Bác sĩ lưu ý những nguy hiểm do bệnh cao huyết áp gây ra

Thứ hai, 11/03/2024 | 15:56

Cao huyết áp được xem là bệnh lý tim mạch cực kì nguy hiểm được xem như “kẻ giết người thầm lặng” vì toàn bộ sự tiến triển của bệnh thường diễn ra trong âm thầm không có triệu chứng.

SurdEfijo-amh (1)

Hiểu rõ cao huyết áp là gì

Cao huyết áp là một bệnh khi áp lực của máu tác động lên thành động mạch tăng cao. Huyết áp tăng gây ra nhiều áp lực cho tim và nó cũng là nguyên nhân gây ra cac biến chứng tim mạch nghiêm trọng như: Tai biến mạch máu não, suy tim, bệnh tim mạch vành, nhồi máu cơ tim,...

Một số loại cao huyết áp chủ yếu, bao gồm:

Cao huyết áp vô căn: không có nguyên nhân cụ thể, chiếm đến 90% các trường hợp;

Cao tăng huyết áp tâm thu đơn độc: Khi chỉ có huyết áp tâm thu tăng trong khi huyết áp tâm trương bình thường

Xem thêm: Y sĩ hướng dẫn cách tự theo dõi chỉ số huyết áp tại nhà

Bệnh cao huyết áp gây nguy hiểm ra sao với người bệnh?

Huyết áp cao có thể gây hại cho sức khỏe của bạn theo nhiều cách khác nhau. Chúng có thể gây tổn thương đến các cơ quan quan trọng trong cơ thể như tim, não, mắt, thận và động mạch. Huyết áp của bạn càng tăng và không kiểm soát được càng lâu thì mức độ tổn thương càng lớn dần, và có thể gây tử vong.

Dưới đây là một số biến chứng người bệnh cao huyết áp có thể gặp phải mà bạn cần quan tâm:

Sau đây là tổng hợp các biến chứng nguy hiểm do tăng huyết áp gây ra do chuyên gia sức khỏe y tế Trường Cao Đẳng Y Dược Tại Tphcm đưa ra mà bạn cần phải hết sức chú ý và nên biết để điều trị và chăm sóc sức khỏe cho bản thân và cộng đồng:

Tổn thương tại thận: Đái ra protein, suy thận…

Tổn thương tại mắt: Hẹp động mạch võng mạc mắt, xuất huyết võng mạc, xuất tiết, phù gai thị,..

Tổn thương tim: Nhồi máu cơ tim, bệnh động mạch vành, đau thắt ngực, suy tim…

Tổn thương não: Tai biến mạch máu não (xuất huyết não và nhũn não), bệnh não do tăng huyết áp,…

Tổn thương mạch máu: Xơ vữa động mạch, phình tách mạch, viêm tắc động mạch,…

Như vậy, có thể thấy rằng cao huyết áp là một bệnh lý vô cùng nguy hiểm đối với sức khỏe của người bệnh. Vì vậy, bạn không nên chủ quan, lơ là mà cần chú ý hơn đến huyết áp của mình để phát hiện bệnh sớm cũng như có các biện pháp điều trị kịp thời và phù hợp nhất.

Đo huyết áp thường xuyên để phát hiện bệnh cao huyết áp

Bệnh cao huyết áp thường không có dấu hiệu nhận biết rõ ràng. Do đó, cách duy nhất để bạn biết mình có bị cao huyết áp hay không là dựa vào phép đo huyết áp. Bạn có thể đến các cơ sở y tế để được tiến hành đo huyết áp và chẩn đoán xác định bệnh cao huyết áp.

skype_picture_2024_02_04t03_24_37_791z-102510

Theo Bác sĩ CK Phan Nam giảng viên khoa Cao Đẳng Y Sĩ Đa Khoa – Cao Đẳng Y Dược tại tpcm , bạn sẽ được chẩn đoán mắc bệnh cao huyết áp khi chỉ số trung bình qua ít nhất hai lần đo của huyết áp tâm thu (huyết áp tối đa) từ 140 mmHg trở lên và/hoặc chỉ số trung bình của huyết áp tâm trương (huyết áp tối thiểu) từ 90 mmHg trở lên, trong ít nhất hai lần thăm khám.

Các xét nghiệm đi kèm

Xét nghiệm nước tiểu.

Kiểm tra cholesterol và một số xét nghiệm máu khác.

Điện tâm đồ.

Siêu âm tim hoặc thận.

Quy trình thực hiện xét nghiệm Rubella đối với thai phụ

Quy trình thực hiện xét nghiệm Rubella đối với thai phụ

Khi có triệu chứng nghi ngờ hoặc tiếp xúc với người nhiễm bệnh, mẹ bầu cần chủ động đi khám và thực hiện xét nghiệm Rubella để bảo vệ sức khỏe cho cả mẹ và con.
Những điều cần biết về xét nghiệm giới tính thai nhi

Những điều cần biết về xét nghiệm giới tính thai nhi

Khi mang thai, ngoài việc chăm sóc sức khỏe, nhiều bậc phụ huynh cũng rất quan tâm đến giới tính của thai nhi. Vậy làm thế nào để xét nghiệm giới tính thai nhi và khi nào có thể thực hiện?
Dấu hiệu và chẩn đoán các loại ung thư cổ tử cung thường gặp

Dấu hiệu và chẩn đoán các loại ung thư cổ tử cung thường gặp

Ung thư cổ tử cung là một trong những loại ung thư nguy hiểm nhất đối với phụ nữ. Việc nâng cao nhận thức về loại ung thư này, những dấu hiệu cảnh báo và quy trình chẩn đoán định kỳ là cực kỳ quan trọng.
Những nguyên nhân gây nhiễm trùng đường tiểu cần lưu ý

Những nguyên nhân gây nhiễm trùng đường tiểu cần lưu ý

Nếu bị nhiễm trùng đường tiểu trong thời gian dài, có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm. Tuy nhiên, nếu phát hiện sớm và điều trị đúng cách, bệnh nhân có thể hoàn toàn chữa khỏi.
Đăng ký trực tuyến