi bị xơ vữa, lòng mạch hẹp dần do mảng bám, làm tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim.
Hướng dẫn cha mẹ xử trí an toàn khi trẻ bị chảy máu cam

Hướng dẫn cha mẹ xử trí an toàn khi trẻ bị chảy máu cam

Chảy máu cam (chảy máu mũi) là tình trạng thường gặp ở trẻ nhỏ, xuất phát từ nhiều nguyên nhân. Xử lý đúng cách và xác định nguyên nhân sớm sẽ giúp bảo vệ sức khỏe cho trẻ hiệu quả hơn.
Hướng dẫn quy trình truyền tĩnh mạch và những lưu ý đảm bảo an toàn

Hướng dẫn quy trình truyền tĩnh mạch và những lưu ý đảm bảo an toàn

Truyền dịch tĩnh mạch là phương pháp đưa thuốc hoặc dưỡng chất trực tiếp vào cơ thể, thường dùng trong điều trị. Kỹ thuật này phải do bác sĩ chỉ định và thực hiện đúng quy trình để tránh biến chứng nguy hiểm như phù phổi, suy tim hay sốc phản vệ.
Đăng ký trực tuyến