Cách nhận biết và xử lý tình trạng chảy máu trong

Thứ tư, 11/12/2024 | 15:52

Chảy máu trong khó phát hiện vì không thể nhìn thấy trực tiếp, dẫn đến việc phát hiện muộn và ảnh hưởng đến kết quả điều trị, có thể gây biến chứng nghiêm trọng. Vậy làm thế nào để nhận diện tình trạng này?

chảy máu trong
Chảy máu trong hay nội xuất huyết là hiện tượng máu chảy trong cơ thể

Chảy máu trong là gì?

Chảy máu trong hay nội xuất huyết là hiện tượng máu chảy trong cơ thể, mà không thể quan sát thấy trực tiếp, xảy ra khi mạch máu bị tổn thương. Nếu tình trạng nhẹ, máu có thể chảy từ các mạch nhỏ dưới da, tạo thành đốm hoặc vết bầm trên bề mặt da. Nhưng nếu tình trạng nghiêm trọng, máu có thể tràn ra ngoài thành mạch và lây lan sang các cơ quan khác, gây nguy hiểm đến tính mạng.

Chảy máu trong có thể do nhiều nguyên nhân. Trong các vết thương nhỏ, cơ thể có khả năng tạo ra cục máu đông từ protein và tế bào hồng cầu để ngừng chảy máu. Tuy nhiên, với vết thương lớn, quá trình đông máu tự nhiên không thể ngừng chảy máu, dẫn đến máu tràn ra ngoài mạch. Bác sĩ giảng viên Trường Cao đẳng Dược Sài cho biết các nguyên nhân khác có thể gây chảy máu trong bao gồm:

  • Bệnh ung thư.
  • Thói quen sử dụng thuốc lá, ma túy, rượu.
  • Tiểu đường.
  • Mất nước kéo dài.
  • Bệnh lý về gan, thận.
  • Biến chứng do đột quỵ, cơn đau tim.
  • Rối loạn đông máu di truyền.
  • Tăng huyết áp mạn tính.
  • Sử dụng thuốc chống đông máu, kháng sinh, thuốc chống trầm cảm, thuốc Corticosteroid.
  • Các bệnh lý về đường ruột, huyết khối.

Ngoài ra, các nguyên nhân đột ngột như động mạch phình, thai ngoài tử cung, biến chứng phẫu thuật, gãy xương... cũng có thể dẫn đến chảy máu trong.

Triệu chứng của tình trạng chảy máu trong

Vì không dễ nhận biết như chảy máu ngoài, tình trạng chảy máu trong thường gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Tuy nhiên, nếu chú ý đến các dấu hiệu cơ thể, bạn có thể nhận biết được tình trạng này. Tùy thuộc vào nguyên nhân và mức độ chảy máu, các triệu chứng có thể khác nhau, nhưng những triệu chứng phổ biến bao gồm:

  • Đau ngực.
  • Đau đầu, cảm giác nặng đầu.
  • Đau cơ, khớp.
  • Cảm giác yếu ớt, mệt mỏi.
  • Khó thở.
  • Nước tiểu lẫn máu.
  • Mất cân bằng, chóng mặt.
  • Huyết áp thấp.
  • Phân lỏng, phân màu nâu hoặc đen.
  • Nôn ra máu, ho ra máu.
  • Xuất hiện bầm tím, xuất huyết dưới da.
  • Lú lẫn, suy giảm trí nhớ.
  • Suy giảm thị lực.

Trong trường hợp chảy máu trong nghiêm trọng, các triệu chứng có thể trở nên nặng hơn, bao gồm co giật, hôn mê, nôn ra máu, nhịp tim nhanh, máu chảy ra mắt, mũi, tai... Nếu không được xử lý kịp thời, tình trạng này có thể đe dọa tính mạng.

Biến chứng nguy hiểm của tình trạng chảy máu trong

Trong điều kiện bình thường, huyết áp và lượng máu trong cơ thể duy trì mức ổn định, cung cấp oxy cho các mô và duy trì sự sống. Chảy máu trong có thể làm giảm lưu lượng máu, dẫn đến thiếu oxy cho các mô. Cơ thể sẽ tự điều chỉnh, tăng huyết áp và nhịp tim để bù đắp, nhưng nếu mất quá nhiều máu, các mô sẽ dần chết vì thiếu oxy.

Mất máu nghiêm trọng có thể dẫn đến sốc xuất huyết, khi cơ thể mất hơn 1/4 lượng máu. Điều này có thể gây tử vong vì tim không thể bơm máu đến các cơ quan trong cơ thể. Nếu không được cấp cứu kịp thời, người bệnh có thể gặp phải suy nội tạng, hôn mê, co giật, hoặc máu sẽ chảy ra ngoài, đe dọa trực tiếp đến tính mạng.

Xem thêm: Nguyên nhân và phương pháp điều trị suy tim độ 4

IMG_2237
Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn tuyển sinh năm 2024

Hướng chẩn đoán và điều trị chảy máu trong

Để chẩn đoán chảy máu trong, bác sĩ sẽ khai thác triệu chứng, tiền sử bệnh lý và kiểm tra lâm sàng. Tuy nhiên, để xác định chính xác tình trạng, bệnh nhân có thể phải thực hiện một số xét nghiệm cận lâm sàng như:

  • Chụp CT hoặc MRI: Giúp đánh giá mức độ nghiêm trọng của tình trạng.
  • Xét nghiệm máu và nước tiểu: Để xác định sự xuất hiện của máu trong cơ thể.
  • Chụp động mạch: Để xác định nguồn gốc xuất huyết và tình trạng của mạch máu.
  • Chụp X-quang hoặc đo điện tâm đồ ECG: Để kiểm tra mức độ tổn thương và lưu lượng máu.
  • Nội soi tiêu hóa: Giúp phát hiện các vết xuất huyết trong hệ tiêu hóa.

Mục tiêu điều trị là tìm nguyên nhân gây chảy máu và ngừng chảy máu, đồng thời ngăn ngừa các biến chứng. Phác đồ điều trị tùy thuộc vào tình trạng của người bệnh, mức độ nghiêm trọng và các cơ quan bị ảnh hưởng. Cụ thể:

  • Chảy máu nhẹ: Bệnh nhân thường được chỉ định nghỉ ngơi và bù nước. Nếu cục máu đông hình thành, tình trạng chảy máu sẽ cải thiện và cơ thể sẽ tự hấp thụ lại máu.
  • Chảy máu vừa đến nặng: Bệnh nhân có thể cần tiêm Vitamin K, truyền máu hoặc chất điện giải. Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật để tái tạo mạch máu hoặc loại bỏ cục máu đông.

Bác sĩ giảng viên Cao đẳng Y đa khoa cho biết chảy máu trong có thể là do chấn thương hoặc biến chứng của bệnh lý. Khi phát hiện cơ thể có triệu chứng bất thường, bạn nên đến bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị kịp thời, tránh các biến chứng nguy hiểm.

Thiếu máu não thoáng qua và dấu hiệu cảnh báo đột quỵ không thể bỏ qua

Thiếu máu não thoáng qua và dấu hiệu cảnh báo đột quỵ không thể bỏ qua

Thiếu máu não thoáng qua (TIA) không gây tổn thương ngay, nhưng có thể là dấu hiệu cảnh báo đột quỵ trong tương lai. Do đó, bạn cần theo dõi triệu chứng và thăm khám kịp thời để ngăn ngừa biến chứng.
Khám phá các bệnh phổi thường gặp và phương pháp chẩn đoán hiệu quả

Khám phá các bệnh phổi thường gặp và phương pháp chẩn đoán hiệu quả

Các bệnh về phổi ngày càng phổ biến và ảnh hưởng lớn đến sức khỏe, đặc biệt do tác động từ môi trường sống. Việc phát hiện sớm và chẩn đoán chính xác là cần thiết để điều trị kịp thời.
Hướng dẫn các biện pháo xử lý khi trẻ bị sốc phản vệ

Hướng dẫn các biện pháo xử lý khi trẻ bị sốc phản vệ

Sốc phản vệ là phản ứng dị ứng nghiêm trọng, diễn ra nhanh chóng và có thể đe dọa tính mạng nếu không được xử lý kịp thời. Việc can thiệp ngay là cần thiết để ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm và bảo vệ sức khỏe.
Nguyên nhân và phương pháp chẩn đoán điều trị bệnh giãn phế quản

Nguyên nhân và phương pháp chẩn đoán điều trị bệnh giãn phế quản

Giãn phế quản là bệnh lý đường hô hấp phổ biến, có thể gặp ở mọi lứa tuổi và gây nhiều biến chứng nguy hiểm. Hiện chưa có phương pháp điều trị dứt điểm, vì vậy việc hiểu rõ bệnh và phòng ngừa là rất quan trọng.
Đăng ký trực tuyến