Nguyên nhân và cách xử lý hiệu quả nổi mề đay ở trẻ em
Thứ ba, 24/12/2024 | 10:55
Nổi mề đay ở trẻ em khá phổ biến và thường không nguy hiểm, nhưng có thể gây ngứa ngáy, khó chịu. Mề đay có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau, mỗi nguyên nhân cần cách xử lý riêng.
Nổi mề đay ở trẻ em dễ nhận biết qua các nốt mẩn đỏ, hồng, hoặc trắng, nhô cao trên bề mặt da, khiến trẻ ngứa ngáy và không thoải mái. Những nốt mẩn này có thể có hình dạng khác nhau, thường xuất hiện tại một số khu vực trên cơ thể và đôi khi kèm theo hiện tượng phù mạch. Mề đay thường tự khỏi trong vòng vài giờ và không kéo dài quá 24 giờ, không để lại vết tích trên da.
Bác sĩ giảng viên Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn cho biết mề đay ở trẻ em được chia thành 2 loại dựa trên thời gian xuất hiện:
Cấp tính: Mề đay kéo dài dưới 6 tuần.
Mãn tính: Mề đay kéo dài trên 6 tuần.
Nguyên nhân gây nổi mề đay ở trẻ
Mặc dù nguyên nhân chính xác của mề đay vẫn chưa được xác định, nhưng các yếu tố sau có thể liên quan đến tình trạng này:
Thay đổi thời tiết: Trẻ em có làn da nhạy cảm, dễ bị ảnh hưởng bởi các yếu tố môi trường. Thay đổi thời tiết có thể kích thích cơ thể, làm rối loạn nội tiết tố và dẫn đến mề đay.
Côn trùng cắn: Muỗi, kiến, hoặc ong có thể khiến làn da của trẻ bị mẩn ngứa và nổi mề đay. Các loại côn trùng này tiết ra chất độc, gây phản ứng dị ứng ở trẻ. Với những trẻ có làn da nhạy cảm, một vết đốt nhỏ cũng có thể khiến tình trạng mề đay lan rộng.
Dị ứng với yếu tố môi trường, thực phẩm hoặc đồ dùng: Các tác nhân như lông thú, phấn hoa, bụi mịn, hoặc thức ăn như hải sản, sữa bò, lúa mì có thể gây dị ứng, dẫn đến nổi mề đay. Hệ tiêu hóa của trẻ chưa phát triển hoàn thiện cũng dễ khiến bé dị ứng với một số loại thực phẩm. Ngoài ra, các sản phẩm như tã, bỉm, quần áo không phù hợp cũng có thể là nguyên nhân gây mề đay.
Tác dụng phụ của thuốc: Một số loại thuốc như kháng sinh, kháng viêm có thể gây dị ứng và làm xuất hiện mề đay. Mặc dù tình trạng này không quá nguy hiểm, nhưng nếu mề đay lan rộng hoặc đi kèm với phù mạch và sốt, ba mẹ cần đưa con đến bác sĩ.
Ngoài ra, mề đay có thể do:
Ma sát khi mặc quần áo quá chật.
Căng thẳng.
Thay đổi nhiệt độ (quá nóng hoặc quá lạnh).
Đổ mồ hôi nhiều.
Dấu hiệu nhận biết trẻ bị nổi mề đay
Dễ nhận biết nhất khi trẻ bị mề đay là các nốt mẩn ngứa, sưng đỏ hoặc trắng trên da. Chúng thường có hình dạng giống vết muỗi đốt, xuất hiện ở nhiều vị trí trên cơ thể. Các dấu hiệu đi kèm có thể bao gồm:
Ngứa ngáy.
Các nốt phát ban tự biến mất trong vòng vài giờ.
Mề đay có thể tái phát sau khi đợt trước biến mất.
Nốt mẩn có thể lan rộng thành vết sưng lớn.
Trong một số trường hợp, mề đay có thể kéo dài nhiều tuần hoặc thậm chí vài tháng. Những triệu chứng cần đặc biệt lưu ý là:
Phù nề (sưng mặt, môi, lưỡi).
Khó thở, suy hô hấp.
Tổn thương da như vết loét hoặc mày đay kéo dài trên 48 giờ.
Các triệu chứng toàn thân như sốt, hạch to, vàng da, hoặc thay đổi ý thức.
Các biện pháp khắc phục tình trạng mề đay
Ba mẹ có thể áp dụng một số cách để giúp trẻ giảm triệu chứng mề đay:
Chườm lạnh: Dùng khăn mềm bọc đá lạnh chườm lên vùng da bị mề đay trong khoảng 10 phút, sau đó di chuyển túi chườm sang các vùng khác. Lưu ý kiểm tra nhiệt độ để tránh làm bỏng lạnh.
Mặc đồ thoải mái: Cho trẻ mặc áo quần thoáng mát, chất liệu mềm mại để tránh cọ sát vào da.
Vệ sinh cơ thể: Dùng nước ấm để tắm cho trẻ và tránh sử dụng xà phòng hoặc mỹ phẩm không rõ nguồn gốc.
Nha đam: Nha đam có thể làm dịu các nốt mẩn đỏ, nhưng cần kiểm tra xem trẻ có dị ứng với nha đam hay không trước khi sử dụng.
Những điều cần lưu ý khi trẻ bị nổi mề đay
Bác sĩ giảng viên Cao đẳng Y đa khoa khuyến cáo ba mẹ cần chú ý một số điều để bảo vệ sức khỏe của trẻ:
Giữ không gian sống của bé sạch sẽ, thoáng khí và loại bỏ các yếu tố gây kích ứng.
Hạn chế cho trẻ tiếp xúc với cây cối hoặc khu vực nhiều bụi.
Nếu mề đay xuất hiện sau khi trẻ uống thuốc, ngừng sử dụng thuốc và tham khảo ý kiến bác sĩ.
Đảm bảo trẻ bổ sung đầy đủ vitamin và dưỡng chất để tăng cường hệ miễn dịch.
Hạn chế thực phẩm dễ gây dị ứng và cho trẻ uống đủ nước để thanh lọc cơ thể.
Nếu tình trạng không cải thiện hoặc có triệu chứng khác, đưa trẻ đến cơ sở y tế để được thăm khám.
Việc chăm sóc đúng cách sẽ giúp tình trạng nổi mề đay ở trẻ cải thiện nhanh chóng. Tuy nhiên, khi có dấu hiệu bất thường, ba mẹ nên đưa con đến bác sĩ để xử lý kịp thời.
Nổi mề đay ở trẻ em khá phổ biến và thường không nguy hiểm, nhưng có thể gây ngứa ngáy, khó chịu. Mề đay có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau, mỗi nguyên nhân cần cách xử lý riêng.
Bệnh tay chân miệng (TCM) là bệnh phổ biến ở trẻ em, thường xảy ra vào mùa hè. Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh có thể gây biến chứng nghiêm trọng, thậm chí tử vong.
Ung thư tuyến giáp ảnh hưởng đến tuyến giáp, có thể gây khối u ở cổ, khàn giọng hoặc mệt mỏi. Nguyên nhân có thể do di truyền, phóng xạ hoặc yếu tố tuổi tác. Phát hiện sớm giúp điều trị hiệu quả hơn.
U não ở trẻ em có thể là lành tính hoặc ác tính. Nếu không điều trị kịp thời, có thể gây biến chứng nghiêm trọng, ảnh hưởng đến sự phát triển và chất lượng cuộc sống. Vì vậy, phát hiện và điều trị sớm là rất quan trọng.