Vật lý trị liệu là phương pháp điều trị nội khoa hoàn toàn không xâm lấn. Phương pháp này áp dụng cho tất cả các bệnh lý, ở mọi giai đoạn bệnh. Tuy nhiên, phương pháp này được dùng nhiều nhất trong việc điều trị bệnh cơ xương khớp.
Vật lý trị liệu là phương pháp điều trị nội khoa hoàn toàn không xâm lấn. Phương pháp này áp dụng cho tất cả các bệnh lý, ở mọi giai đoạn bệnh. Tuy nhiên, phương pháp này được dùng nhiều nhất trong việc điều trị bệnh cơ xương khớp.
Vật lý trị liệu là gì?
Vật lý trị liệu là một phương pháp điều trị nội khoa, hoàn toàn không xâm lấn và đem lại hiệu quả trong điều trị. Trị liệu bằng tác nhân vật lý được sử dụng trong nhiều loại bệnh lý, nhưng được áp dụng nhiều nhất trong điều trị bệnh lý cơ xương khớp. Hầu như vật lý trị liệu luôn được kết hợp điều trị song song với những phương pháp điều trị nội khoa hoặc ngoại khoa khác.
Điều này nhằm mục đích nâng cao hiệu quả điều trị và đẩy nhanh quá trình hồi phục chức năng cơ thể. Đặc biệt, đối với các bệnh cơ xương khớp, phương pháp này còn đóng vai trò hạn chế tình trạng teo cơ ở người bệnh. (1)
Có 2 hình thức vật lý trị liệu là vận động trị liệu và tác nhân vật lý. Dựa trên mục tiêu điều trị và tình trạng sức khỏe của từng người, bác sĩ sẽ chỉ định loại hình trị liệu phù hợp.
Các hình thức vật lý trị liệu
1. Vật lý trị liệu bằng vận động trị liệu
Vận động trị liệu là hình thức điều trị bằng các bài tập phục hồi chức năng, yêu cầu người bệnh vận động để đạt được hiệu quả trị liệu. Mục tiêu của hình thức vận động trị liệu là phục hồi cơ lực và tầm vận động của khớp, cải thiện khả năng đi lại, thăng bằng của người bệnh. Thường được chỉ dịnh cho những người bệnh bị liệt 2 chi dưới.
Những bài tập của vận động trị liệu bao gồm: đi bộ, đạp xe, các nhóm bài tập mang tính chuyển động, co duỗi,… Các loại vận động trị liệu gồm:
Mục tiêu của hình thức vận động trị liệu là phục hồi cơ lực và tầm vận động của khớp, cải thiện khả năng đi lại, thăng bằng của người bệnh. Thường được chỉ dịnh cho những người bệnh bị liệt 2 chi dưới.
2. Vật lý trị liệu bằng tác nhân vật lý
Vật lý trị liệu bằng tác nhân vật lý là hình thức điều trị có sử dụng các máy móc hỗ trợ, đem lại hiệu quả cao và ổn định. Do vậy, hình thức này thường được sử dụng nhiều cho những bệnh lý về cơ xương khớp.
Các máy móc chuyên dụng sử dụng sóng âm, nhiệt hoặc kích thích điện để giải phóng các áp lực lên rễ dây thần kinh, thúc đẩy quá trình tái tạo lại mô tổn thương diễn ra nhanh hơn. Một số máy móc được sử dụng trong vật lý trị liệu bằng tác nhân vật lý gồm:
Khi nào cần thực hiện vật lý trị liệu?
Vật lý trị liệu là một phương pháp được sử dụng để điều trị nhiều loại bệnh lý và ở các giai đoạn bệnh. Đối với các bệnh lý cơ xương khớp, người bệnh có thể được chỉ định làm vật lý trị liệu khi chưa thực hiện phẫu thuật, trước khi phẫu thuật và sau phẫu thuật. (2)
Ở mỗi giai đoạn, vật lý trị liệu đều đem lại những hiệu quả riêng. Bác sĩ sẽ dựa vào tình trạng bệnh, và mục đích điều trị để chỉ định hình thức và giai đoạn áp dụng. Thông thường vật lý trị liệu sẽ được điều trị song song với 1 phương pháp điều trị khác, mục đích chính là tối ưu kết quả điều trị cho người bệnh.
Cần lưu ý rằng, đây là phương pháp điều trị nội khoa an toàn, nhưng không dành cho tất cả mọi người. Trước khi thực hiện vật lý trị liệu, người bệnh cần phải được khám sức khỏe tổng quát để bác sĩ có thể đưa ra phác đồ điều trị phù hợp.
Đối tượng là phụ nữ mang thai, người đang bị nhiễm trùng cấp tính hoặc sinh hiệu không ổn định cần báo với bác sĩ ngay để nhận được hướng giải quyết trước khi bước vào thực hiện.
Lợi ích của liệu pháp vật lý trị liệu
Các lợi ích của vật lý trị liệu gồm: (3)
Lợi ích lớn nhất của liệu pháp này là đem lại hiệu quả rõ ràng ngay từ những lần trị liệu đầu tiên. Điều này thể hiện rõ ràng nhất khi người bệnh sử dụng hình thức vật lý trị liệu bằng tác nhân vật lý. Phần lớn các trường hợp áp dụng hình thức này đã giảm các triệu chứng đau nhức cơ ngay sau lần trị liệu đầu tiên.
Riêng về phương thức vật lý trị liệu tác nhân vật lý, năng lượng sử dụng điều trị được tập trung xử lý đúng vùng cần điều trị, không bị phân tán sang những vùng khác. Buổi trị liệu vì thế đạt được hiệu quả cao; giúp người bệnh ổn định; rút ngắn thời gian điều trị.
Ngoài ra, vật lý trị liệu còn giúp người bệnh hạn chế khả năng bị phụ thuộc hoặc lạm dụng thuốc giảm đau, chống viêm. Vì mục đích của vật lý trị liệu là làm thuyên giảm các cơn đau, triệu chứng lâm sàng của người bệnh, tương đồng với công dụng của các loại thuốc giảm đau. Việc kết hợp dùng thuốc hoặc thay thế hoàn toàn thuốc giảm đau thành vật lý trị liệu sẽ giúp người bệnh giảm thiểu tần suất dùng thuốc, khiến cho sức khỏe tổng quát được tối ưu hơn.
Kỹ thuật viên vật lý trị liệu
Kỹ thuật viên vật lý trị liệu tập trung vào việc cải thiện khả năng vận động của người bệnh. Công việc của kỹ thuật viên sau khi tiếp nhận hồ sơ người bệnh từ bác sĩ là:
Giới thiệu ngành Cao đẳng Vật lý trị liệu tại Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn.
Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn là đơn vị với hơn 13 năm kinh nghiệm đào tạo khối ngành thuộc lĩnh vực sức khỏe trình độ cao đẳng đạt chuẩn được Bộ LĐTB&XH công nhận, nhà tuyển dụng đánh giá cao và nhận được rất nhiều sự tin tưởng của học sinh – phụ huynh lựa chọn hiện nay tại TP.HCM.
Nhà trường có đội ngũ giảng viên là thạc sĩ, tiến sĩ giàu kinh nghiệm, từng công tác tại các bệnh viện, trung tâm phục hồi chức năng lớn trên toàn quốc. Khi học tại trường ngoài kiến thức lý thuyết, sinh viên sẽ được giảng viên hướng dẫn các kinh nghiệm thực tế trong công việc tại bệnh viện, cơ sở y tế,... Bên cạnh đó, sinh viên Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn sẽ được thực tập tại Bệnh viện 1A (Bệnh viện Chỉnh hình và phục hồi chức năng Thành phố Hồ Chí Minh) - Bệnh viện đầu ngành về Vật lý trị liệu.
Sau khi hoàn thành chương trình đào tạo Cao đẳng Vật lý trị liệu tại Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn, sinh viên sẽ nắm được các kiến thức cơ sở và những kỹ năng chuyên ngành. Thành thạo các kỹ thuật thực các thao tác, vận động, giúp người bệnh phục hồi sau thời gian trị bệnh. Sinh viên có thể tự tin làm việc tại khoa Phục hồi chức năng từ Trung ương tới cơ sở, các cơ sở y tế nhà nước, bệnh viện,…