Bệnh lý liên quan đến huyết áp tâm thu và phương pháp điều trị

Thứ hai, 10/06/2024 | 10:06

Huyết áp tâm thu là một trong hai chỉ số quan trọng để đánh giá huyết áp của một người. Khi chỉ số này bất thường, thường có thể gợi ý về sự tồn tại của các vấn đề sức khỏe đối với người bệnh.

benh-ly-lien-quan-den-huyet-ap-tam-thu-va-phuong-phap-dieu-tri
Huyết áp tâm thu phản ánh sức mạnh co bóp của tim

Dưới đây là một số bệnh lý liên quan đến huyết áp tâm thu và gợi ý về cách điều trị và duy trì huyết áp ổn định để bảo vệ sức khỏe được bác sĩ giảng viên Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn chia sẻ!

Huyết áp tâm thu bình thường là bao nhiêu?

Huyết áp, là áp lực mà máu tác động lên thành động mạch khi tuần hoàn trong cơ thể. Hai chỉ số quan trọng của huyết áp là huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương. Huyết áp tâm thu phản ánh sức mạnh co bóp của tim, khả năng đẩy máu đến các cơ quan. Khi tim co bóp mạnh hơn, huyết áp tâm thu cũng tăng lên. Được coi là bình thường khi huyết áp tâm thu là ≧140mmHg hoặc/và huyết áp tâm trương là ≧ 90mmHg. Các nguyên nhân gây tăng huyết áp tâm thu có thể là:

  • Cường giáp.
  • Đái tháo đường.
  • Béo phì.
  • Bệnh lý van tim.
  • Thói quen ăn uống giàu muối và không lành mạnh.
  • Thiếu vận động, thói quen hút thuốc lá và uống rượu bia.

Các vấn đề liên quan đến huyết áp tâm thu

Tăng huyết áp tâm thu: Tình trạng này thường xảy ra ở nhóm tuổi từ 50 trở lên, thường chỉ ảnh hưởng đến huyết áp tâm thu mà không ảnh hưởng đến huyết áp tâm trương. Mặc dù không gây ra triệu chứng rõ ràng, nhưng nếu không can thiệp kịp thời, nó có thể dẫn đến biến chứng nghiêm trọng như nhồi máu não, suy tim hoặc tử vong.

Rối loạn huyết áp tâm thu: Khi huyết áp tâm thu bất thường, lưu lượng máu cung cấp đến các cơ quan trong cơ thể cũng sẽ không ổn định. Các biểu hiện của rối loạn này bao gồm mệt mỏi, đau đầu, tim đập nhanh, hoa mắt và thậm chí là chảy máu não.

Xem thêm: Trẻ bị chảy máu cam và cách xử trí an toàn

cao-dang-y-si-da-khoa-105
Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn tuyển sinh năm 2024

Điều trị và duy trì huyết áp ổn định

Đối với những người mắc các vấn đề liên quan đến huyết áp, việc điều trị và duy trì huyết áp ổn định là rất quan trọng để bảo vệ sức khỏe và ngăn ngừa biến chứng. Dưới đây là một số biện pháp điều trị và cách duy trì huyết áp ổn định:

  • Sử dụng thuốc đúng cách: Tuân thủ đúng liều lượng và lịch trình sử dụng thuốc được chỉ định bởi bác sĩ. Không ngừng sử dụng thuốc mà không có sự hướng dẫn của bác sĩ, ngay cả khi cảm thấy tình trạng sức khỏe đã cải thiện.
  • Thực hiện thay đổi lối sống lành mạnh: Tăng cường hoạt động thể chất hằng ngày, như tập thể dục đều đặn ít nhất 30 phút mỗi ngày. Tuân thủ chế độ ăn uống giàu rau củ, hạt, ngũ cốc nguyên hạt, và giảm tiêu thụ đồ ăn chứa nhiều chất béo, đường và muối. Hạn chế hoặc tránh thức uống có cồn và thuốc lá.
  • Kiểm soát cân nặng: Giảm cân nếu cần thiết để đạt được cân nặng lý tưởng, vì cân nặng càng nặng thì huyết áp càng cao.
  • Quản lý căng thẳng và stress: Học các kỹ thuật giảm căng thẳng như thiền, yoga, hoặc hít thở sâu để giúp giảm stress và huyết áp.
  • Thực hiện theo dõi định kỳ: Theo dõi huyết áp tại nhà bằng máy đo huyết áp, và ghi lại kết quả để chia sẻ với bác sĩ trong các buổi kiểm tra định kỳ. Tham khảo ý kiến của bác sĩ về tần suất kiểm tra huyết áp tại phòng khám.
  • Hỗ trợ tâm lý và hỗ trợ tư vấn: Tìm kiếm sự hỗ trợ từ gia đình, bạn bè, hoặc nhóm hỗ trợ để giảm bớt cảm giác cô đơn và áp lực. Nếu cần, tìm kiếm sự hỗ trợ tư vấn tâm lý từ chuyên gia để giúp quản lý stress và tăng cường tinh thần.

Theo chuyên gia ngành y đa khoa bằng cách kết hợp các biện pháp điều trị và thay đổi lối sống lành mạnh, người bệnh có thể kiểm soát và duy trì huyết áp ổn định, từ đó giảm nguy cơ mắc các biến chứng liên quan đến huyết áp và cải thiện chất lượng cuộc sống.

Những nguy cơ khi lạm dụng thuốc chống buồn ngủ

Những nguy cơ khi lạm dụng thuốc chống buồn ngủ

Thuốc chống buồn ngủ hiện đang trở nên phổ biến, dễ dàng mua mà không cần đơn thuốc. Việc lạm dụng loại thuốc chống buồn ngủ có ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe
Triệu chứng phổ biến của bệnh zona thần kinh

Triệu chứng phổ biến của bệnh zona thần kinh

Bệnh zona có thể có nguy cơ gặp biến chứng cao ở những người cao tuổi và những người có sức khỏe yếu. Triệu chứng chính của zona là sự xuất hiện của các mảng ban đỏ và mụn nước trên một số vùng cơ thể.
Những điều bạn cần biết về bệnh cảm cúm giao mùa

Những điều bạn cần biết về bệnh cảm cúm giao mùa

Thời tiết chuyển giao giữa các mùa khiến chúng ta rất dễ mắc các bệnh về đường hô hấp, trong đó có cảm cúm giao mùa. Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh có thể tiến triển nghiêm trọng và ảnh hưởng đến phổi và tim mạch.
Một số bệnh thường gặp khi thời tiết giao mùa và cách phòng tránh

Một số bệnh thường gặp khi thời tiết giao mùa và cách phòng tránh

Thời tiết chuyển giao từ thu sang đông thường có sự chênh lệch nhiệt độ lớn giữa ngày và đêm, cùng với những cơn gió lạnh, làm cho cơ thể khó có thể thích nghi.
Đăng ký trực tuyến