Bác sĩ chấn thương chỉnh hình chia sẽ phương pháp bó bột do gãy xương

Thứ tư, 13/03/2024 | 15:51

Bó bột là biện pháp cố định xương trong khi lành, sử dụng vật liệu rắn quấn quanh khu vực tổn thương.Phương pháp này giúp cố định vị trí xương, thúc đẩy quá trình liền xương và hồi phục phần mềm, ngăn ngừa co thắt cơ bắp và hạn chế các tổn thương thêm.

bo-bot-5 (1)

Khái niệm cơ bản bó bột

Bác sĩ thường dùng biện pháp bó bột để bảo vệ cũng cố vị trí xương sau khi xương bị gãy, xương này cần được cũng xố và hỗ trợ đúng cách để có thể nhanh lành lại. Nó là biện pháp nhằm bất động xương gãy, giữ cho xương tránh di chuyển, thúc đẩy quá trình liền xương và hồi phục phần mềm, ngăn ngừa hoặc giảm các cơn co thắt cơ bắp, hạn chế tổn thương thêm.Ngoài ra theo bác sĩ Y Đa Khoa có thể kết hợp bó bột và nẹp nếu người bệnh gặp chấn thương hoặc có phẫu thuật về cả xương và gân, khớp.

Bó bột có 2 loại vật liệu phổ biến nhất được sử dụng là thạch cao (màu trắng) và sợi thủy tinh (có nhiều màu sắc, hoa văn và kiểu dáng). Phía trong có lót bông và các vật liệu tổng hợp khác nhằm tạo độ mềm mại, hỗ trợ làm lớp đệm xung quanh các khu vực xương như cổ tay hoặc khuỷu tay. Dưới lớp bột bằng sợi thủy tinh thường có lớp lót chống thấm đặc biệt phòng trường hợp bị ướt.

Mặc dù khiến người bệnh không thoải mái nhưng bó bột lại là phương pháp đơn giản và hiệu quả trong điều trị gãy xương.

Trường hợp nào cần bó bột

Gần như tất cả các trường hợp gãy, rạn nứt xương nhẹ và không phải vị trí nguy hiểm thì đều có thể thực hiện bó bột. Đồng thười, kỹ thuật này cũng sử dụng để cố định xương cho người sau phẫu thuật chỉnh hình. Đối với trường hợp chấn thương, bác sĩ có thể dùng nẹp để giảm sưng trước khi bó bột.

Lưu ý trong bó bột có thể cần phải thay bột mới vì vùng bị thương sẽ giảm sưng, khiến vị trí bó bột không còn vừa vặn.Nên có thể dùng nẹp thay thế bó bột để giúp người bệnh thoải mái, dể chịu hơn.

Quá trình thực hiện bó bột

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Trước khi thực hiện

Đầu tiên sẽ được xem xét thăm khám kỹ trước khi bó bột nhằm hạn chế tối đa các biến chứng. Người bệnh được đo mạch, huyết áp, kiểm tra dấu hiệu mất máu, kiểm tra tri giác,nhịp thở…Các rối loạn cơ tròn để phòng tổn thương tủy.Các tổn thương phối hợp,sọ não (tri giác), ngực (khó thở, rối loạn nhịp thở), bụng (đau bụng, chướng bụng, bí trung đại tiện…), tiết niệu (tiểu ra máu, tiểu tiện không tự chủ được…)

Trong khi thực hiện bó bột

Lúc đầu vùng tổn thương sẽ được băng tất lót bó bột. Tiếp đến, một lớp đệm làm bằng bông hoặc một chất liệu mềm khác được quấn quanh để tăng cường bảo vệ da và tạo độ đàn hồi, hỗ trợ quá trình hồi phục.

Bó bột thạch cao có dạng dải hoặc cuộn được làm ẩm và quấn ngoài lớp đệm.Vật liệu sợi thủy tinh cũng có dạng cuộn và được làm ẩm trước khi mang cho người bệnh.

xem thêm: Bác sĩ chuyên khoa hướng dẩn cách xử lý vết thương ngoài da

Sau khi thực hiện bó bột

Sau khi hoàn thành quá trình bó bột, bột sẽ bắt đầu khô trong khoảng 10-15 phút. Nhiệt độ của da có thể tăng lên khi thạch cao khô vì phản ứng hóa học xảy ra, thường mất từ ​​1-2 ngày để lớp bột cứng hoàn toàn. Người bệnh phải cẩn thận trong giai đoạn này vì thạch cao có thể bị vỡ hoặc nứt. Khi bột thạch cao đã khô, lớp bó sẽ mịn màng, có màu trắng. Đối với vật liệu sợi thủy tinh, lớp bó sẽ thô ráp hơn.

skype_picture_2024_02_04t03_24_37_791z-102510 (1)

Chăm sóc chế độ ăn uống cho bệnh nhân sau khi bó bột

Chế độ ăn uống của bệnh nhân sau khi bó bột cũng cần được chú ý. Trong đó nên tăng cường bổ sung canxi để giúp làm giảm triệu chứng đau nhức và phòng ngừa tình trạng loãng xương.

Bên cạnh đó cũng cần tăng cường bổ sung chất xơ trong rau xanh, trái cây cho người bệnh đang bó bột để ngăn ngừa tình trạng táo bón.

Hy vọng bài viết trên đây của chuyên gia y tế Cao Đẳng Dược Sài Gòn có thể giúp bạn hiểu rõ hơn về cách chăm sóc bệnh nhân sau bó bột. Thay băng thường xuyên, giữ cố định vết thương, nghỉ ngơi và theo dõi tình trạng sức khỏe là những điều cần lưu ý để đảm bảo thành công trong điều trị và hạn chế nguy cơ gây ra biến chứng khác.

Quy trình thực hiện xét nghiệm Rubella đối với thai phụ

Quy trình thực hiện xét nghiệm Rubella đối với thai phụ

Khi có triệu chứng nghi ngờ hoặc tiếp xúc với người nhiễm bệnh, mẹ bầu cần chủ động đi khám và thực hiện xét nghiệm Rubella để bảo vệ sức khỏe cho cả mẹ và con.
Những điều cần biết về xét nghiệm giới tính thai nhi

Những điều cần biết về xét nghiệm giới tính thai nhi

Khi mang thai, ngoài việc chăm sóc sức khỏe, nhiều bậc phụ huynh cũng rất quan tâm đến giới tính của thai nhi. Vậy làm thế nào để xét nghiệm giới tính thai nhi và khi nào có thể thực hiện?
Dấu hiệu và chẩn đoán các loại ung thư cổ tử cung thường gặp

Dấu hiệu và chẩn đoán các loại ung thư cổ tử cung thường gặp

Ung thư cổ tử cung là một trong những loại ung thư nguy hiểm nhất đối với phụ nữ. Việc nâng cao nhận thức về loại ung thư này, những dấu hiệu cảnh báo và quy trình chẩn đoán định kỳ là cực kỳ quan trọng.
Những nguyên nhân gây nhiễm trùng đường tiểu cần lưu ý

Những nguyên nhân gây nhiễm trùng đường tiểu cần lưu ý

Nếu bị nhiễm trùng đường tiểu trong thời gian dài, có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm. Tuy nhiên, nếu phát hiện sớm và điều trị đúng cách, bệnh nhân có thể hoàn toàn chữa khỏi.
Đăng ký trực tuyến