Các biến chứng nguy hiểm và biện pháp phòng ngừa bệnh sởi

Thứ bảy, 18/01/2025 | 10:18

Bệnh sởi là một bệnh lý có khả năng lây lan nhanh qua đường hô hấp, dễ dàng bùng phát thành dịch trong cộng đồng. Trong thời gian gần đây, tại nhiều khu vực ở nước ta đã xuất hiện dấu hiệu bùng phát dịch sởi.

Các biến chứng nguy hiểm và biện pháp phòng ngừa bệnh sởi
Sởi là bệnh truyền nhiễm do virus sởi gây ra

Bài viết này bác sĩ giảng viên Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn sẽ cung cấp thông tin về các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra và cách phòng ngừa bệnh sởi, giúp mỗi người có thể bảo vệ bản thân khỏi căn bệnh này.

Tổng quan về bệnh sởi

Sởi là bệnh truyền nhiễm do virus sởi gây ra, chủ yếu lây qua đường hô hấp, thường bùng phát vào mùa đông xuân và ảnh hưởng chủ yếu đến trẻ em dưới 5 tuổi. Mặc dù người lớn cũng có thể mắc bệnh, tỷ lệ mắc bệnh ở đối tượng này thấp hơn so với trẻ em.

Bệnh sởi có triệu chứng điển hình bắt đầu với sốt cao, viêm đường hô hấp, viêm kết mạc. Sau khoảng 2 ngày, người bệnh có thể xuất hiện các hạt Koplik ở niêm mạc trong miệng, đây là dấu hiệu đặc trưng giúp chẩn đoán bệnh sởi sớm. Các nốt ban sởi xuất hiện lần lượt từ sau tai, gáy, sau đó lan dần ra trán, má, cổ và thân mình. Các nốt ban sẽ biến mất theo trình tự ngược lại, khi bắt đầu xuất hiện ở hai chi dưới.

Các biến chứng nguy hiểm có thể gặp phải khi mắc bệnh sởi

Biến chứng ở đường hô hấp:

  • Viêm phổi: Đây là biến chứng phổ biến và nguy hiểm nhất, đặc biệt đối với trẻ nhỏ và người già. Viêm phổi do virus sởi hoặc do bội nhiễm vi khuẩn có thể gây sốt cao, khó thở, đau ngực và có thể dẫn đến tử vong nếu không được điều trị kịp thời.
  • Viêm phế quản - phổi: Biến chứng này xảy ra khi có sự bội nhiễm vi khuẩn, gây sốt cao, khó thở, và các dấu hiệu tổn thương phổi trên phim X-quang. Biến chứng này có thể dẫn đến suy hô hấp và tử vong, đặc biệt ở trẻ nhỏ.
  • Viêm thanh quản: Thường gặp ở trẻ nhỏ, có thể gây khó thở do co thắt thanh quản hoặc bội nhiễm vi khuẩn, gây sốt cao, khó thở, khàn tiếng, và ho có tiếng "ông ổng".
  • Viêm tai giữa: Thường xảy ra ở trẻ em, có thể khiến trẻ bị sốt tiếp tục sau khi ban sởi lặn hoặc tái phát sốt sau khi ban đã bay.

Biến chứng thần kinh:

  • Viêm não - màng não - tủy cấp: Biến chứng này có thể gây tử vong và để lại di chứng nặng nề, thường gặp ở trẻ trong độ tuổi đi học. Các triệu chứng bao gồm sốt cao, mê sảng, co giật, lú lẫn, liệt, hoặc rối loạn phản xạ.
  • Viêm màng não: Có thể xảy ra do bội nhiễm sau viêm tai, gây viêm màng não mủ hoặc thanh dịch.
  • Viêm não chất trắng bán cấp: Mặc dù hiếm gặp, biến chứng này có thể để lại di chứng nặng, tiến triển từ vài tháng đến một năm sau khi mắc sởi, gây co cứng cơ, mất não và tử vong.
  • Các biến chứng thần kinh khác như viêm thị thần kinh, viêm tiểu não, và áp xe não do nhiễm khuẩn cũng có thể xảy ra.

Biến chứng đường tiêu hóa:

  • Viêm niêm mạc miệng: Thường xảy ra trong giai đoạn đầu của bệnh và có thể tự khỏi cùng với ban sởi. Tuy nhiên, nếu bội nhiễm xuất hiện, có thể gây loét miệng và sốt.
  • Viêm dạ dày ruột và tiêu chảy: Đây là biến chứng phổ biến ở trẻ em, đặc biệt là khi ban sởi bắt đầu lặn. Tiêu chảy kéo dài có thể gây mất nước, dẫn đến suy thận và tử vong nếu không được bù nước kịp thời.

Các biến chứng hiếm gặp khác:

  • Viêm cơ tim, viêm đài bể thận, xuất huyết giảm tiểu cầu, và các biến chứng về mắt như viêm loét giác mạc cũng có thể xảy ra.
  • Suy giảm miễn dịch: Virus sởi có thể làm suy yếu hệ miễn dịch của cơ thể, khiến người bệnh dễ mắc các bệnh nhiễm trùng khác sau khi khỏi bệnh sởi.

Xem thêm: Nhận biết và xử trí xuất huyết dưới da do sốt xuất huyết hiệu quả

IMG_2237
Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn tuyển sinh năm 2025

Phương pháp phòng ngừa bệnh sởi

Theo Dược sĩ Cao đẳng Dược, tiêm vắc xin sởi là biện pháp phòng ngừa hiệu quả nhất. Vắc xin sởi đã được đưa vào chương trình Tiêm chủng mở rộng của Bộ Y tế, lịch tiêm cụ thể như sau:

  • Mũi tiêm đầu tiên cho trẻ lúc 9 tháng tuổi.
  • Mũi tiêm thứ hai cho trẻ lúc 18 tháng tuổi.

Cách ly người mắc bệnh: Người mắc bệnh sởi cần được cách ly để tránh lây lan cho người khác và ngừng dịch bùng phát. Thời gian cách ly thường kéo dài từ khi bắt đầu có triệu chứng cho đến ít nhất 4 ngày sau khi ban sởi xuất hiện.

Hiểu rõ về các biến chứng và phương pháp phòng ngừa bệnh sởi sẽ giúp mỗi người có ý thức bảo vệ sức khỏe bản thân và cộng đồng. Khi thực hiện đầy đủ các biện pháp phòng ngừa, bạn sẽ giảm thiểu được nguy cơ mắc bệnh và bảo vệ được sức khỏe của mình trước nguy cơ bùng phát dịch sởi.

Dấu hiệu thoát vị đĩa đệm thắt lưng bạn tuyệt đối không nên bỏ qua

Dấu hiệu thoát vị đĩa đệm thắt lưng bạn tuyệt đối không nên bỏ qua

Thoát vị đĩa đệm thắt lưng là bệnh lý phổ biến về thần kinh - cơ xương khớp, nhưng nhiều người vẫn chủ quan, chỉ đi khám khi cơn đau trở nên nghiêm trọng và ảnh hưởng đến vận động.
Hướng dẫn chăm sóc và phòng ngừa viêm phế quản an toàn tại nhà

Hướng dẫn chăm sóc và phòng ngừa viêm phế quản an toàn tại nhà

Viêm phế quản là bệnh hô hấp phổ biến, nhất là thời điểm giao mùa. Các triệu chứng như ho kéo dài, đau họng, khó thở không chỉ gây khó chịu mà còn dễ dẫn đến biến chứng nếu không điều trị kịp thời.
Những dấu hiệu mất nước ở người lớn không nên chủ quan

Những dấu hiệu mất nước ở người lớn không nên chủ quan

Mất nước ở người lớn xảy ra khi lượng nước đưa vào ít hơn lượng mất đi, gây rối loạn cân bằng nước – điện giải. Nếu không phát hiện và xử lý kịp thời, có thể dẫn đến biến chứng nghiêm trọng, thậm chí đe dọa tính mạng
Các giai đoạn phát triển của thai nhi và những điều mẹ bầu cần lưu ý

Các giai đoạn phát triển của thai nhi và những điều mẹ bầu cần lưu ý

Thai kỳ gồm ba giai đoạn chính, mỗi giai đoạn đánh dấu bước phát triển quan trọng của thai nhi. Nắm rõ các mốc này giúp mẹ bầu theo dõi thai kỳ hiệu quả và chuẩn bị tốt cho hành trình làm mẹ
Đăng ký trực tuyến