Bệnh đường hô hấp Việc không giữ ấm vào mùa này dễ khiến chúng ta bị cảm lạnh, sổ mũi, đau họng. Hay các bệnh đường hô hấp như viêm phổi, viêm phế quản cấp… Đây là các bệnh thường gặp vào mùa đông xuân.
Bệnh đường hô hấp Việc không giữ ấm vào mùa này dễ khiến chúng ta bị cảm lạnh, sổ mũi, đau họng. Hay các bệnh đường hô hấp như viêm phổi, viêm phế quản cấp… Đây là các bệnh thường gặp vào mùa đông xuân.
Bác sĩ CK1 Nguyễn Hữu Đào đang công tác tại khoa Cao Đẳng Điều Dưỡng Tại Tphcm cho hay mùa đông xuân là thời điểm xảy ra rất nhiều loại bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, bởi thời tiết thay đổi nồm và ẩm, đồng thời là mùa diễn ra nhiều lễ hội, tạo điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn, virus phát triển gây bệnh ở người và bùng phát thành dịch.
Vào trời đông xuân bạn có thể mắc các triệu chứng về đường hô hấp như hắt xì liên tục, ho, sổ mũi,…
Viêm mũi dị ứng
Mùa xuân, có nhiều thành phần dễ gây dị ứng phát tán trong không khí như bụi, phấn hoa, lông thú… Điều này gây ngứa mũi, hắt hơi, chảy nước mũi liên tục, nghẹt mũi. Những người có cơ địa dị ứng cần tránh đến những nơi trồng nhiều hoa. Ngoài triệu chứng viêm mũi dị ứng, còn có thể xuất hiện các triệu chứng khó chịu ở mắt như: ngứa mắt, sưng phù mi mắt, đỏ mắt, ra gỉ mắt.
Có nhiều tác nhân gây ra viêm mũi dị ứng như phấn hoa (pollen), bụi (dust), khói thuốc (smoke), lông động vật (fur),…
Bệnh có tính chất thời vụ và điều trị không phức tạp. Bạn có thể sử dụng các thuốc nhỏ mắt hoặc thuốc uống có thành phần chống dị ứng. Sử dụng nước mắt nhân tạo, nước muối sinh lý để rửa sạch bụi, phấn hoa chui vào mắt.
Lưu ý tránh dụi mắt nhiều vì có thể gây trầy xước giác mạc.
Chàm (eczema)
Triệu chứng
Thời tiết hanh khô dễ khiến da bị mất nước, khô da và phát bệnh. Triệu chứng điển hình của bệnh bao gồm: ngứa, nổi mẩn đỏ, mụn nước.
Ban đầu người bệnh sẽ cảm thấy ngứa ngáy, sau đó xuất hiện các đám đỏ da. Kèm theo đó là các mụn nước nhỏ li ti lấm tấm như đầu đinh ghim nổi lên lờ mờ. Khoảng nửa ngày sau, trên các đám đỏ da nổi lên các nốt mụn nước ở trung tâm. Các nốt mụn có đặc điểm là to dần, không có mủ và càng ngày càng ngứa hơn. Đa phần người bệnh đi khám vì ngứa quá, không chịu được và vì các biến chứng do gãi.
Xem thêm bài viết: Tin Y Tế
Cách xử trí
Triệu chứng bệnh có thể được cải thiện tốt khi sử dụng thuốc bôi và thuốc uống chống dị ứng. Ngoài ra, bôi kem dưỡng ẩm hàng ngày cũng rất cần thiết. Có thể bôi các chất dưỡng ẩm tự nhiên như lô hội (nha đam), mật ong, dầu dừa. Chất dưỡng ẩm vừa có tác dụng chống khô da, vừa làm dịu da giảm ngứa, hạn chế tái phát. Kem dưỡng ẩm phải được sử dụng hàng ngày và dùng lâu dài sau khi triệu chứng đã được cải thiện.
Cũng phải loại trừ và tránh các tác nhân gây dị ứng như: len dạ, phấn hoa, bột giặt, thảm trải sàn, các loại thức ăn hay gây dị ứng. Người bệnh cũng cần hạn chế sử dụng xà phòng. Lưu ý giữ vệ sinh da sạch sẽ, đặc biệt là vùng da bị bệnh. Tránh cọ xát, gãi mạnh vì sẽ làm vùng da bị bội nhiễm tạo nên những tổn thương khó lành và để lại sẹo.
Ngoài ra, thời tiết hanh khô mùa lạnh còn dễ gây ra các tình trạng khô nứt môi, khô mắt,…
Nội dung trên là những chia sẽ về một số bệnh thường gặp vào mùa đông xuân.Trường Cao Đẳng Dược Sài Gòn lưu ý bạn hãy đến các cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn và điều trị nếu có các dấu hiệu bất thường về sức khỏe